Phân tích Dupont

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 64)

Bảng 2.15 dưới đây sẽ biểu diễn chi tiết về các chỉ tiêu và ý nghĩa của nó trong mô hình phân tích tài chính Dupont của công ty cổ phần Dược Hậu Giang giai đoạn 2012 – 2016.

Bảng 2.15 Mô hình Dupont của CTCP Dược Hậu Giang giai đoạn 2012-2016

Công thức Mô tả 2012 2013 2014 2015 2016

LNST/EBT Gánh nặng thuế 84,01% 75,91% 73,94% 84,51% 94,24%

x EBT/ EBIT Tác động thu

nhập từ lãi 100% 100% 99% 99% 98%

x EBIT/DTT Tỷ suất lợi nhuận

ròng biên 20,04% 23,11% 18,58% 19,68% 20,33%

= ROS Tỷ suất LN ròng 16,76% 17,50% 13,64% 16,43% 18,85% x DTT/Tổng TS Hiệu suất sử dụng

TS 1,23 1,10 1,12 1,07 0,96

= ROA Khả năng sinh

lời trên TS 20,66% 19,26% 15,33% 17,62% 18,07% x Tổng TS/VCSH Đòn bẩy tài chính 1,41 1,55 1,53 1,34 1,38

= ROE Khả năng sinh

lời trên VCSH 29,11% 29,94% 23,44% 23,70% 24,93%

Nguồn: Báo cáo thường niên của CTCP Dược Hậu Giang năm 2012 -2016

Đẳng thức Dupont thứ nhất

ROA = Tỷ suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) x Vòng quay tổng tài sản. Từ bảng 2.15, có thể thấy năm 2013, ROS tăng lên 17,5%, vòng quay tổng tài sản giảm xuống 110% tác động làm cho ROA giảm từ 20,66% xuống còn 19,26%. Năm 2014, ROS giảm xuống 13,64% nhưng vòng quay tổng tài sản tăng lên 112% có tác động làm ROA giảm còn 15,33%. Năm 2015, ROS tăng lên 16,43% nhưng vòng quay tổng tài sản giảm xuống 107% có tác động làm ROA tăng lên 17,62%. Năm 2016, ROS tăng lên 18,85% nhưng vòng quay tổng tài sản giảm xuống 96% có tác động làm ROA tăng lên 18,07%. Như vậy, ROS có tác động mạnh đến chỉ tiêu ROA trong giai đoạn 2012-2016, ROA có xu hướng giảm trong giai đoạn 2013 - 2014 và tăng trở lại trong năm 2015-2016. Tình hình kinh doanh của Công ty sụt giảm trong năm 2013-2014 và khởi sắc hơn vào hai năm 2015-2016 do ảnh hưởng của giá nguyên liệu đầu vào tăng, chi phí tăng làm tăng giá thành sản phẩm, doanh thu tăng nhẹ nhưng giá vốn hàng bán lại tăng cao. Bên cạnh đó, vòng quay tổng tài sản có diễn biến theo chiều hướng giảm dần, chứng tỏ doanh nghiệp chưa tận dụng được nguồn vốn sẵn có để đầu tư tài sản cố định phục vụ cho gia tăng

sản xuất, hiệu quả sử dụng và khai thác vốn chưa cao, dẫn tới ROA giảm sút so với năm 2012 mặc dù trong năm 2015, 2016 có diễn biến tăng ổn định trở lại.

Đẳng thức Dupont thứ hai

ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính

Từ bảng 2.15, có thể thấy năm 2013, ROA giảm xuống 19,26%, hệ số đòn bẩy tài chính tăng lên 155%, tác động làm ROE tăng lên 29,94%. Năm 2014, ROA giảm xuống 15,33%, hệ số đòn bẩy tài chính giảm xuống 153%, tác động làm ROE giảm xuống 23,44%.Năm 2015, ROA tăng lên 17,62%, hệ số đòn bẩy tài chính giảm xuống 134%, tác động làm ROE tăng lên 23,70%. Năm 2016, ROA tăng lên 18,07%, hệ số đòn bẩy tài chính tăng lên 138%, tác động làm ROE tăng lên 23,93%. Như vậy, hệ số đòn bẩy tài chính có tác động mạnh tới ROE. Chỉ số ROA giảm nhẹ là do tài sản tăng nhanh, chỉ số đòn bẩy tài chính tăng do chậm trả nhà cung cấp (tức tốc độ tăng của tài sản tăng nhanh hơn vốn chủ sở hữu) đã làm chỉ số ROE tăng. Chỉ số ROA tăng chủ yếu nhờ sự hỗ trợ của chỉ số gánh nặng thuế và tỷ suất lợi nhuận ròng biên.

