II. Thành phần cơ giớ
3.5.1. xuất định hướng sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt
3.5.1.1 Quan điểm đề xuất sử dụng đất bền vững
Quan điểm đề xuất hướng sử dụng đất bền vững tại vùng nghiên cứu có những đặc thù riêng đáp ứng mục tiêu khai thác sử dụng hợp lý và bảo vệ, bảo tồn các nguồn tài nguyên cụ thể như sau:
123
a) Duy trì bảo vệ môi trường và hệ sinh thái tự nhiên nhằm đáp ứng mục tiêu bảo tồn thiên nhiên, phát triển bền vững đồng thời thích ứng với biến đổi khí hậu nước biển dâng: sử dụng đất đi đôi với bảo vệ môi trường là quan điểm ưu tiên số một, đề xuất sử dụng đất phải dựa trên quan điểm sinh thái - môi trường và gắn cùng nhiệm vụ bảo tồn và đa dạng sinh học, yếu tố môi trường sinh thái luôn được chú trọng. Duy trì và bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất rừng, khu bảo tồn thiên nhiên, đảm bảo môi trường ổn định và bền vững. Trồng mới và bảo vệ rừng ngập mặn, rừng phi lao trên cát tăng đảm bảo tăng diện tích và trữ lượng. Bố trí trồng rừng phòng hộ ở bãi bồi cửa sông ven biển, các khu vực xung yếu để giữ đất và phòng hộ đê biển và các công trình dân sinh kinh tế nhưng phải giữ được sinh cảnh tự nhiên, không trồng lấn vào khu vực bãi trú chân của các loài chim.
b) Sử dụng đất trên quan điểm khai thác tổng hợp đa dạng các nguồn tài nguyên: Duy trì ổn định diện tích đất trồng lúa (lúa 2 vụ), đất chuyên màu và cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả hiện có nhằm đảm bảo an ninh lương thực, thực phẩm tại chỗ mặc dù hiệu quả kinh tế chỉ ở mức trung bình.
Phát triển vững chắc các loại hình nuôi trồng thủy sản có thị trường xuất khẩu, ưu tiên các loại hình có thị trường trong nước. Giữ ổn định hoặc giảm diện tích đầm nuôi trắng, tăng cường đầu tư mở rộng mô hình rừng kết hợp thủy sản (xen canh tôm, cá, cua) nhằm phát huy lợi thế vùng bãi bồi cửa sông.
Trên quan điểm sử dụng đất bền vững, tiết kiệm có hiệu quả đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và lợi thế đặc thù của vùng đất ngập nước có giá trị cao và vùng bãi bồi rộng lớn, để phát triển nông nghiệp toàn diện và tổng hợp tạo bước chuyển mạnh mẽ trong chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp.
3.5.1.2. Cơ sở đề xuất sử dụng đất bền vững
- Chất lượng đất, nước và thực trạng cho sử dụng sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản tại vùng.
124
hiệu quả cao, được người dân chấp nhận và đang phát triển tại vùng Cửa Ba Lạt - Thực trạng và định hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
- Kết quả đánh giá phân hạng mức độ thích hợp của đất đai đối với các loại hình sử dụng đất hiện có trên địa bàn.
- Kết quả nghiên cứu đánh giá tính bền vững của các kiểu sử dụng đất thông qua hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
3.51.3. Nguyên tắc đề xuất sử dụng đất
- Không bố trí các loại hình sử dụng đất khác vào diện tích hiện trạng đất rừng ngập mặn và rừng phi lao nhằm bảo vệ môi trường sinh thái góp phần bảo tồn thiên nhiên và ứng phó biến đổi khí hậu.
- Không bố trí các loại sử dụng đất khác vào các kiểu sử dụng đất có tính bền vững cao như: Tôm - rừng ngập mặn, cá, cua; chuyên lúa (hai vụ lúa).
- Tăng cường chuyển đổi diện tích nuôi trồng thủy sản quảng canh (tôm cua quảng canh, tôm sinh thái) sang loại hình có tính bền vững cao hơn: rừng ngập mặn kết hợp tôm, cua, cá bằng việc trồng thêm và bảo vệ rừng trong các đầm nuôi.
- Tận dụng diện tích không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, các giồng cát mới bồi và bãi bồi mới đủ cao trình để trồng rừng mới như rừng phi lao, rừng ngập mặn; trồng bổ sung rừng trong các đầm nuôi thủy sản (tối thiểu > 50 % diện tích đầm)
- Giảm diện tích một số kiểu sử dụng cho hiệu quả kinh tế cao nhưng có ảnh hưởng đến môi trường ở khu vực khai thác hạn chế và bảo vệ nghiêm ngặt như: tôm công nghiệp, tôm quảng canh, chuyên ngao.
3.5.1.4. Đề xuất sử dụng bền vững tài nguyên đất vùng Cửa Ba Lạt huyện Giao Thủy cho sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản
Diện tích đề xuất đối với từng kiểu sử dụng đất theo từng khu vực đặc thù được trình bày chi tiết tại phụ lục 3.23 và thể hiện trong bảng 3.31 và 3.32 như sau:
125 Bảng 3.31. Đề xuất sử dụng đất bền vững vùng Cửa Ba Lạt STT Kiểu sử dụng Hiện trạng (ha) Đề xuất (ha) So sánh (+tăng,-giảm)