ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP DƯỢC HẬU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 82)

GIANG GIAI ĐOẠN 2012 - 2016

2.3.1 Những kết quả đạt được

Trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016, tình hình kinh tế nói chung và ngành dược phẩm nói riêng đều gặp nhiều khó khăn, giá nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, biến động tỷ giá, lãi suất tác động lớn đến giá hàng hóa nhập khẩu. Tuy nhiên, so với trung bình ngành CTCP Dược Hậu Giang đã sử dụng vốn tương đối hiệu quả, đạt kế hoạch đề ra, giữ sản lượng và doanh thu ở mức ổn định, tình hình sản xuất kinh doanh có thể nói là ổn định, lợi nhuận ở mức tương đối. Doanh thu xuất khẩu tăng trưởng tốt, thành lập các kênh phân phối qua hệ thống siêu thị Aeon Mall, Big C, chuỗi cửa hàng Guardian, Pharmacity. Ngoài ra, Công ty khai thác tốt nguồn tiền mặt nhàn rỗi vào đầu tư tài chính khi tình hình kinh doanh biến động do ảnh hưởng của thông tư 01 (năm 2015) và chính sách ưu đãi thuế tại nhà máy mới.

Bảng 2.26 Tốc độ tăng trưởng doanh thu – lợi nhuận (2012 – 2016)

Đơn vị tính: Tỷ đồng Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016 Sản lượng (triệu ĐVSP) 4.175 4581 4813 4156 4414 9,72% 5,06% -13,65% 6,21% Giá trị Sản lượng 3.410 4104 4240 3368 4170 20,35% 3,31% -20,57% 23,81%

Doanh thu thuần 2.931 3.391 3.913 3.608 3.783

15,68% 15,39% -7,79% 4,86%

Lợi nhuận sau thuế 491 593 534 593 713

20,76% -10,03% 11,04% 20,32%

Nguồn: Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên năm 2012 - 2016

Vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng qua các năm phản ánh được hiệu quả huy động vốn của Công ty cũng có xu hướng tốt lên qua các năm. Công ty đã tích cực khai thác các kênh huy động vốn nhằm tăng vốn chủ sở hữu.

Bảng 2.27 Vốn chủ sở hữu của CTCP Dược Hậu Giang giai đoạn 2012 – 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016

Vốn Chủ sở hữu 1.687.719 1.981.366 2.276.795 2.500.914 2.860.079

17,40% 14,91% 9,84% 14,36%

Công ty đã thực hiện tốt thu hồi công nợ, không để bị nợ quá hạn, chiếm dụng, cải thiện được các chỉ số thanh toán, vòng quay các khoản phải thu, hàng tồn.

Bảng 2.28 Chỉ số thanh toán, vòng quay khoản phải thu, hàng tồn kho

Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016

Khả năng thanh toán hiện hành 2,78 2,17 2,13 2,85 2,76

Khả năng thanh toán nhanh 2,00 1,43 1,43 2,03 2,03

Vòng quay khoản phải thu 5,10 5,08 4,63 5,60 5,42

Kỳ thu tiền bình quân 70,54 70,86 77,78 64,27 66,36

Vòng quay hàng tồn kho 2,91 2,33 2,28 3,43 2,82

Nguồn: Số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính 2012 – 2016

2.3.2 Những mặt hạn chế

Trong giai đoạn 2012 – 2016, Công ty đã đạt được một số kết quả tích cực trong việc quản lý và sử dụng nguồn vốn, sản xuất kinh doanh, song vẫn còn một số hạn chế cần phải chú trọng. Cụ thể là:

Bảng 2.29 Giá vốn hàng bán và các chỉ số tài chính

Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016 Giá vốn hàng bán (Triệu đồng) 1.487.278 1.762.679 1.781.997 2.194.892 2.070.058 ROS 16,76% 17,50% 13,64% 16,43% 18,85% ROA 20,66% 19,26% 15,33% 17,62% 18,07% ROE 29,11% 29,94% 23,44% 23,70% 24,93%

Nguồn: Số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính 2012 - 2016

 Từ bảng 2.29 có thể thấy giá vốn hàng bán của Công ty khá cao (chiếm tỷ trọng trên 50% trong doanh thu) và có xu hướng tăng qua các năm do Công ty nhập khẩu nguyên liệu khá lớn (tình trạng chung của các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam), làm giảm lợi nhuận thu được, giảm hiệu quả sản xuất kinh doanh.