Đẳng thức Dupont tổng hợp

ROE = ROS x Vòng quay tổng tài sản x Hệ số đòn bẩy tài chính

Từ bảng 2.15, có thể thấy năm 2013, ROS tăng lên 17,5%, vòng quay tổng tài sản giảm xuống 110%, hệ số đòn bẩy tài chính tăng lên 155%, cả ba yếu tố này đều có tác động làm ROE tăng lên 29,94%. Năm 2014, ROS giảm xuống 13,64%, vòng quay tổng tài sản tăng lên 112%, hệ số đòn bẩy tài chính giảm xuống 153%, tác động làm ROE giảm xuống 23,44%. Năm 2015, ROS tăng lên 16,43%, vòng quay tổng tài sản giảm xuống 107%, hệ số đòn bẩy tài chính giảm xuống 134%, tác động làm ROE tăng lên 23,70%. Năm 2016, ROS tăng lên 18,85%, vòng quay tổng tài sản giảm xuống 96%, hệ số đòn bẩy tài chính tăng lên 138%, tác động làm ROE tăng lên 23,93%. Như vậy, ROS và hệ số đòn bẩy tài chính có tác động mạnh tới ROE, kéo ROE có diễn biến cùng chiều với hai yếu tố này. Tình hình kinh doanh của Công ty năm 2014 gặp nhiều khó khăn, doanh thu tăng nhưng chi phí đầu vào lại đắt đỏ, giá trị nhập khẩu tăng, lợi nhuận giảm dẫn tới ROS giảm, ROE cũng giảm. Năm 2015 - 2016, doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh do nhà máy mới xây dựng đi vào hoạt động, tăng năng suất, giảm chi phí, giải ngân

vay nợ ngắn hạn tăng, dẫn đến ROS tăng, hệ số đòn bẩy tài chính tăng, dẫn tới ROE tăng theo.

Để tăng tính hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu ROE, Công ty thường tập trung vào việc tăng hiệu quả của việc sử dụng tài sản để tạo doanh thu (vòng quay tài sản) và lợi nhuận ròng biên (tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu). Đồng thời duy trì việc sử dụng hệ số vốn vay với hệ số gánh nặng lãi vay rất an toàn. Trong năm 2016, mặc dù hiệu suất sử dụng tài sản giảm so với năm 2015, chỉ số ROA và ROE tăng chủ yếu nhờ sự hỗ trợ của chỉ số gánh nặng thuế và tỷ suất lợi nhuận ròng biên.

2.2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty cổ phần Dược Hậu Giang

Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Dược Hậu Giang được đưa ra dựa trên đặc điểm của ngành dược phẩm và tình hình thực tiễn tại công ty, kết hợp với kết quả khảo sát từ các chuyên gia, bao gồm: các nhà quản trị doanh nghiệp (Hội đồng quản trị, Ban giám đốc, Ban kiểm soát), các cán bộ nhân viên tài chính (bộ phận trực tiếp làm việc liên quan đến công tác tài chính kế toán của Công ty). Bảng khảo sát được thiết kế dựa trên nội dung các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn, đặc điểm ngành và thực tiễn tại CTCP Dược Hậu Giang. Số lượng phiếu phát ra là 50 phiếu, số lượng phiếu ý kiến thu thập được là 50 phiếu, tương đương 100%.

Tổng hợp các ý kiến của ban lãnh đạo, nhân viên và tình hình thực tiễn tại công ty, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Dược Hậu Giang được đánh giá cụ thể như sau:

2.2.3.1 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp

Nhân tố con người và công tác tổ chức quản trị tại công ty

Một nhân tố quan trọng hàng đầu tác động đến hiệu quả sử dụng vốn tại công ty đó là yếu tố con người và công tác quản trị tại công ty, có những yếu tố tác động tốt, cũng có những yếu tố làm giảm hiệu quả sử dụng vốn tại công ty. Kết quả thu được sau khi phỏng vấn chuyên gia được thể hiện ở bảng 2.16 dưới đây.

Bảng 2.16 Kết quả khảo sát về nhân tố con người và cơ cấu tổ chức quản trị

Nội dung khảo sát

Tỷ lệ ý kiến Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Công ty có nguồn nhân lực chất lượng cao, lành nghề, chuyên

nghiệp. 18%

43% 12% 17% 10%

Công ty thường xuyên cho nhân viên đi đào tạo để nâng cao năng

lực chuyên môn. 20%

35% 10% 20% 15%

Công ty xây dựng chế độ lương, thưởng, phúc lợi rõ ràng và có chính sách khuyến khích tìm kiếm nhân tài.

