Cơ cấu nguồn vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 47)

Cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của CTCP Dược Hậu Giang giai đoạn 2012 -2016 được thể hiện trong hình 2.3 bên dưới.

2,378,264 3,080,620 3,482,718 3,363,199 3,945,743 674,795 1,081,177 1,189,092 841,962 1,051,504 1,687,719 1,981,366 2,276,795 2,500,914 2,860,079 - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 2012 2013 2014 2015 2016

Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn 2012-2016

.000% 20.000% 40.000% 60.000% 80.000%100.000%120.000% 2012 2013 2014 2015 2016 28.373% 35.096% 34.143% 25.035% 26.649% 71.627% 64.904% 65.857% 74.965% 73.351%

Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Hình 2.3 Biểu đồ tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2012 - 2016

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dược Hậu Giang (2012 – 2016)

Hình 2.3 cho thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty hình thành chủ yếu là từ vốn chủ sở hữu và có xu hướng tăng dần qua các năm, vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn (trên 60%). Cơ cấu vốn của CTCP Dược Hậu Giang tương đối ổn định, khá lành mạnh, vững chắc và đảm bảo an toàn về thanh khoản cho công ty.

Bảng 2.5 Vốn lưu động giai đoạn 2012-2016 của CTCP Dược Hậu Giang

ĐVT: Tỷ đồng

Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016

Tài sản ngắn hạn 1,818 2,233 2,386 2,221 2,747

Tiền và các khoản tương đương tiền 719 613 498 421 603

Phải thu khách hàng 449 515 761 571 623

Hàng tồn kho 512 758 781 639 733

Mức tăng/giảm

Tài sản ngắn hạn 22.83% 6.88% -6.91% 23.67%

Tiền và các khoản tương đương tiền -14.70% -18.75% -15.57% 43.37%

Phải thu khách hàng 14.59% 47.70% -24.96% 9.09%

Hàng tồn kho 48.08% 3.00% -18.11% 14.63%

Từ bảng 2.5 cho thấy vốn lưu động của Công ty có xu hướng tăng dần và diễn biến cùng chiều với tổng nguồn vốn qua các năm, điều này có thể lý giải do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang mở rộng. Trong vốn lưu động của Công ty, ba khoản mục chiếm tỷ trọng cao là tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu khách hàng ngắn hạn và hàng tồn kho.

Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm dần qua các năm, chỉ có năm 2016 là tăng mạnh 43,37%. Hàng tồn kho năm 2013 tăng mạnh 48,08% và giảm vào năm 2015 (18,11%). Hàng tồn kho biến động tăng giảm thất thường qua các năm một phần do công ty dự trữ nguyên vật liệu tùy theo giá cả thị trường. Các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn tăng mạnh vào năm 2014 (47,7%), giảm mạnh vào năm 2015 (24,96%). Các khoản phải thu ngắn hạn luôn ở mức ổn định, chỉ tăng đột biến trong năm 2014 do công ty thay đổi chính sách bán hàng.

Tỷ trọng cơ cấu vốn lưu động trong tổng nguồn vốn được thể hiện chi tiết qua bảng 2.6 dưới đây

Bảng 2.6 Tỷ trọng Vốn lưu động trong tổng vốn giai đoạn 2012-2016 của CTCP Dược Hậu Giang

Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016

Tài sản ngắn hạn 76,43% 72,47% 68,52% 66,05% 69,62%

Tiền và các khoản tương đương tiền 30,23% 19,91% 14,31% 12,51% 15,29%

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 5,52% 7,43% 15,09% 17,84%

Phải thu khách hàng 18,90% 16,72% 21,84% 16,97% 15,78%

Trả trước người bán 3,54% 3,47% 1,30% 0,69% 0,59%

Phải thu về cho vay ngắn hạn 0,85% 1,12% 0,87%

Phải thu ngắn hạn khác 1,95% 1,78% 0,48% 0,69% 0,65%

Hàng tồn kho 21,52% 24,60% 22,42% 19,01% 18,57%

Tài sản ngắn hạn khác 0,53% 0,78% 0,11% 0,29% 0,38%

Nguồn: Bảng số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2012 -2016

Từ bảng 2.6 cho thấy vốn lưu động chiếm khoảng 70% đến 80% tổng nguồn vốn và có diễn biến giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do Công ty giảm mạnh tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng nguồn vốn để đầu tư vào các dự án bất động sản, công ty liên kết. Công ty đã quản lý vốn tốt hơn trong công tác