 Năm 2012 - 2014, Công ty có dự án lớn xây dựng 02 nhà máy sản xuất tới cuối năm 2015 đầu năm 2016 mới chính thức đi vào hoạt động, số vốn cần đầu tư vào lớn trong khi đó năng suất hoạt động của nhà máy cũ giảm đáng kể, tình hình kinh doanh khó khăn dẫn đến các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn, hiệu

quả sử dụng VCĐ và VLĐ của công ty đều giảm đáng kể cho tới năm 2015, 2016 mới có dấu hiệu phục hồi lại nhưng vẫn thấp hơn so với năm 2012.

 Bên cạnh đó, qua phân tích Dupont cho thấy vay ngân hàng có tác động tích cực đến hiệu quả sử dụng vốn (hiện tại tỷ lệ nợ của Công ty chỉ ở mức 25% - 35%) nhưng Công ty chưa tận dụng được các khoản vốn vay này, mà tập trung vào phát hành cổ phiếu để gia tăng nguồn vốn, Công ty nên cân nhắc để tận dụng nguồn vốn này hơn nữa.

2.3.3 Nguyên nhân

2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan

 Tình hình kinh tế bất ổn kéo theo khó khăn chung cho toàn ngành, tỷ giá ngoại tệ biến động mạnh ảnh hưởng tới chi phí đầu vào, Công ty còn chịu áp lực cạnh tranh rất lớn từ các DN nước ngoài như Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ,...

 Giá cả nguyên liệu đầu vào cao, do chủ yếu các nguyên liệu chính đều được nhập về từ nước ngoài, tình hình tỷ giá lại biến động không ngừng, kéo theo sự gia tăng chi phí sản xuất, làm giá thành sản phẩm tăng, dẫn đến lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh bị kém đi.

 Hệ thống pháp luật còn nhiều khe hở, các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết làm cho doanh nghiệp khó hoạt động hiệu quả. Ngoài ra, các công ty nhập khẩu phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức giữa hàng nhập khẩu và hàng nhập lậu. Chính sách hoàn thuế thực hiện chậm trễ gây ra sự lãng phí cho doanh nghiệp khi vẫn phải đi vay từ bên ngoài.

 Môi trường kinh doanh chưa lành mạnh, các thông tin trên thị trường dễ bị nhiễu, bất cân xứng, thị trường tiền tệ tại Việt Nam còn chưa phát triển dẫn tới nhu cầu trao đổi hàng hóa, thanh toán, đầu tư, xuất nhập khẩu còn nhiều bất tiện.

 Các quy định về sản xuất, phân phối thuốc còn mang tính thủ tục hành chính rườm rà, hình thức. Bộ y tế quy định giá thuốc ETC gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc cân đối chi phí, lợi nhuận, mức độ cạnh tranh thấp, không tạo được động lực cho DN tự phát triển.

 Thanh tra kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuốc hiện nay chưa sâu sát, công minh, còn nhiều gian lận, hình thức và chưa xử lý nghiêm vi phạm với các DN sản xuất dược phẩm của nhà nước, gây mất niềm tin của người tiêu dùng đối với dược phẩm nội địa.

2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, một số nguyên nhân chủ quan gây nên hạn chế còn tồn tại trong công tác quản lý và sử dụng vốn của Công ty như sau:  Công ty chú trọng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công nhân kỹ thuật mà chưa phát huy hết vai trò của đội ngũ kế toán và quản trị tài chính, chưa có một bộ phận quản trị tài chính riêng biệt, thật sự am hiểu các kiến thức tài chính và thực tiễn tại Công ty.

 Các kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính được lập nhưng vẫn còn sơ sài, chưa bám sát thực tế, chưa dựa theo báo cáo của bộ phận kế toán, còn mang tính chất đối phó, chưa giúp ích nhiều cho công tác quản trị và đề xuất kế hoạch huy động và sử dụng vốn hiệu quả.

 Kiểm soát chi phí còn chưa chặt chẽ do bộ phận kiểm soát nội bộ chưa thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, chủ yếu là hoạt động đối phó với quy định, khiến cho doanh thu và lợi nhuận không tương xứng. Hàm lượng sử dụng VLĐ năm 2016 tăng 17,94%, có xu hướng tăng qua các năm cho thấy trình độ quản lý sử dụng VLĐ của công ty chưa tốt, cần nhiều VLĐ hơn để tạo ra 1 đồng doanh thu.

