1.2.1 Khái niệm về hiệu quả sử dụng vốn
Theo Vũ Duy Hào và Đàm Văn Huệ (2009): “Hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp là phạm trù kinh tế phản ánh trình độ khai thác, sử dụng và quản lý nguồn vốn của doanh nghiệp vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời tối đa với chi phí thấp nhất”.
Hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, cơ cấu vốn, vòng quay VLĐ,…Nó phản ánh mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện sản xuất kinh doanh, kết quả thu được càng cao so với chi phí bỏ ra thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao.
Hiệu quả sử dụng vốn = Kết quả đầu ra Chi phí đầu vào
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp
Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp được trình bày dựa trên nghiên cứu của tác giả Trần Hồ Lan (2004) về Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Nhà nước ngành nhựa ở Việt Nam.
1.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn
Hiệu quả sử dụng tổng vốn của doanh nghiệp được đánh giá thông qua các chỉ tiêu về tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp như sau:
Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (Return On Investment - ROI)
Chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn đầu tư đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận trên một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp, không phân biệt vốn đầu tư hình thành từ nguồn nào, cho thấy một đồng vốn đầu tư vào tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận.
ROI =Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)
Tổng vốn bình quân (1.1)
ROI là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn khách quan và có thể được dùng để so sánh khả năng sinh lời của vốn đầu tư ở các doanh nghiệp khác nhau. ROI là cơ sở để đánh giá khả năng trả lãi của doanh nghiệp trên cơ sở lợi nhuận hoạt động, là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn.
ROI chịu ảnh hưởng bởi hai nhân tố: tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu và vòng quay vốn:
ROI = EBIT
Doanh thu x
Doanh thu Tổng vốn bình quân
EBIT / Doanh thu: phản ánh hiệu quả tiết kiệm chi phí hoạt động của doanh nghiệp, chịu ảnh hưởng bởi đòn bẩy hoạt động của doanh nghiệp. Ở mức doanh thu càng cao, khả năng gia tăng lợi nhuận hoạt động càng cao, bởi vì lúc này phần doanh thu tăng lên chỉ dùng để bù đắp phần chi phí biến đổi gia tăng tương ứng và phần còn lại là lợi nhuận tăng thêm. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế và lãi vay trên doanh thu cao có nghĩa là doanh nghiệp có tỷ lệ tăng chi phí thấp hơn tỷ lệ tăng doanh thu hoặc tỷ lệ giảm chi phí lớn hơn tỷ lệ giảm doanh thu. Tuy nhiên, khi phân tích tỷ suất này cần cẩn trọng, vì sự gia tăng tỷ số này có thể mang lại từ những chính sách không tốt, như giảm chi phí khấu hao do giảm đầu tư máy móc hoặc giảm tỷ lệ khấu hao, giảm chi phí quảng cáo có khả năng ảnh hưởng đến doanh thu tương lai.
Hệ số vòng quay vốn = Doanh thu / Tổng vốn bình quân: cho thấy hiệu quả của việc tiết kiệm vốn. Hệ số vòng quay vốn cao thể hiện doanh nghiệp có thể tạo ra được nhiều doanh thu hơn trên một đồng vốn đầu tư.
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (Return On Assets - ROA)
Chỉ tiêu ROA đo lường hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp trong việc sử dụng vốn (tài sản) để tạo ra lợi nhuận sau khi đã trừ thuế, không phân biệt vốn chủ sở hữu hay vốn vay.
