Khái niệm và phân loại cửa sông ven biển

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 27 - 29)

Có nhiều định nghĩa khác nhau được dùng để diễn tả một cửa sông ven biển, các nhà khoa học trên thế giới đã đề nghị sử dụng một định nghĩa phù hợp của Fairbridge đã đưa ra năm 1980:

16

nước cao nhất của thủy triều còn vươn tới, thường được chia thành 3 phần khác nhau: a) phần biển hay phần cửa sông thấp, nối liền với biển khơi; b) phần cửa sông trung, nơi diễn ra sự pha trộn chính của nước biển và nước ngọt; và c) phần cửa sông cao, chi phối bởi nước ngọt nhưng còn tác động của thủy triều. Giới hạn giữa 3 phần này không cố định và biến động theo lượng nước ngọt đổ ra từ sông” (Fairbridge, 1980).

Các cửa sông ven biển thường được phân loại dựa trên hai cơ sở chính là: chế độ dòng chảy của sông - biển và đặc điểm địa hình, địa mạo cửa sông. Trên thế giới có các dạng cửa sông chính như sau: dạng cửa sông đồng bằng ven biển (châu thổ - Coastal plain) đại diện là Chesapeake và Delaware tại Hoa Kỳ; cửa sông dạng vịnh hẹp (hình phễu - Fjords) đại diện điển hình là các cửa sông tại Greenland, Alaska, Scandinavia, New Zealand và Chile; cửa sông dạng bao chắn (Bar-built) với một số cửa sông Bắc Carolina, Florida và Bắc Mexico là đại diện; cửa sông dạng kiến tạo (Tectonic) với các đặc điểm về độ sâu và cấu trúc địa mạo rất đặc trưng một số cửa sông như: vịnh Francisco của Hoa Kỳ, Manukau Harbour của New Zealand, Guaymas tại Mexico và một vài cửa sông tại Tây Bắc Tây Ban Nha là những ví dụ điển hình cho cửa sông dạng kiến tạo.

Nhìn chung tại các cửa sông ven biển đều được phân thành ba vùng đặc trưng như sau:

- Tiểu vùng trên triều là phần đất phía trên cao hơn mức triều cực đại, đất có một phần bị nhiễm mặn. Nằm trong giới hạn của vùng cửa sông nhưng do khoảng cách đối với nước mặn khác nhau, do sự cách ly khỏi biển sớm hay muộn bởi các hệ thống đê đập, do sức cải tạo của con người mà cấu trúc và đặc tính của đất thay đổi, hàm lượng tổng số muối tan giảm dần phù hợp với sự canh tác của cây trồng hoặc các đầm nuôi thủy sản.

- Tiểu vùng triều là nơi ngập nước có chu kỳ là các bãi bùn, bãi cát phẳng thích hợp với cây rừng ngập mặn, đầm nuôi thủy hải sản hoặc nhuyễn thể.

- Tiểu vùng dưới triều chiếm diện tích lớn nhất, luôn ngập nước thuộc phần trong của thềm lục địa, chỉ thích hợp nuôi thủy sản dạng lồng bè hoặc đánh bắt thủy sản tự nhiên.

17

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 27 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(157 trang)