Đối chiếu b Kiểm tra thực địa

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 52 - 56)

b. Kiểm tra thực địa

Tính chất và chất lượng đất

đai

Phân loại khả năng thích hợp đất đai theo điều kiện tự nhiên

TRÌNH BÀY KẾT QUẢ

Cải tạo đất

41

2.2.7. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thống kê, dữ liệu bản đồ được xử lý bằng phần mềm Excel; Access;

GIS. Xử lý các phiếu điều tra nông hộ được thực hiện bằng phần mềm Grafstat 4.

2.2.8. Phương pháp xây dựng bản đồ

Các bản đồ chuyên đề, bản đồ đơn vị đất đai, bản đồ phân hạng mức độ thích hợp của đất đối với các loại hình sử dụng, bản đồ đề xuất sử dụng đất bền vững được xây dựng trên nền bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10.000, hệ tọa độ VN2000 sử dụng các phần mềm Mapinfo, ArcGIS.

42

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội liên quan đến sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy Ba Lạt, huyện Giao Thủy

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Vùng Cửa Ba Lạt nằm trên vùng đất ngập nước cửa sông Hồng thuộc huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam định có vị trí địa lý 20010’ - 20021’ vĩ độ Bắc; 1060 21’ - 1060 35’ kinh độ Đông, ở cuối huyện về phía biển.

Đây là vùng cửa sông ven biển tiêu biểu cho mẫu chuẩn của hệ sinh thái đất ngập nước điển hình ở miền Bắc Việt Nam, bao gồm cả vùng lõi và vùng đệm Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Bộ tài nguyên và môi trường, 2005). Việc quản lý sử dụng tài nguyên ở đây có những đặc thù riêng theo từng phân khu:

Hình 3.1. Sơ đồ ranh giới các khu vực của vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy

Vùng lõi Vườn Quốc gia: Khu vực bảo vệ nghiêm ngặt gồm hai phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phục hồi sinh thái. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt là phần diện tích rừng ngập mặn ở đầu Cồn Lu; Phân khu phục hồi sinh thái là phần diện tích bãi bùn cát mới nổi cuối Cồn Lu và cuối Cồn Ngạn từ đê Vành lược trở ra sông Trà.

43

Vùng đệm Vườn Quốc gia bao gồm ba khu vực: 5 xã nằm trong đê Ngự Hàn; khu vực khai thác tích cực thuộc Bãi Trong được giới hạn bởi phía Bắc là đê Ngự Hàn, phía Nam là sông Vọp; khu vực khai thác hạn chế thuộc phần còn lại của Cồn Ngạn đã được ngăn thành các ô thửa để nuôi trồng thủy sản.

3.1.1.2. Địa hình, địa mạo

Vùng bãi triều có độ cao trung bình từ 0,5 - 0,9 m, đặc biệt ở Cồn Lu có nơi cao tới 1,2 - 2,5 m; địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Một phần diện tích đất nổi chịu ảnh hưởng của thủy triều hàng ngày (gần 8 giờ ngập mỗi ngày), phần còn lại bị ngập triều thường xuyên. Địa hình vùng bãi triều bị phân cắt bởi sông Vọp và sông Trà, với các cồn bãi: Bãi Trong, Cồn Ngạn, Cồn Lu và Cồn Xanh, Cồn Tàn, Bãi Nứt. Vùng trong đê gồm 5 xã (Giao Thiện, Giao Lạc, Giao An, Giao Hải, Giao Xuân) chạy dài từ cửa Sông Hồng đến hết xã Giao Xuân theo dọc tuyến đê quốc gia (Ngự Hàn) địa hình chủ yếu là vàn hoặc vàn cao, đây là vùng đất phù sa biển cũ do quai đê lấn biển mà thành, địa hình thấp dần từ Tây Nam đến Đông Bắc (Ban Quản lý Vườn Quốc gia Xuân Thủy, 2005).

3.1.1.3. Khí hậu

Tính chất căn bản của khí hậu vùng Cửa Ba Lạt là nhiệt đới gió mùa và tác động của biển, mang đặc trưng khí hậu vùng duyên hải Bắc Bộ.

Chế độ bức xạ, nhiệt: lượng bức xạ tổng cộng trung bình năm dao động trong khoảng từ 95 - 105 kcal/cm2/năm. Số giờ nắng/ năm khoảng 1.630 - 1.815 giờ. Tổng tích ôn từ 8.0000C - 8.5000C/năm. Nhiệt độ trung bình năm là 240C, biên độ nhiệt trong năm rất lớn (từ thấp nhất là 6,80C đến cao nhất là 40,10C). Xu hướng biến đổi nhiệt độ trung bình năm trong hai thập kỷ 1991-2010 cao hơn ba thập kỷ trước 0,40C, chủ yếu vào các tháng mùa đông.

Lượng mưa trung bình là 1500 mm/năm, số ngày mưa trong năm là 133 ngày. Độ ẩm không khí khá cao, khoảng từ 80 - 90%. Lượng bốc hơi tiềm năng 33,3 - 86,6 mm/tháng và trung bình năm là 755,3 mm. Xu hướng biến đổi lượng mưa trung bình năm trong hai thập kỷ 1991-2010 thấp hơn ba thập kỷ trước từ 150 - 180mm chủ yếu vào các tháng ít mưa.

44 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 52 - 56)