40% 30% 10% 15% 5%

Công ty xây dựng bộ máy quản trị phù hợp với mô hình kinh doanh và không có kiêm nhiệm chức vụ.

10% 40% 20% 15% 15%

Công ty có bộ phận quản trị tài chính riêng, tách biệt với bộ phận kế toán.

5% 15% 10% 30% 40%

Công ty có thành phần Ban kiểm soát, chịu trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của công ty.

60% 35% 2% 2% 1%

Nhiệm vụ ghi chép sổ sách, các nghiệp vụ kế toán do bộ phận kế toán đảm nhiệm.

87% 12% 1% 0% 0%

Nhiệm vụ phân tích tài chính, tư vấn tài chính, dự báo tài chính thuộc về bộ phận tài chính kế toán của Công ty.

26% 19% 16% 22% 17%

Nguồn: Phụ lục số 02

Trình độ Ban quản trị Công ty đáp ứng được yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kinh nghiệm, đều từ học vị Thạc sĩ, đại học trở lên giúp cho việc quản lý vận hành các hoạt động trong Công ty mang tính khoa học, chuyên nghiệp và đáng tin cậy hơn. Công ty có chế độ lương, thưởng, phúc lợi xã hội phù hợp với năng lực nhân viên và đúng với các quy định của Nhà nước dành cho người lao

động. Bên cạnh đó, Công ty chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trẻ để nâng cao chuyên môn, đem lại lợi ích cho Công ty trong tương lai.

Công ty có thành phần Ban kiểm soát, chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát mọi hoạt động của công ty, phân chia nhiệm vụ, trách nhiệm cho các phòng ban hợp lý, rõ ràng. Đồng thời, công ty cũng thường xuyên thực hiện kiểm tra, đôn đốc hoạt động sản xuất kinh doanh, marketing, báo cáo tình hình thường xuyên về cho ban quản trị, cấp lãnh đạo để kịp thời nắm bắt tình hình bên dưới và điều phối hiệu quả hơn.

Một số yếu tố trong cơ cấu tổ chức quản trị tài chính tác động làm giảm hiệu quả sử dụng vốn như: Công ty chưa có bộ phận quản trị tài chính riêng biệt, tách biệt với bộ phận kế toán. Chính vì vậy, công tác phân tích, tư vấn, dự báo tài chính vẫn thuộc về bộ phận kế toán đảm nhiệm. Bên cạnh đó, bộ phận kiểm soát nội bộ nên nằm ngoài sự quản lý của các phòng ban và chỉ chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị để khách quan hơn trong công tác kiểm tra, giám sát toàn bộ quy trình vận hành. Cơ cấu tổ chức quản trị cần phải được đổi mới hơn cho phù hợp với nhu cầu của công ty để phát huy hết nội lực.

Chi phí doanh nghiệp

Xét trong giai đoạn 2012 – 2016, càng về giai đoạn sau, các chi phí đầu vào của doanh nghiệp càng tăng cao, giá cả dược phẩm nguyên liệu nhập khẩu tăng, do đó giá vốn hàng bán tăng cao, dẫn đến sự sụt giảm lợi nhuận của công ty. Điều này làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Công ty đang có dự án xây dựng 2 nhà máy sản xuất mới, tập trung thu hút nguồn vốn đầu tư dẫn đến tốc độ tăng của vốn cao trong khi tốc độ tăng doanh thu vẫn ổn định và có năm sụt giảm do chính sách của Bộ y tế thay đổi, kéo theo sự sụt giảm của lợi nhuận, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao và có xu hướng đi xuống mặc dù vẫn cao so với bình quân ngành ROE 20%.

Bảng 2.17 Cơ cấu Chi phí của CTCP Dược Hậu Giang giai đoạn 2012 – 2016 Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016 Doanh thu (Triệu đồng) 2.931.076 3.390.797 3.912.518 3.607.759 3.783.045 Lợi nhuận 17,60% 17,68% 18,38% 19,21% 20,72% Giá vốn hàng bán 50,74% 51,98% 45,55% 60,84% 54,72% Chi phí bán hàng 24,21% 22,35% 28,08% 12,68% 16,70%

Chi phí quản lý 7,45% 7,99% 7,99% 7,27% 7,86%

Nguồn: Bảng số liệu tính toán từ BCTC của DHG giai đoạn 2012 - 2016

Bảng 2.17 cho thấy giá vốn hàng bán chiếm tỷ trọng khá cao trong doanh thu (trên 50%) và có xu hướng tăng dần qua các năm. Điều này chứng tỏ chi phí đầu vào tạo ra sản phẩm cao trong khi giá thành sản phẩm chịu sự chi phối của Nhà nước dẫn tới lợi nhuận không tăng trưởng tốt.