thu mua và dự kiến sức tiêu thụ, giải phóng hàng tồn kho, kết quả trong hai năm 2015 và 2016 tỷ trọng hàng tồn kho giảm đáng kể.

Bảng 2.7 Vốn cố định giai đoạn 2012-2016 của CTCP Dược Hậu Giang

ĐVT: Tỷ đồng

Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016

Tài sản dài hạn 561 848 1096 1142 1199

Tài sản cố định 447 518 914 1068 1103

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 70 282 50 16 17

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 17 21 17 16 16

Tài sản dài hạn khác 27 28 115 42 58

Mức tăng/giảm

Tài sản dài hạn 51.28% 29.29% 4.14% 4.97%

Tài sản cố định 15.85% 76.54% 16.87% 3.32%

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 299.96% -82.19% -68.64% 5.91%

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 24.71% -18.89% -5.40% -1.17%

Tài sản dài hạn khác 5.20% 307.61% -63.14% 36.41%

Nguồn: Bảng số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2012 -2016

Bảng 2.7 cho thấy Vốn cố định của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2012 – 2016, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2013 và 2014. Nguyên nhân là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 299,96% (năm 2013) từ dự án xây dựng nhà máy mới để cải thiện khả năng sản xuất của Công ty. Ngoài ra, vốn cố định tăng dần qua các năm là do tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong vốn cố định và tăng qua các năm.

Tỷ trọng cơ cấu vốn cố định trong tổng nguồn vốn được thể hiện chi tiết qua bảng 2.8 dưới đây

Bảng 2.8 Tỷ trọng Vốn cố định trong tổng vốn giai đoạn 2012-2016 Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016 Tài sản dài hạn 23.57% 27.53% 31.48% 33.95% 30.38%

Các khoản phải thu dài hạn 0.02% 0.13%

Tài sản cố định 18.78% 16.80% 26.23% 31.75% 27.96%

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.96% 9.14% 1.44% 0.47% 0.42%

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0.70% 0.67% 0.48% 0.47% 0.40%

Tài sản dài hạn khác 1.13% 0.92% 3.30% 1.26% 1.47%

Nguồn: Bảng số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2012 -2016

Từ bảng 2.8 cho thấy Tỷ trọng vốn cố định trên tổng nguồn vốn chiếm khoảng 20% đến 30% trong tổng nguồn vốn và đang có xu hướng tăng dần. Năm 2012 vốn cố định chiếm 23,57%, năm 2013 chiếm 27,53%, năm 2014 chiếm 31,48%, năm 2015 chiếm 33,95%, năm 2016 chiếm 30,38%.

Nguyên nhân của việc tăng tỷ trọng vốn cố định là do trong giai đoạn này công ty có nhiều dự án trọng điểm, gia tăng đầu tư máy móc thiết bị, nhà xưởng để tăng năng suất và chất lượng sản phẩm, tận dụng nguồn tiền nhàn rỗi vào đầu tư tài sản cố định và bất động sản để sinh lời. Qua đó có thể thấy được công ty đang từng bước xây dựng cho kế hoạch phát triển các dược phẩm tự sản xuất để hạn chế nhập khẩu thuốc từ nước ngoài, tăng thị phần dược nội địa và xuất khẩu ra các nước, bước đầu là đầu tư phát triển hệ thống nhà máy sản xuất, trang thiết bị hiện đại.

