Một số nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 41 - 42)

Giao Thủy, tỉnh Nam Định

Vùng Cửa Ba Lạt, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định ôm trọn vườn Quốc gia Xuân Thủy là khu bảo tồn đất ngập nước theo công ước Quốc tế Ramsa lớn nhất Việt Nam, với hệ sinh thái tự nhiên có năng suất cao nên mâu thuẫn trong khai thác sử dụng tài nguyên giữa lợi ích kinh tế với bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học luôn diễn ra. Có khá nhiều những nghiên cứu trên vùng đất này, trong số đó phần lớn các nghiên cứu tập trung về đa dạng sinh học, hoạt động của cộng đồng trong bảo vệ đa dạng sinh học và các nghiên cứu về kinh tế tài nguyên. Chỉ có một nghiên cứu có liên quan đến sử dụng đất vùng này về giá trị kinh tế đất ngập nước vùng cửa sông Ba Lạt trong đó đã sử dụng các mô hình toán kinh tế (bao gồm hàm sản xuất hộ gia đình, hàm cực đại xác xuất lựa chọn chi trả, mô hình lợi ích ngẫu nhiên có tham số và phi tham số để lượng hóa những giá trị phi sử dụng và sử dụng gián tiếp thành tiền/ha/năm cho một số loại hình sản xuất nông lâm nghiệp đặc biệt là rừng ngập mặn (Đinh Đức Trường, 2010). Kết quả nghiên cứu đã xác định được giá trị sử dụng gián tiếp và phi sử dụng trên địa bàn là với tỷ lệ che phủ trung bình 30% diện tích đầm nuôi trồng thủy sản

30

thì cứ 1% tỷ lệ che phủ của rừng ngập mặn sẽ tăng tương ứng 0,478% năng suất thủy sản nuôi. Giá trị của 1 ha rừng ngập mặn trong hỗ trợ nuôi tôm tương đương 1.000 USD/năm. Giá trị phòng hộ đê biển của 1 ha rừng ngập mặn là khoảng 29,82

USD/năm. Giá trị hấp thụ CO2 được tính toán tương ứng 37,54 USD/năm. Như vậy

bằng các thuật toán kinh tế, nghiên cứu này đã chỉ ra tổng giá trị sử dụng gián tiếp của một ha rừng ngập mặn tại vùng Cửa Ba Lạt là 1.067,36 USD/năm.

Một phần của tài liệu nghiên cứu sử dụng đất bền vững vùng cửa ba lạt, huyện giao thủy, tỉnh nam định (Trang 41 - 42)