Phân tắch điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của TPB trong

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM (Trang 89 - 93)

2.4 Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ NHBL tại TPB

2.4.1 Phân tắch điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của TPB trong

Mô hình phân tắch SWOT đối với hoạt động bán lẻ của TPB

Điểm mạnh

-Quy mô, doanh thu cũng như lợi nhuận tăng đều các năm và duy trì được cơ cấu tài sản hợp lý.

-Hiệu quả hoạt động ở mức ổn định

-Định hướng ngân hàng sổ được đẩy mạnh với vị thế dẫn đầu so với nhiều ngân hàng TMCP khác nhờ các khoản đầu tư mạnh cho hạ tầng và công nghệ ngân hàng số, phần mềm được cập nhập liên tục.

-Khả năng tăng trưởng nhờ vào lợi thế về quy mô trong cả hoạt động huy động vốn và tắn dụng và dịch vụ ngân hàng.

-Nhân lực tương đối ổn định

-Công nghệ đã tạo được cơ sở dữ liệu liên kết toàn hệ thống. Có khả năng tắch hợp các sản phẩm mới.

-Đã hình thành có hệ thống những sản phẩm dịch vụ bán chéo. Hệ thống cơ sở dữ liệu về khách hàng bán đóng góp tỷ trọng lớn vào khoản vay gộp khi bán chéo các sản phẩm có thu nhập phắ cao.

-Phát hành thẻ tắn dụng là mảng hiện có diễn biến tắch cực khi bán chéo sản phẩm cho các khách hàng thực hiện

Điểm yếu

- Chưa có hệ thống theo dõi, đánh giá hiệu quả từ mỗi sản phẩm bán lẻ.

- Số lượng sản phẩm dịch vụ còn hạn chế so với các ngân hàng TMCP lâu đời khác.

- Năng lực, hiệu quả hoạt động các công ty con thấp do vậy số lượng sản phẩm bán chéo chưa đa dạng.

- Năng lực quản trị rủi ro chưa đáp ứng được yêu cầu. Năng lực kiểm soát và tự kiểm soát các hoạt động chưa cao, rủi ro đạo đức và tác nghiệp chưa giảm.

- Hoạt động quản trị điều hành đang trong giai đoạn tiếp tục hoàn thiện.

- Mạng lưới chi nhánh vẫn còn hạn chế, số lượng chi nhánh và Livebank vẫn còn thấp, độ bao phủ và nhận diện thương hiệu tới các tỉnh thành ngoài Hà Nội & TP. HCM vẫn còn thấp.

- Nhiều khách hàng chưa quen thuộc với mô hình Livebank Ờ điểm giao dịch tự động.

khoản vay tại TPB.

-Số lượng thẻ phát hành ghi nhận tăng trưởng kép 90% giai đoạn 2014-2018, cho vay bán lẻ tăng trưởng 64%.

Cơ hội

-Sản phẩm bán lẻ dịch vụ ngân hàng có tiềm năng phát triển rất lớn tại Việt Nam

-Hội nhập quốc tế ngành ngân hàng góp phần mở rộng thị trường

-Môi trường kinh doanh minh bạch, thông thoáng, động lực kinh doanh mạnh mẽ hơn.

- Nhu cầu vay từ các khách hàng phân khúc bình dân đại chúng và phân khúc thu nhập thấp vẫn tương đối lớn, do nhu cầu trang trải chi phắ sinh hoạt.

- Thẻ tắn dụng và bancasurrance sẽ là yếu tố dẫn dắt chắnh cho thu nhập phắ tăng trưởng với trong giai đoạn 2019- 2022.

- Cơ hội thâm nhập mảng cho vay mua nhà để tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2018 Ờ 2023.

Thách thức

-Hệ thống thông tin cho công tác nghiên cứu thị trường chưa đầy đủ.

-Cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng TMCP trong nước cũng như nước ngoài

-Nền kinh tế tăng trưởng chậm lại trong 1-2 năm tới, do hậu quả của dịch Covid 19. Thị trường nhiều biến động hơn, sẽ có nhiều doanh nghiệp/ khách hàng phá sản, gặp khó khăn. Khách hàng cá nhân tìm kiếm các kênh đầu tư khác hấp dẫn hơn do lãi suất tiền gửi của các ngân hàng giảm.

-Thu nhập của khách hàng, đặc biệt là khách hàng thu nhập thấp giảm dẫn đến khả năng chi trả nợ kém, tỷ lệ nợ xấu có nguy cơ tăng cao, chất lượng tắn dụng năm nay và năm sau có nguy cơ giảm mạnh.

-Các quyết định kinh doanh sẽ dựa trên cơ sở cân đối rủi ro và lợi nhuận hơn là dựa trên các mối quan hệ sẵn có.

-Đối thủ cạnh tranh đa dạng và mạnh về thị phần và các nguồn lực hoạt động

- Luật lệ thay đổi theo chiều hướng áp dụng các chuẩn mực quốc tế

- Biến động vĩ mô ngành cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phắ tắn dụng

Qua phân tắch SWOT, mặc dù TPB đã đạt được tăng trưởng liên tục trong những năm gần đây, tuy nhiên để có thể phát triển mạnh mẽ dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong các năm tiếp theo, TPB cần tận dụng các cơ hội cũng như giải quyết được những điểm yếu còn tồn tại, cũng như vượt qua được những thách thức đến từ môi trường bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp. TPB cần tăng cường phân tắch khách hàng & thị trường mục tiêu, xác định chiến lược rõ rang cũng như tập trung vào các lĩnh vực mũi nhọn có ưu thế như ngân hàng số và triển khai hệ thống theo dõi hiệu quả của sản phẩm dịch vụ bán lẻ, TPB có thể giảm thiểu các rủi ro và thách thức. Các yếu tố bên ngoài như suy giảm kinh tế, đặc biệt là dịch Covid 19 cần phải được theo dõi cẩn thận và TPB phải có những chiến lược hiệu quả và kịch thời để vượt qua thời điểm kinh tế gặp nhiều khó khan như hiện nay.

2.4.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bán lẻ tại ngân hàngTMCP Tiên Phong Ờ CN Hoàn Kiếm

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TIÊN PHONG - CHI NHÁNH HOÀN KIẾM (Trang 89 - 93)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w