 Công ty chưa có những động thái linh hoạt, mềm dẻo kết hợp với những động thái dứt khoát trong công tác bán hàng để phát triển thêm khách hàng, chưa xây dựng được mô hình bán hàng phù hợp để đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Điều này thể hiện qua chính sách bán hàng tại Công ty còn cứng nhắc, chưa nới lỏng tín dụng đối với khách hàng để gia tăng doanh số và khách hàng tiềm năng. Mặc dù vòng quay các khoản phải thu, kỳ thu tiền của công ty khá tốt nhưng đó cũng là một hạn chế mà công ty cần cân nhắc giữa đánh đổi rủi ro và lợi nhuận.

 Các loại mặt hàng chủ yếu hiện nay dựa trên công thức đã có để điều chế loại thuốc tương tự, giống công dụng, chỉ khác bao bì sản phẩm dẫn tới sức cạnh tranh thấp do giá thành cao hơn so với sản phẩm của các công ty dược phẩm của nước ngoài như hàng của Ấn Độ, Trung Quốc, người tiêu dùng thường có tâm lý thích sử dụng sản phẩm quen thuộc, các nhà thuốc lại chọn những sản phẩm kháng sinh giá thấp để mang lại lợi nhuận cao hơn.

Về hiệu quả sử dụng vốn lưu động

 Các kế hoạch về huy động vốn, sử dụng vốn lưu động chưa thực sự đạt hiệu quả tốt như mong đợi do các kế hoạch sản xuất kinh doanh chưa sát với diễn

biến thực tế, khi lập kế hoạch không phân tích kỹ các số liệu của bộ phận kế toán đưa ra mà chủ yếu mang tính chủ quan, còn sơ xài.

 Công ty không tận dụng được các nguồn vốn ít tốn kém chi phí như các khoản phải trả người bán, người mua trả tiền trước, chưa khai thác hết các nguồn vốn lưu động khác mà chỉ tập trung vào nguồn vốn từ chủ sở hữu.

 Nguồn tiền mặt của công ty khá cao (chiếm từ 15%-30% trong tổng vốn) nhưng công ty chưa tận dụng đem đi đầu tư kinh doanh, đa dạng hóa danh mục tài sản để tăng thêm thu nhập và lợi nhuận.

 Hàng tồn kho tuy thấp (chiếm khoảng 22% trong tổng vốn) nhưng lại không ổn định, có năm lên tới 24% (2013) cho thấy công tác quản lý hàng tồn kho vẫn còn nhiều hạn chế, kế hoạch thu mua nguyên liệu, kế hoạch sản xuất chưa sát với yêu cầu thực tế, dẫn tới tồn đọng hàng hóa trong kho.

Về hiệu quả sử dụng vốn cố định

 Hiệu suất sử dụng vốn cố định và tỷ suất sinh lời VCĐ giảm qua các năm cho thấy kế hoạch mua sắm tài sản cố định chưa tương xứng với nhu cầu, năng lực sản xuất và kết quả kinh doanh thu được của Công ty. Trong giai đoạn 2012-2016, công ty tập trung huy động nguồn vốn để đầu tư xây dựng hai nhà máy sản xuất lớn, trong khi đó doanh thu từ việc bán hàng lại trì trệ, chưa có nhiều cải tiến và đột phá mới trong công tác kinh doanh, dẫn tới hiệu quả sử dụng vốn của công ty giảm sút rõ rệt.

 Hệ số hao mòn TSCĐ tăng mạnh 9,14% vào năm 2016 cho thấy tình trạng TSCĐ tại công ty đã cũ, cần phải đổi mới để tăng năng suất sản xuất và chất lượng sản phẩm. Công ty chưa tận dụng nguồn vốn vững mạnh để đầu tư máy móc sản xuất, công nghệ tiên tiến của thế giới mà chỉ tập trung nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để sản xuất kinh doanh (giá vốn chiếm trên 50% doanh thu), chưa tận dụng được nguồn thảo dược thiên nhiên vốn là thế mạnh của Việt Nam vào bào chế thuốc đông y, giảm chi phí sản xuất, tạo thương hiệu cho Công ty.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, luận văn tập trung phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Dược Hậu Giang giai đoạn 2012 – 2016 qua các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn, hiệu quả sử dụng vốn cố định, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và khảo sát các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy, những mặt tích cực trong hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty bao gồm: Công ty đã sử dụng vốn tương đối hiệu quả so với trung bình ngành, luôn giữ sản lượng và doanh thu ở mức ổn định, tình hình sản xuất kinh doanh ổn định, vốn chủ sở hữu tăng mạnh qua các năm, công ty đã có những biện pháp tốt trong công tác thu hồi công nợ, không để hàng tồn kho tăng cao đột biến. Công ty có nguồn vốn chủ sở hữu khá vững mạnh nên các chỉ số về khả năng thanh toán khá tốt, có uy tín tốt đối với ngân hàng và đối tác.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty còn tồn tại những hạn chế, yếu kém như công tác quản lý chi phí, đặc biệt là chi phí nguyên liệu đầu vào, các chỉ số tài chính, suất sinh lời ROS, ROA, ROE bị sụt giảm qua các năm do mức tăng của vốn cao trong khi doanh thu, lợi nhuận chỉ đạt ở mức trung bình, không vượt trội như tăng vốn chủ sở hữu. Điều này cho thấy tình trạng sử dụng vốn của công ty đạt hiệu quả chưa cao.