2.2.2 Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang giai đoạn 2012-2016

2.2.2.1 Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn

Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn ở CTCP Dược Hậu Giang bao gồm: Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh, ROI, ROA và ROE.

Bảng 2.9 dưới đây cho thấy các chỉ tiêu này trong giai đoạn 2012 -2016, số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính của Công ty.

Bảng 2.9 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng vốn giai đoạn 2012-2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016

Doanh thu thuần 2.931.076 3.390.797 3.912.518 3.607.759 3.783.045

15,68% 15,39% -7,79% 4,86% Tổng nguồn vốn 2.378.264 3.080.620 3.482.718 3.363.199 3.945.743 29,53% 13,05% -3,43% 17,32% Vốn Chủ sở hữu 1.687.719 1.981.366 2.276.795 2.500.914 2.860.079 17,40% 14,91% 9,84% 14,36% EBIT 587.398 783.780 726.777 710.039 769.149 33,43% -7,27% -2,30% 8,32%

Lợi nhuận sau thuế 491.291 593.261 533.773 592.685 713.097

20,76% -10,03% 11,04% 20,32% Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh 123,24% 110,07% 112,34% 107,27% 95,88% -13,18% 2,27% -5,07% -11,40% ROI 24,70% 25,44% 20,87% 21,11% 19,49% 0,74% -4,57% 0,24% -1,62% ROA 20,66% 19,26% 15,33% 17,62% 18,07% -1,40% -3,93% 2,30% 0,45% ROE 29,11% 29,94% 23,44% 23,70% 24,93% 0,83% -6,50% 0,25% 1,23%

Nguồn: Bảng số liệu tính toán từ Báo cáo tài chính (2012 – 2016)

Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh

Theo bảng 2.9, có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty tăng giảm thất thường nhưng có xu hướng đi xuống trong giai đoạn 2012-2016. Năm 2012, chỉ tiêu này đạt 123,24%. Năm 2013, do tốc độ tăng của doanh thu (15,68%) thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của nguồn vốn (29,53%) nên chỉ tiêu này giảm 13,18% so với năm 2012, đạt 110,07%. Năm 2014, do tốc độ tăng của doanh thu (15,39%) cao hơn tốc độ tăng của nguồn vốn(13,05%) nên chỉ tiêu này tăng 2,27% so với năm 2013, đạt 112,34%. Năm 2015, tốc độ giảm của doanh thu

(7,79%) cao hơn tốc độ giảm của nguồn vốn (3,43%) nên hiệu quả sử dụng vốn giảm 5,07%, đạt 107,27%. Năm 2016, tốc độ tăng của doanh thu (4,86%) thấp hơn tốc độ tăng của nguồn vốn (17,32%) nên chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn giảm 11,40% so với năm 2015, đạt 95,88%, thấp nhất trong vòng 5 năm.

Hiệu quả sử dụng vốn của Công ty có diễn biến giảm dần qua các năm, chỉ có năm 2014 chỉ số này mới tăng nhẹ nhưng sau đó lại tiếp tục sụt giảm. Điều này cho thấy Công ty sử dụng vốn chưa có hiệu quả, chưa tận dụng hết nguồn lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI)

Theo bảng 2.9, chỉ tiêu tỷ suất hoàn vốn đầu tư (ROI) cũng có xu hướng giảm dần qua các năm từ năm 2012-2016. Năm 2012, ROI đạt 24,7%. Năm 2013, do tốc độ tăng EBIT (33,43%) vượt quá tốc độ tăng của vốn (29,53%) nên ROI tăng 0,74%, đạt 25,44%. Năm 2014, do nguồn vốn tăng 13,05% trong khi đó EBIT lại giảm 7,27% làm cho ROI giảm 4,57% so với năm 2013, đạt 20,87%. Năm 2015, ROI tăng nhẹ 0,24%, đạt 21,11% do tốc độ giảm của nguồn vốn (3,43%) cao hơn tốc độ giảm của EBIT (2,30%). Năm 2016, ROI lại tiếp tục giảm 1,62% so với năm 2015, đạt 19,49% do tốc độ tăng của vốn (17,32%) cao hơn nhiều so với tốc độ tăng của EBIT (8,32%).

