Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn ở CTCP Dược Hậu Giang bao gồm: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, ROI, ROA và ROE.
Bảng 2.9 dưới đây cho thấy các chỉ tiêu này trong giai đoạn 2012 -2016, số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính của Công ty.
Bảng 2.9 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn giai đoạn 2012-2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016
Doanh thu thuần 2.931.076 3.390.797 3.912.518 3.607.759 3.783.045
15,68% 15,39% -7,79% 4,86% Tổng nguồn vốn 2.378.264 3.080.620 3.482.718 3.363.199 3.945.743 29,53% 13,05% -3,43% 17,32% Vốn Chủ sở hữu 1.687.719 1.981.366 2.276.795 2.500.914 2.860.079 17,40% 14,91% 9,84% 14,36% EBIT 587.398 783.780 726.777 710.039 769.149 33,43% -7,27% -2,30% 8,32%
Lợi nhuận sau thuế 491.291 593.261 533.773 592.685 713.097
20,76% -10,03% 11,04% 20,32% Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 123,24% 110,07% 112,34% 107,27% 95,88% -13,18% 2,27% -5,07% -11,40% ROI 24,70% 25,44% 20,87% 21,11% 19,49% 0,74% -4,57% 0,24% -1,62% ROA 20,66% 19,26% 15,33% 17,62% 18,07% -1,40% -3,93% 2,30% 0,45% ROE 29,11% 29,94% 23,44% 23,70% 24,93% 0,83% -6,50% 0,25% 1,23%
Nguồn: Bảng số liệu tính toán từ Báo cáo tài chính (2012 – 2016)
Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh
Theo bảng 2.9, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty tăng giảm thất thường nhưng có xu hướng đi xuống trong giai đoạn 2012-2016. Năm 2012, chỉ tiêu này đạt 123,24%. Năm 2013, do tốc độ tăng của doanh thu (15,68%) thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của nguồn vốn (29,53%) nên chỉ tiêu này giảm 13,18% so với năm 2012, đạt 110,07%. Năm 2014, do tốc độ tăng của doanh thu (15,39%) cao hơn tốc độ tăng của nguồn vốn(13,05%) nên chỉ tiêu này tăng 2,27% so với năm 2013, đạt 112,34%. Năm 2015, tốc độ giảm của doanh thu
(7,79%) cao hơn tốc độ giảm của nguồn vốn (3,43%) nên hiệu quả sử dụng vốn giảm 5,07%, đạt 107,27%. Năm 2016, tốc độ tăng của doanh thu (4,86%) thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn (17,32%) nên chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn giảm 11,40% so với năm 2015, đạt 95,88%, thấp nhất trong vòng 5 năm.
Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty có diễn biến giảm dần qua các năm, chỉ có năm 2014 chỉ số này mới tăng nhẹ nhưng sau đó lại tiếp tục sụt giảm. Điều này cho thấy Công ty sử dụng vốn chưa có hiệu quả, chưa tận dụng hết nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI)
Theo bảng 2.9, chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI) cũng có xu hướng giảm dần qua các năm từ năm 2012-2016. Năm 2012, ROI đạt 24,7%. Năm 2013, do tốc độ tăng EBIT (33,43%) vượt quá tốc độ tăng của vốn (29,53%) nên ROI tăng 0,74%, đạt 25,44%. Năm 2014, do nguồn vốn tăng 13,05% trong khi đó EBIT lại giảm 7,27% làm cho ROI giảm 4,57% so với năm 2013, đạt 20,87%. Năm 2015, ROI tăng nhẹ 0,24%, đạt 21,11% do tốc độ giảm của nguồn vốn (3,43%) cao hơn tốc độ giảm của EBIT (2,30%). Năm 2016, ROI lại tiếp tục giảm 1,62% so với năm 2015, đạt 19,49% do tốc độ tăng của vốn (17,32%) cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của EBIT (8,32%).
Hình 2.4 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng ROI của Công ty giai đoạn 2012 – 2016
Qua Hình 2.4 ta có thể thấy tỷ suất hoàn vốn (ROI) của Công ty cũng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2012 – 2016, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2014 từ 25,44% xuống còn 20,87%. 24.699% 25.442% 20.868% 21.112% 19.493% .000% 5.000% 10.000% 15.000% 20.000% 25.000% 30.000% 2012 2013 2014 2015 2016
Tỷ suất hoàn vốn ROI
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)
Theo bảng 2.9, năm 2012, chỉ tiêu ROA đạt 20,66%. Năm 2013, ROA đạt 19,26% (giảm 1,40%) so với năm 2012 do tốc độ tăng của tổng nguồn vốn (29,53%) cao hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (20,76%). Năm 2014, do tổng nguồn vốn tăng (13,05%) trong khi lợi nhuận sau thuế giảm (10,03%) nên ROA giảm 3,93% so với năm 2013, đạt 20,87%. Năm 2015, do lợi nhuận sau thuế tăng 11,04% trong khi nguồn vốn bị giảm 3,43% nên ROA tăng nhẹ 2,3%, đạt 17,62%. Năm 2016, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (20,32%) cao hơn tốc độ tăng của nguồn vốn (17,32%) làm cho ROA tăng nhẹ 0,45% so với năm 2015, đạt 18,07%.
Hình 2.5 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng ROA của Công ty giai đoạn 2012 – 2016
Từ hình 2.5 cho thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của Công ty có xu hướng tăng trở lại vào năm 2015, 2016 sau một quãng thời gian dài giảm sụt từ 20,66% (2012) xuống còn 15,33% (2014).
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Theo bảng 2.9, năm 2012, chỉ tiêu ROE đạt 29,11%. Năm 2013, do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (20,76%) cao hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (17,40%) nên ROE tăng 0,83% so với năm 2012, đạt 29,94%. Năm 2014, do lợi nhuận sau thuế giảm 10,03% trong khi vốn chủ sở hữu tăng 14,91% nên ROE bị giảm 6,5%, đạt 23,44%. Năm 2015, do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (11,04%) cao hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (9,84%) nên ROE tăng 0,25% so với năm 2014, đạt 23,70%. Năm 2016, ROE tiếp tục tăng 1,23% so với năm 2015, đạt
20.658% 19.258% 15.326% 17.623% 18.073% .000% 5.000% 10.000% 15.000% 20.000% 25.000% 2012 2013 2014 2015 2016
Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA
24,93% do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (20,32%) cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (14,36%).
Hình 2.6 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng ROE của Công ty giai đoạn 2012 – 2016
Từ hình 2.6 ta có thể thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng biến động giống như chỉ tiêu ROA, tăng trở lại vào hai năm 2015, 2016 và giảm mạnh trong năm 2014 từ 29,11% (2012) xuống còn 23,44% (2014).