Mô hình thủy sản kết hợp rừng (tô m rừng ngập mặn cá cua)

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 128 - 129)

II. Thành phần cơ giớ

3.4.6.Mô hình thủy sản kết hợp rừng (tô m rừng ngập mặn cá cua)

Địa điểm: vùng khai thác tích cực thuộc Cồn Ngạn

Chủ hộ: Phạm Văn Phú

Loại đất: Đất mặn sú vẹt đước glây nông Diện tích: 14,0 ha

Đặc điểm mô hình nước chảy và thoát qua vùng đệm xen kẽ

Chế độ ngập triều: lấy nước khi thủy triều lên và xả một phần khi thủy triều rút. Phân hạng thích hợp: S1;

Tính bền vững: Cao

Hình 3.36: Cảnh quan mô hình 6: Tôm- rừng ngập mặn- cá-cua

Giải pháp kỹ thuật được áp dụng: Đầm nuôi được đắp bờ bao cao 1,2 m, chia thành 4 ô và có hệ thống cống lấy và thoát nước riêng biệt cao 0,8m, thông với hệ thống kênh mương cấp thoát toàn vùng. Trồng tăng diện tích rừng trong đầm từ 55% lên 75% với cây giống ngập mặn là Bần, Đâng, Mắm.

- Lịch thời vụ: Tôm nuôi từ tháng 3 đến tháng 7; cua, cá từ tháng 8 đến tháng 2 năm sau. Ương tôm giống trong ao nuôi khoảng 15 ngày và cho ăn thức ăn công nghiệp, sau đó thả ra đầm nuôi đã được xử lý (nạo vét và phơi nắng đầm trong 5 -10 ngày), quá trình nuôi cho ăn thêm con ron, rắc đã nghiền vụn trộn cùng rất ít

117

thức ăn công nghiệp (trung bình 73 kg/vụ) và chỉ sử dụng thuốc khi tôm bị bệnh đốm trắng, thuốc trộn cùng thức ăn (khoảng 3 lần/vụ); Cua và cá chỉ thả giống không cho ăn thêm thức ăn và không thuốc trị bệnh.

Theo dõi mô hình qua 4 năm đã tính được tổng chi phí trung bình /năm của mô hình 502,6 triệu/năm gồm (chi phí giống tôm, cua, cá, thức ăn, thuốc trừ bệnh, cải tạo đầm, thuê nhân công), tổng giá trị sản xuất trung bình 1.249,67 triệu đồng/năm trong đó rừng chỉ tính giá trị trực tiếp từ thu hoạch gỗ, củi không tính giá trị gián tiếp; giá trị gia tăng trung bình 747,06 triệu đồng/năm, hiệu quả đầu tư trung bình là 2,48 lần.

Nhờ có diện tích rừng (hệ đệm) trong đầm nuôi cùng với bờ bao và cống đảm bảo nước được luân chuyển hàng ngày theo thủy triều nên nhìn chung chất lượng nước và bùn đáy có tính ổn định cao qua 4 năm theo dõi: Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong bùn đáy ở mức trung bình đến giàu và có xu hướng tăng nhẹ, hàm lượng tổng số muối tan và pH giữ ổn định, hàm lượng DO có xu hướng tăng, hàm lượng BOD5; PO43-, NH4+ có chiều hướng giảm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 128 - 129)