Hình 2.4 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng ROI của Công ty giai đoạn 2012 – 2016

Qua Hình 2.4 ta có thể thấy tỷ suất hoàn vốn (ROI) của Công ty cũng có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2012 – 2016, đặc biệt giảm mạnh vào năm 2014 từ 25,44% xuống còn 20,87%. 24.699% 25.442% 20.868% 21.112% 19.493% .000% 5.000% 10.000% 15.000% 20.000% 25.000% 30.000% 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ suất hoàn vốn ROI

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Theo bảng 2.9, năm 2012, chỉ tiêu ROA đạt 20,66%. Năm 2013, ROA đạt 19,26% (giảm 1,40%) so với năm 2012 do tốc độ tăng của tổng nguồn vốn (29,53%) cao hơn so với tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (20,76%). Năm 2014, do tổng nguồn vốn tăng (13,05%) trong khi lợi nhuận sau thuế giảm (10,03%) nên ROA giảm 3,93% so với năm 2013, đạt 20,87%. Năm 2015, do lợi nhuận sau thuế tăng 11,04% trong khi nguồn vốn bị giảm 3,43% nên ROA tăng nhẹ 2,3%, đạt 17,62%. Năm 2016, tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (20,32%) cao hơn tốc độ tăng của nguồn vốn (17,32%) làm cho ROA tăng nhẹ 0,45% so với năm 2015, đạt 18,07%.

Hình 2.5 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng ROA của Công ty giai đoạn 2012 – 2016

Từ hình 2.5 cho thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) của Công ty có xu hướng tăng trở lại vào năm 2015, 2016 sau một quãng thời gian dài giảm sụt từ 20,66% (2012) xuống còn 15,33% (2014).

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Theo bảng 2.9, năm 2012, chỉ tiêu ROE đạt 29,11%. Năm 2013, do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (20,76%) cao hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (17,40%) nên ROE tăng 0,83% so với năm 2012, đạt 29,94%. Năm 2014, do lợi nhuận sau thuế giảm 10,03% trong khi vốn chủ sở hữu tăng 14,91% nên ROE bị giảm 6,5%, đạt 23,44%. Năm 2015, do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (11,04%) cao hơn so với tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (9,84%) nên ROE tăng 0,25% so với năm 2014, đạt 23,70%. Năm 2016, ROE tiếp tục tăng 1,23% so với năm 2015, đạt

20.658% 19.258% 15.326% 17.623% 18.073% .000% 5.000% 10.000% 15.000% 20.000% 25.000% 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản ROA

24,93% do tốc độ tăng của lợi nhuận sau thuế (20,32%) cao hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu (14,36%).

Hình 2.6 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng ROE của Công ty giai đoạn 2012 – 2016

Từ hình 2.6 ta có thể thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) cũng biến động giống như chỉ tiêu ROA, tăng trở lại vào hai năm 2015, 2016 và giảm mạnh trong năm 2014 từ 29,11% (2012) xuống còn 23,44% (2014).

2.2.2.2 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động được phân tích dựa trên các chỉ tiêu: Tỷ suất sinh lời trên vốn lưu động, số vòng quay vốn lưu động, hàm lượng vốn lưu động, thời gian một vòng quay vốn lưu động. Thông số của các chỉ tiêu này được thể hiện trong bảng 2.10 dưới đây:

29.110% 29.942% 23.444% 23.699% 24.933% .000% 5.000% 10.000% 15.000% 20.000% 25.000% 30.000% 35.000% 2012 2013 2014 2015 2016

Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE

Bảng 2.10 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2012 -2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016