Để quản lý tốt chi phí của doanh nghiệp, tiết kiệm tối đa chi phí cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đòi hỏi Công ty phải xây dựng một quy trình chặt chẽ từ khâu lập kế hoạch cho đến khâu sử dụng và quản lý chi phí. Trong công tác quản lý chi phí của Công ty, bao gồm các giai đoạn sau:

Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh và tài chính

Công ty thường xuyên lập các kế hoạch sản xuất kinh doanh, cân đối thu chi ngân sách sao cho phù hợp với nhu cầu thị trường theo từng thời kỳ. Các kế hoạch được lập chủ yếu dựa vào hai yếu tố : tình hình thực tế thực hiện và dự báo tình hình sản xuất kinh doanh của năm tiếp theo. Tuy nhiên, nhìn từ thực tế, các kế hoạch được lập còn chưa sát sao, chưa cập nhật đúng tình hình sản xuất kinh doanh hiện tại của công ty, dẫn đến kế hoạch tài chính còn chưa gần với thực tế thực hiện, dẫn đến nhu cầu huy động và sử dụng vốn chưa chính xác. Việc lập kế hoạch chưa sát với thực tế sẽ ảnh hưởng xấu tới hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Kết quả thu được khi khảo sát các chuyên gia về công tác kế hoạch huy động và sử dụng vốn được thể hiện ở bảng 2.18 dưới đây.

Bảng 2.18 Kết quả khảo sát công tác lập kế hoạch sản xuất và tài chính

Nội dung khảo sát

Tỷ lệ ý kiến Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Công ty thường xuyên lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính.

34% 65% 1% 0% 0%

Các kế hoạch được lập căn cứ vào tình hình thực tế và so sánh với tình hình sản xuất kinh doanh của năm trước.

52% 29% 9% 2% 7%

Nguồn: Phụ lục số 02

Công tác sử dụng nguồn vốn:

Công ty luôn sử dụng vốn cố định, vốn lưu động đúng mục đích, đúng theo tình hình sản xuất kinh doanh thực tế của công ty, luôn có bộ phận theo dõi, cập nhật mọi thay đổi về nguồn vốn của công ty. Tuy nhiên, vì công tác lập kế hoạch chưa thật chính xác, còn mang tính chủ quan nên công tác sử dụng nguồn vốn còn xa rời kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, công ty còn có nhiều khoản chi tiêu lãng phí, chưa thật sự cần thiết, đặc biệt là trong công tác cho, biếu, tặng đối tác, chi phí tiếp khách,....

Đặc thù của ngành là nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu từ nước ngoài về sản xuất nhưng lại chưa chú trọng trong công tác tìm kiếm thị trường tốt nhất, giá rẻ, chất lượng đảm bảo để hạ giá thành sản phẩm. Công ty còn dựa vào các chính sách ưu đãi của nhà nước đối với ngành dược phẩm nên chưa chủ động trong việc cạnh tranh với các công ty cùng ngành để tiến bộ hơn. Chính vì vậy, một phần nguồn vốn không nhỏ bị thất thoát, lãng phí cho việc mua nguyên vật liệu với giá cao, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của Công ty.

Bảng 2.19 Kết quả khảo sát công tác sử dụng vốn tại CTCP Dược Hậu Giang

Nội dung khảo sát

Tỷ lệ ý kiến chuyên gia Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý Công ty sử dụng vốn lưu động, tài sản cố định đúng mục đích và bám sát kế hoạch đặt ra. 34% 35% 9% 6% 16%

Công ty sử dụng nguồn vốn căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế.

29% 32% 14% 14% 12%

Công ty luôn lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp để giảm giá thành, tiết kiệm vốn

11% 26% 13% 27% 23%

Công ty còn nhiều khoản chi phí không thật cần thiết, gây lãng phí.

14% 29% 15% 24% 18%

Nguồn: Phụ lục số 02

Công tác quản lý nguồn vốn:

Công ty thường xuyên theo dõi sự tăng giảm nguồn vốn, luôn chú trọng công tác thu hồi công nợ, quản lý hàng tồn kho. Công ty đã sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm để hỗ trợ trong mặt quản lý nguồn vốn. Công ty thực hiện rất tốt công tác bán hàng thu hồi công nợ, không để nguồn vốn bị chiếm dụng mà luân chuyển nhanh. Tuy nhiên, thực tế công tác quản lý hàng tồn kho ở công ty chưa thực sự tốt, còn nhiều hạn chế, hàng tồn kho còn nhiều do xây dựng kế hoạch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)