Các nguồn hình thành vốn kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 44 - 46)

Nguồn huy động thứ nhất là vốn chủ sở hữu. CTCP Dược Hậu Giang huy động vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu với 87.164.330 cổ phiếu niêm yết đang lưu hành. Tính đến 31/12/2016, Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh Vốn nhà nước nắm giữ 43,31% cổ phần; thứ hai là Công ty cổ phần chế tạo thuốc Taiso của Nhật Bản nắm giữ 24,44%%, còn lại 32,25% là cổ phần do các cổ đông khác nắm giữ, các cổ đông lớn đa số là doanh nghiệp nước ngoài.

Bảng 2.2 Tình hình số lượng cổ phiếu của Công ty giai đoạn 2012-2016

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Vốn điều lệ (Triệu đồng) 653.764 653.764 871.643 871.643 871.643

Số lượng cổ phiếu 65.376.429 65.376.429 87.164.330 87.164.330 87.164.330 Cổ phiếu đang lưu hành 65.366.229 65.366.229 87.154.200 86.941.950 87.164.330

Cổ phiếu quỹ 10.130 10.130 10.130 222.380

Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP Dược Hậu Giang (2012 – 2016)

Qua bảng 2.2, ta thấy được CTCP Dược Hậu Giang chỉ có 1 lần tăng vốn điều lệ vào năm 2014 trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016, cho thấy công ty ít phát hành cổ phiếu mới để tránh pha loãng quyền kiểm soát của các cổ đông.

Nguồn huy động vốn thứ hai là vay nợ. Trong 2012 – 2016, Công ty không chủ trương vào các khoản vay dài hạn mà chủ yếu là vay ngắn hạn. Vay ngắn hạn tăng mạnh từ 19 tỷ đồng (năm 2012), 127 tỷ đồng (năm 2013), 177 tỷ đồng (năm 2014), 271 tỷ đồng (năm 2015) và 355 tỷ đồng (năm 2016) do nhu cầu vốn cho dự án xây dựng 2 nhà máy mới, phát triển hệ thống bán hàng.

Bảng 2.3 Tình hình Nợ phải trả của Công ty giai đoạn 2012-2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016

Vay ngắn hạn 19 127 177 271 355

Mức tăng/giảm 552% 39% 53% 31%

Phải trả người bán 74 268 261 225 292

Mức tăng/giảm 263% -2% -14% 30%

Thuế và các khoản phải nộp NN 34 57 103 13 23

Mức tăng/giảm 69% 83% -87% 75%

Phải trả người lao động 157 207 208 128 171

Mức tăng/giảm 32% 1% -39% 33%

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dược Hậu Giang (2012 – 2016)

Từ bảng 2.3 cho thấy Công ty tận dụng được các nguồn vốn từ phải trả người bán, phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp nhà nước rất lớn, đặc biệt là chiếm dụng vốn từ các khoản phải trả người bán và người lao động. Trong năm

2013, để chuẩn bị cho đầu tư xây dựng nhà máy mới Công ty đã tăng mạnh các khoản mục trong nợ phải trả. Tuy nhiên, sang năm 2015, các khoản chiếm dụng vốn trên giảm mạnh do công ty đã sử dụng một phần nguồn vay ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ tới hạn, làm cho nợ phải trả giảm 29,2%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)