3.3. Kiến nghị
3.3.1. Kiến nghị với Chắnh Phủ
3.3.1.1. Hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh ngân hàng
Hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng có nhiều mối quan hệ đa dạng phức tạp liên quan trực tiếp tới quyền lợi, nghĩa vụ, uy tắn của nhiều bên tham gia. Các quan hệ này chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản pháp luật như luật dân sự, luật hợp đồng kinh tế, luật chữ ký điện tử, luật các tổ chức tắn dụng, pháp lệnh ngoại hối... Vì vậy việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tài chắnh ngân hàng nói chung và hoạt động bán lẻ nói riêng là rất cần thiết. Chắnh phủ cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực và thông lệ quốc tế để các NHTM sớm có đầy đủ
cơ sở pháp lý cho hoạt động kinh doanh của mình. Việc xây dựng và điều chỉnh hệ thống văn bản pháp luật nói trên cần được dựa trên nguyên tắc: các quy định phải sát với chuẩn mực và thông lệ quốc tế có tắnh đến điều kiện của Việt Nam; tránh có quy định không thống nhất giữa Luật chung và Luật chuyên ngành; các văn bản hướng dẫn cần đồng bộ, thống nhất và tránh chồng chéo.
Cụ thể, chắnh phủ cần khẩn trương ban hành đầy đủ các văn bản hướng dẫn (Nghị định, Thông tư) đối với các luật đã ban hành và đã có hiệu lực như Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tắn dụng, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khoán, Luật giao dịch điện tử, Luật cạnh tranh, Luật thương mại, Luật các công cụ chuyển nhượng, Pháp lệnh ngoại hốiẦ
3.3.1.2. Hoàn thiện môi trường kinh tế, tạo môi trường đầu tư thông thoáng
Dưới ảnh hưởng của dịch Covid dẫn đến tình trạng kinh tế phát triển chậm trong giai đoạn phục hồi, chắnh phủ cần ổn định giá cả, lãi suất trên thị trường tiền tệ để tránh tình trạng đầu cơ, lũng đoạn trên thị trường vàng, thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và thị trường ngoại tệ để không ảnh hưởng đến hoạt động của các NHTM trong việc kiểm soát dòng tiền gửi tiết kiệm cũng như chất lượng của các khoản vay. Bên cạnh đó, nó cũng tác động trực tiếp đến thu nhập của người dân, đến việc cân đối tài chắnh gia đình để quyết định gửi tiết kiệm hay đi vay vốn ngân hàng. Do vậy, chắnh phủ cần đưa ra các giải pháp bao gồm các các cơ chế, chắnh sách phù hợp, nhất là về tài chắnh, tiền tệ, an sinh xã hội để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp, người lao động, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa vượt qua khó khăn của đại dịch COVID-19, nhanh chóng khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội.
Đặc biệt hỗ trợ Ngân hàng TMCP Tiên Phong trong quá trình tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, đảm bảo cho TPB được tiếp cận với kỹ năng quản trị hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến cũng như tiềm lực tài chắnh hùng mạnh của đối tác. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo khả năng độc lập, không bị đối tác thâu tóm.