ROA= Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân (1.2)
Lợi nhuận sau thuế = EBIT x (1-t) (t: thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp). Chỉ tiêu ROA phản ánh hiệu quả hoạt động đầu tư của doanh nghiệp, là cơ sở quan trọng để những người đi vay hoặc cho vay cân nhắc liệu xem doanh nghiệp có thể tạo ra mức sinh lời cao hơn chi phí sử dụng nợ không, là cơ sở để chủ sở hữu đánh giá tác động của đòn bẩy tài chính và ra quyết định huy động vốn. Số chênh lệch giữa ROA và chi phí sử dụng nợ vay sau thuế (lãi suất vay sau khi đã khấu trừ thuế) dương thể hiện doanh nghiệp sử dụng nợ vay có hiệu quả vì nợ vay có khả năng làm gia tăng lợi nhuận sau thuế cho chủ sở hữu, nghĩa là lợi nhuận tạo ra trên vốn vay đủ khả năng trả chi phí sử dụng nợ vay. ROA có ý nghĩa tương tự ROI nhưng là suất sinh lời trên tổng vốn sau thuế, còn ROI là suất sinh lời trên tổng vốn trước thuế.
Tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp đem lại cho chủ sở hữu bao nhiêu đồng lợi nhuận sau khi đã trừ thuế thu nhập doanh nghiệp.
ROE= Lợi nhuận sau thuế
Vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ (1.3)
ROE có liên quan đến chi phí lãi vay, liên quan đến chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp, vì vậy nó là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu dưới tác động của đòn bẩy tài chính.
1.2.2.2 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động
Tỷ suất sinh lợi vốn lưu động = Lợi nhuận sau thuế
Vốn lưu động bình quân (1.4)
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi vốn lưu động cho biết mỗi đồng vốn lưu động của doanh nghiệp tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Số vòng quay vốn lưu động
Số vòng quay vốn lưu động = Doanh thu
Vốn lưu động bình quân (1.5)
Chỉ tiêu số vòng quay vốn lưu động cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn tăng và ngược lại. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động càng nhanh, nhu cầu về vốn càng được giải quyết nhanh, hiệu quả sử dụng vốn được nâng cao.
Hàm lượng vốn lưu động
Hàm lượng vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân
Doanh thu (1.6)
Chỉ tiêu hàm lượng vốn lưu động cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần đầu tư bao nhiêu đồng vốn lưu động. Hệ số này càng nhỏ, số vốn lưu động tiết kiệm được càng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Thời gian một vòng quay vốn lưu động
Thời gian một vòng quay vốn lưu động= Số ngày trong năm (360)
Số vòng quay vốn lưu động (1.7)
Chỉ tiêu này cho biết thời gian bình quân của một vòng quay vốn lưu động trong kỳ. Thời gian của một vòng quay vốn lưu động càng nhỏ càng tốt, chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động của doanh nghiệp nhanh, thời gian luân chuyển được rút ngắn, hiệu quả sử dụng vốn cao.
1.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn cố định
Tỷ suất sinh lợi vốn cố định
Tỷ suất sinh lợi vốn cố định = Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định bình quân (1.8)
Chỉ tiêu này cho biết mỗi đồng vốn cố định của doanh nghiệp bỏ ra sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu
Vốn cố định bình quân (1.9)
Chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định phản ánh mỗi đồng vốn cố định sử dụng trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu.
Hàm lượng vốn cố định
Hàm lượng vốn cố định = Vốn cố định bình quân
Chỉ tiêu hàm lượng vốn cố định cho biết để có một đồng doanh thu cần bao nhiêu đồng vốn cố định. Hệ số này càng nhỏ, số vốn cố định tiết kiệm được càng nhiều, hiệu quả sử dụng vốn cố định càng cao.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ
Hiệu suất sử dụng TSCĐ trong kỳ = Doanh thu thuần
Nguyên giá TSCĐ bình quân (1.11)
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. Thông qua chỉ tiêu này cho phép đánh giá trình độ sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp.
Hệ số hao mòn TSCĐ
Hệ số hao mòn TSCĐ = Số khấu hao lũy kế
Tổng nguyên giá TSCĐ (1.12)
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ so với thời điểm ban đầu, nếu hệ số này tiến dần tới 1 thì chứng tỏ TSCĐ đang sử dụng càng cũ, doanh nghiệp ít đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị. Ngược lại, nếu chỉ số này tiến dần đến 0 thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng hầu hết là TSCĐ mới.
