Đất ngập triều và mặt nước ven biển quan sát 215,63 3.872,02 087,

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 82 - 84)

III IV V VI VII V IX X XI

4Đất ngập triều và mặt nước ven biển quan sát 215,63 3.872,02 087,

71

Đất nông nghiệp có 7.766,90 ha chiếm 51,44% diện tích nghiên cứu, tập trung nhiều nhất ở 5 xã vùng đệm (2.916,08 ha) chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp (2.321,69 ha); tiếp theo là khu vực khai thác tích cực (2.102,82 ha) với hai loại đất chính là đất rừng ngập mặn 434,44 ha và đất NNTS 1668,38 ha đây cũng là khu vực tập trung nuôi trồng thủy sản lớn nhất của vùng; khu vực khai thác hạn chế chỉ có 880,0 ha chủ yếu là nuôi trồng thủy sản kết hợp và rừng ngập mặn; khu vực bảo vệ nghiêm ngặt có 1868,0 ha phần lớn là đất lâm nghiệp trong đó rừng phi lao và rừng ngập mặn 1695,0 ha còn lại là đất nuôi trồng thủy sản 173,0 ha.

Đất phi nông nghiệp có 2.270,71 ha chiếm 15,03% diện tích toàn vùng chủ yếu là đất ở và các công trình xây dựng và sông, kênh, mương.

Đất chưa sử dụng có 974,74 ha chiếm 6,46 % diện tích toàn vùng chủ yếu là vùng đất bùn cát mới bồi ngoài đê cần được khai thác sử dụng.

Đất ngập triều và mặt nước ven biển quan sát có 4.087,65 ha chiếm 27,07% diện tích toàn vùng, đây là diện tích mặt nước biển bao quanh Cồn Lu, Cồn Xanh thuộc vùng lõi Vườn Quốc gia.

3.3.1.2. Xác định các loại hình sử dụng đất hiện có tại vùng nghiên cứu

Căn cứ bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2010 và kết quả điều tra nông hộ để xác định các loại hình sử dụng đất hiện có trên địa bàn nghiên cứu. Kết quả cho thấy trên địa bàn nghiên cứu có 9 loại hình sử dụng đất (LUT) với 13 kiểu sử dụng đất (bảng 3.11, hình 3.28) như sau:

Số liệu từ bảng 3.11 cho thấy:

a) Đất trồng cây hàng năm có 3 LUT với 3 kiểu sử dụng sau:

- Loại sử dụng đất chuyên lúa với 2053,76 ha, có 1 kiểu sử dụng đất 2 vụ lúa: lúa xuân - lúa mùa, phân bố đều khắp trong đê Ngự Hàn thuộc 5 xã vùng đệm, trên đất phù sa trung tính ít chua nhiễm mặn và đất mặn trung bình và ít. Đây là khu vực trồng lúa lớn nhất của vùng nghiên cứu. Tuy nhiên do đất bị nhiễm mặn nên lúa mùa năng suất thường thấp khoảng 5,55 tấn/ha/vụ (200kg/sào), lúa xuân cho năng suất cao khoảng 6,94 tấn/ha/vụ (250kg/sào), giống lúa được trồng thường là các giống lúa lai, lúa đặc sản, tạp giao, bắc thơm.

72

Bảng 3.11. Hiện trạng các loại hình sử dụng đất nông nghiệp tại vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy

Loại đất Kiểu sử dụng đất Diện tích (ha) 5 xã vùng đệm KV khai thác tích cực KV khai thác hạn chế KV bảo vệ nghiêm ngặt Tổng 1. Đất trồng cây

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 82 - 84)