Doanh thu thuần 2,931,076 3,390,797 3,912,518 3,607,759 3,783,045

15.68% 15.39% -7.79% 4.86%

Vốn lưu động 1,817,659 2,232,558 2,386,251 2,221,374 2,747,174

22.83% 6.88% -6.91% 23.67%

Lợi nhuận sau thuế 491,291 593,261 533,773 592,685 713,097

20.76% -10.03% 11.04% 20.32%

Tỷ suất sinh lời VLĐ 0.2703 0.2657 0.2237 0.2668 0.2596

-1.69% -15.82% 19.28% -2.71% Số vòng quay VLĐ (vòng) 1.613 1.519 1.640 1.624 1.377 -5.81% 7.95% -0.95% -15.21% Hàm lượng VLĐ 0.620 0.658 0.610 0.616 0.726 6.17% -7.37% 0.95% 17.94% Thời gian một vòng quay VLĐ (ngày) 223 237 220 222 261 6.17% -7.37% 0.95% 17.94%

Nguồn: Bảng số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2012 -2016

Tỷ suất sinh lời vốn lưu động cho biết mỗi đồng vốn lưu động của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế (LNST). Từ bảng 2.10 cho thấy năm 2012, một đồng vốn lưu động tạo ra 0,2703 đồng lợi nhuận sau thuế; năm 2013 một đồng VLĐ chỉ tạo ra 0,2657 đồng lợi nhuận (giảm 1,69% so với năm 2012) do mức tăng của LNST thấp hơn mức tăng của VLĐ, năm 2014 một đồng VLĐ tạo ra 0,2237 đồng lợi nhuận (giảm sâu 15,82% so với năm 2013) do LNST giảm 10,03% trong khi VLĐ tăng 6,88%, năm 2015 một đồng VLĐ tạo ra 0,2668 đồng LNST (tăng mạnh 19,28% so với năm 2014) do LNST tăng 11,04% trong khi VLĐ lại giảm 6,91%, năm 2016 một đồng VLĐ tạo ra 0,2596 đồng LNST (giảm 2,71% so với năm 2015) do mức tăng của LNST thấp hơn VLĐ.

- 00,001 00,001 00,002 00,002 2012 2013 2014 2015 2016

Hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Tỷ suất sinh lời VLĐ Số vòng quay VLĐ (vòng) Hàm lượng VLĐ

Số vòng quay vốn lưu động phản ánh tốc độ luân chuyển của vốn lưu động nhanh hay chậm, trong một chu kì kinh doanh vốn lưu động quay được càng nhiều vòng thì mức độ thu hồi vốn của DN càng cao. Năm 2012 vốn lưu động quay được 1,613 vòng; năm 2013 vốn lưu động quay được 1,519 vòng (giảm 5,81% so với năm 2012); năm 2014 VLĐ quay được 1,640 vòng (tăng 7,95%); năm 2015 VLĐ quay được 1,624 vòng (giảm nhẹ 0,95%) và năm 2016 VLĐ quay được 1,377 vòng (giảm mạnh 15,21%) cho thấy năm 2016 Công ty thu hồi vốn khá chậm so với những năm trước, có thể VLĐ bị chiếm dụng do quản lý chưa tốt.

Tương ứng với số vòng quay vốn lưu động, thời gian một vòng chu chuyển của vốn lưu động trong năm 2012 là 223 ngày, năm 2013 tăng lên 237 ngày và năm 2014 giảm còn 220 ngày, năm 2015 tăng lên 222 ngày, năm 2016 là 261 ngày. Có thể nói tốc độ lưu chuyển vốn lưu động của Công ty không biến động quá nhiều nhưng so với các năm trước thì năm 2016 thời gian một vòng quay VLĐ tăng lên khá cao, công ty cần chú trọng hơn trong việc quản lý nguồn vốn của mình.

Hàm lượng vốn lưu động cho biết để tạo ra một đồng doanh thu cần bao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)