1.2.2.4 Chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số khả năng thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạnNợ ngắn hạn (1.13) Chỉ tiêu này đo lường khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. Để đảm bảo khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán hiện hành phải lớn hơn 1. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành càng cao thông thường khả năng thanh toán sẽ được đảm bảo tốt nhưng đồng thời thể hiện khả năng linh hoạt về nguồn vốn của doanh nghiệp bị hạn chế. Hệ số khả năng thanh toán hiện hành nhỏ hơn 1 thể hiện công ty bị mất cân bằng trong cơ cấu tài chính, rủi ro thanh toán cao, công ty đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư tài sản dài hạn.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = TSNH−Hàng tồn kho
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng doanh nghiệp có thể thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn đến mức độ nào căn cứ vào những tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển hoá thành tiền nhanh nhất.
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = Lợ i nhuậ̣ n trướ c thuế và lãi vay
Lãi vay (1.15)
Hệ số khả năng thanh toán lãi vay cho biết mức độ lợi nhuận đảm bảo khả năng trả lãi như thế nào. Nếu công ty quá yếu về mặt này, các chủ nợ có thể đi đến gây sức ép lên công ty, thậm chí dẫn tới phá sản công ty.
1.2.2.5 Chỉ tiêu về cơ cấu nguồn vốn (đòn bẩy tài chính)
Đòn bẩy tài chính thể hiện qua cơ cấu nguồn vốn mà doanh nghiệp sử dụng để tài trợ cho tài sản. Đòn bẩy tài chính được thể hiện bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau, thông thường là các chỉ tiêu sau:
Tỷ số nợ
Tỷ số nợ = Tổng nợ
Tổng vốn (1.16)
Chỉ tiêu này cho thấy nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng vốn của doanh nghiệp, tài sản của doanh nghiệp hình thành chủ yếu là từ vốn chủ sở hữu, vốn tự có hay từ nợ vay.
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu = Tổng nợ
Vốn chủ sở hữu (1.17)
Chỉ tiêu này cho biết quan hệ giữa vốn huy động bằng đi vay và vốn chủ sở hữu. Tỷ số này nhỏ chứng tỏ doanh nghiệp ít phụ thuộc vào hình thức huy động vốn bằng vay nợ, có thể hàm ý doanh nghiệp chịu độ rủi ro thấp. Tuy nhiên, nó cũng có thể chứng tỏ doanh nghiệp chưa biết cách vay nợ để kinh doanh và khai thác lợi ích của hiệu quả tiết kiệm thuế từ đi vay.
Hệ số đòn bẩy tài chính
Hệ số đòn bẩy tài chính = Tổng vốn
Vốn chủ sở hữu (1.18)
Chỉ tiêu này cho thấy tổng vốn doanh nghiệp đang sử dụng cho quá trình sản xuất kinh doanh bằng bao nhiêu lần so với vốn chủ sở hữu. Ý nghĩa của hệ số đòn
bẩy tài chính là đo lường sự đóng góp vốn của chủ sở hữu so với tổng vốn mà doanh nghiệp sử dụng.
1.2.2.6 Chỉ tiêu đánh giá hoạt động
Vòng quay các khoản phải thu
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần
Các khoản phải thu bình quân (1.19)
Hệ số các khoản phải thu phản ánh khả năng bị chiếm dụng vốn của doanh nghiệp bởi nhà cung cấp. Chỉ số vòng quay các khoản phải thu thấp cho thấy doanh nghiệp bị chiếm dụng vốn cao, rủi ro về khả năng thanh khoản của doanh nghiệp tăng cao.
Vòng quay các khoản phải thu lớn (các khoản phải thu nhỏ) thể hiện chính sách về thanh toán của công ty khá chặt chẽ, đảm bảo thanh khoản nhưng cũng có thể khiến doanh thu giảm do quá cứng nhắc trong giao dịch với khách hàng.
Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong năm (360)
Vòng quay các khoản phải thu (1.20)
Kỳ thu tiền bình quân là thời gian trung bình để doanh nghiệp thu được tiền bán hàng, được xác định trên toàn bộ doanh thu. Kỳ thu tiền bình quân cao hay thấp chưa thể kết luận chính xác là khả năng thu tiền của doanh nghiệp tốt hay chưa tốt mà còn phải xem mục tiêu chính sách tín dụng thương mại của doanh nghiệp nhằm mở rộng thị trường, gia tăng doanh thu hay thắt chặt tín dụng. Thời gian thu tiền bán hàng nhanh, thời gian luân chuyển vốn lưu động sẽ được rút ngắn, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được vốn, vốn luân chuyển nhanh, đáp ứng kịp thời các nhu cầu thanh toán.
Vòng quay các khoản phải trả
Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số mua hàng
Các khoản phải trả bình quân (1.21)
Hệ số các khoản phải trả phản ánh khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp đối với nhà cung cấp. Hệ số này thấp doanh nghiệp đang chiếm dụng vốn cao, có thể ảnh hưởng không tốt đến xếp hạng tín dụng và uy tín của doanh nghiệp vì nợ phải trả cao.
Vòng quay các khoản phải trả quá nhỏ (các khoản phải trả lớn), sẽ tiềm ẩn rủi ro về khả năng thanh khoản. Tuy nhiên, việc chiếm dụng khoản vốn này có thể giúp doanh nghiệp giảm được chi phí về vốn.
Vòng quay hàng tồn kho
Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán
Tồn kho bình quân (1.22)
Vòng quay hàng tồn kho tăng thể hiện doanh nghiệp hoạt động tốt, gia tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ, tránh ứ đọng hàng hóa, giảm chi phí kho bãi. Lượng hàng hoá tồn kho được giải phóng nhanh sẽ rút ngắn thời gian luân chuyển vốn và tăng khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
1.2.3 Mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng vốn và các chỉ tiêu tài chính qua mô hình Dupont
Theo Phạm Sơn Huyền (dịch từ bài đăng trên DGTASK):
Mô hình Dupont là kỹ thuật có thể được sử dụng để phân tích khả năng sinh lãi của một công ty bằng các công cụ quản lý hiệu quả truyền thống. Mô hình Dupont tích hợp nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bản cân đối kế toán.
Nguồn gốc mô hình Dupont:
Mô hình phân tích tài chính Dupont được phát minh bởi F.Donaldson Brown, một kỹ sư điện, người đã gia nhập bộ phận tài chính của một công ty hóa học khổng lồ. Một vài năm sau đó, Dupont mua lại 23% cổ phiếu của tập đoàn General Motors (GM) và tái cấu trúc tình hình tài chính lộn xộn của nhà sản xuất xe hơi này, đây có lẽ là lần cải tổ trên qui mô lớn đầu tiên ở Mỹ. Theo Alfred Sloan, nguyên chủ tịch của GM, phần lớn thành công của GM về sau có sự đóng góp không nhỏ từ hệ thống hoạch định và kiểm soát của Brown. Những thành công nối tiếp đã đưa mô hình Dupont trở nên phổ biến trong các tập đoàn lớn tại Mỹ. Nó vẫn còn được sử dụng cực kỳ rộng rãi trong việc phân tích báo cáo tài chính đến những năm 1970.
Ứng dụng mô hình Dupont:
Mô hình có thể được sử dụng bởi bộ phận thu mua và bộ phận bán hàng để khảo sát hoặc giải thích kết quả của ROA.
So sánh với những hãng khác cùng ngành kinh doanh Phân tích những thay đổi thường xuyên theo thời gian
Cung cấp những kiến thức căn bản nhằm tác động đến kết quả kinh doanh của công ty
Cho thấy sự tác động của chuyên nghiệp hóa chức năng mua hàng.