II. Thành phần cơ giớ
3.4.3. Mô hình chuyên nuôi trồng thủy sản: Tôm rau câu
Địa điểm: vùng khai thác tích cực xã Giao Thiện
Chủ hộ: Đinh Quang Thuật
Loại đất: đất mặn trung bình và ít glây sâu
Diện tích: 1,2 ha
Đặc điểm mô hình: nước chảy và thoát trực tiếp qua hệ thống cống của đầm; Lấy nước khi thủy triều lên và xả một phần khi thủy triều rút.
Phân hạng thích hợp: S1; Tính bền vững: Cao
Hình 3.33. Cảnh quan mô hình 3: Tôm - rau câu
Giải pháp kỹ thuật được áp dụng: Bờ đầm nuôi được tôn cao 1,3 m và cống lấy, thoát nước hai lớp cao 0,7 và 0,8m phù hợp với mức nước triều cường; vét đáy ao nuôi trung bình 2 lần/năm, chỉ hút nhẹ lượng thức ăn dư thừa và chất thải, xác rau câu đảm bảo làm sạch bùn đầm nuôi và trong nước khi vào vụ mới vì vậy hạn chế bị dịch bệnh hơn các đầm khác.
113
Thời gian nuôi 1 vụ tôm có xen cá rô phi từ tháng 3 - tháng 7, cấy rau câu từ tháng 8 - tháng 1 năm sau; sử dụng thuốc bảo vệ khi tôm bị bệnh < 1 lần/vụ (các đầm khác trung bình 2 lần/vụ) sau đó thì xả nước trong đầm ra từ từ để loại bỏ các con chết và phơi đầm 4 -5 ngày rồi lại lấy nước vào.
Kết quả qua 4 năm theo dõi cho thấy: Tuy giá thành tôm giống và tôm thương phẩm có chút biến động nhưng thị trường tiêu thụ khá ổn định đồng thời do có xen canh cá rô phi nên mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao với tổng giá trị sản xuất trung bình là 128,6 triệu đồng/năm. Tổng chi phí phải trả trung bình là 46,6 triệu đồng/năm, lợi nhuận trung bình qua 4 năm của gia đình là 81,96 triệu đồng/năm, hiệu quả đầu tư trung bình là 2,75 lần.
Về chất lượng đất, bùn và nước: Lượng thức ăn dư thừa, xác rau câu làm bùn đáy và nước vào cuối vụ khá đục với tổng lượng chất rắn lơ lửng trung bình lên tới 36,85 g/l, hàm lượng ô xy hòa tan trong nước thấp 5,36g/l và có xu hướng giảm.