Qua phân tích các chỉ tiêu cùng với kết quả khảo sát cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Dược Hậu Giang chưa cao do biến động tỷ giá, chính sách của Nhà nước và Bộ y tế; đội ngũ kế toán tài chính chưa chuyên nghiệp, chưa có một bộ phận quản trị tài chính riêng biệt; các kế hoạch sản xuất, kế hoạch tài chính, kế hoạch huy động chưa giúp ích nhiều cho công tác quản trị; kiểm soát chi phí chưa chặt chẽ; đầu tư vào công nghệ để phát triển nguồn thảo dược thiên nhiên chưa được chú trọng.

Đây là những cơ sở để luận văn xây dựng các nhóm giải pháp và khuyến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Dược Hậu Giang trong chương 3.

CHƯƠNG 3 NHỮNG GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP DƯỢC HẬU GIANG

3.1 MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA CTCP DƯỢC HẬU GIANG (2017 - 2021)

3.1.1 Mục tiêu và phương hướng hoạt động

 Mục tiêu

- Tối đa hóa giá trị doanh nghiệp và gia tăng lợi ích cho các cổ đông.

- Duy trì các chỉ tiêu tài chính ROS ≥ 15%; ROE ≥ 23%; ROA ≥ 19%.

- Tối đa hóa hiệu quả quản trị doanh nghiệp, tài chính và chuỗi cung ứng.

- Giữ vững vị trí doanh nghiệp dược Generic lớn nhất Việt Nam

- Phát triển hệ thống phân phối chuyên nghiệp, sâu, rộng và đa dạng nhất.

- Trở thành biểu tượng mang tính nhân văn trong việc đóng góp cho xã hội, môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân viên và người dân.

- Là doanh nghiệp dẫn đầu về ứng dụng khoa học công nghệ trong các hoạt động (R&D, sản xuất, phân phối, thông tin, quản trị).

- Cải thiện và phát triển tốt các nguồn lực nền tảng.  Phương hướng hoạt động

Thứ nhất là: Cải thiện bộ máy quản trị, phân công nhiệm vụ trách nhiệm rõ ràng, tránh tình trạng kiêm nhiệm chức vụ, nâng cao vai trò của hệ thống kiểm soát nội bộ để giúp Ban quản trị phát hiện kịp thời sai xót trong quy trình và sửa đổi cho phù hợp. Bổ sung các chính sách đãi ngộ và thu hút lao động có trình độ phù hợp với mục tiêu phát triển của Công ty.

Thứ hai là: Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng tay nghề cho nhân viên, đặc biệt là các công nhân trong lĩnh vực sản xuất dược phẩm, với nền tảng cập nhật công nghệ kỹ thuật tiên tiến để có đủ năng lực sản xuất các loại thuốc Generic chất lượng cao gần với thuốc gốc nhất mà giá thành thấp, gia tăng cơ hội trúng thầu cung cấp thuốc cho các bệnh viện. Bên cạnh đó, phát triển các loại dược phẩm chiết suất từ thiên nhiên dựa trên nền tảng các vùng nguyên liệu của Việt Nam.

Thứ ba là: Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, trở thành thương hiệu có uy tín trong nước và Đông Nam Á, làm tiền đề phát triển sâu rộng trên thị trường quốc tế. Hoàn thành các dự án như: nâng cấp dây chuyền thuốc bột và viên

nén sủi bọt; cải tạo dây chuyền sản xuất thuốc từ dược liệu; đầu tư dây chuyền sản xuất thuộc nhà máy Dược phẩm Hậu Giang tại Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)