Sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 93)

Vốn bằng tiền của Công ty hiện tại chiếm khoảng 30% trong tổng vốn. Với số tiền mặt và tiền gửi ngân hàng lớn như vậy, công ty đã đánh mất cơ hội đầu tư cho các hoạt động khác hứa hẹn mang lại nhiều lợi nhuận. Công ty cần xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn tiền nhàn rỗi cụ thể vào các dự án sinh lời tốt hơn, có thể tham khảo ý kiến chuyên gia về các kênh đầu tư mới, chứ không nên bị động, chỉ sử dụng vốn cho mục đích sản xuất kinh doanh chính hay bảo đảm an toàn cho khả năng thanh toán của mình.

3.2.2.4 Quản lý hàng tồn kho, giảm thiểu chi phí lưu kho

Việc quản lý hàng tồn kho qua các năm cho thấy Công ty không để hàng tồn kho biến động mạnh mà luôn giữ ở mức ổn định khoảng 33% trở xuống, tuy nhiên tỷ trọng vẫn còn tương đối cao trong tổng vốn lưu động.

Công ty cần có kế hoạch mua sắm nguyên vật liệu và kế hoạch sản xuất đồng bộ, cắt giảm nếu không cần thiết, tránh dư thừa, lãng phí.

Dự phòng giảm giá hàng tồn kho cần lập nhiều hơn để bù đắp những trường hợp hàng tồn kho bị giảm chất lượng, đặc biệt đối với những khoản nguyên vật liệu tồn tại trong thời gian dài mà không sử dụng cần có kế hoạch thanh lý, giảm bớt chi phí lưu kho.

Thường xuyên kiểm kê, kiểm tra kho định kỳ để phát hiện kịp thời những thất thoát hay hư hỏng, đặc biệt là chống ẩm thấp, mối mọt. Hàng tháng, kế toán hàng hóa cần đối chiếu sổ sách, phát hiện số hàng tồn đọng để xử lý, tìm biện pháp giải phóng số hàng hóa tồn đọng để nhanh chóng thu hồi vốn.

Theo dõi sự biến động của thị trường hàng hóa, nhu cầu tiêu dùng để điều chỉnh kịp thời kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu và sản xuất hàng hóa.

3.2.3 Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một số giải pháp đặt ra để Công ty có thể tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định như:

3.2.3.1 Lập kế hoạch đầu tư, mua sắm

Công ty cần theo dõi, kiểm tra định kỳ các máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng,... để có kế hoạch đầu tư mua sắm TSCĐ hợp lý, tránh gây lãng phí do mua sắm dư thừa, tốn thêm chi phí lưu kho và bảo quản TSCĐ.

Lập kế hoạch khấu hao tài sản cố định: xác định rõ nguồn vốn đầu tư vào tài sản cố định, theo dõi sát sao danh mục, số lượng, giá trị từng loại tài sản cố định tăng giảm trong năm. Bên cạnh công tác lập kế hoạch mua mới TSCĐ và biện pháp khấu hao tài sản cố định đem lại hiệu quả cao nhất, Công ty cần có chú trọng công tác sửa chữa, bảo dưỡng tài sản cố định thường xuyên, giảm thiểu hư hỏng.

3.2.3.2 Kiểm tra tình trạng tài sản cố định và công tác sửa chữa

Công ty cũng cần chú trọng đổi mới trang thiết bị, phương pháp công nghệ sản xuất, đồng thời nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định hiện có của doanh nghiệp, kịp thời thanh lý các tài sản cố định không cần dùng hoặc đã hư hỏng, không dự trữ quá mức tài sản cố định chưa cần dùng. Theo chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ của công ty qua các năm đều cho thấy TSCĐ của Công ty đã lỗi thời và cần đổi mới để nâng cao năng lực sản xuất. Công ty cũng phải chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh để hạn chế tổn thất vốn cố định do các nguyên nhân khách quan như: mua bảo hiểm tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, trích trước các chi phí dự phòng…Công ty nên thường xuyên kiểm tra TSCĐ định kỳ và sửa chữa kịp thời, tránh để hư hỏng TSCĐ không đáng có do công tác bảo trì tài sản.

Căn cứ vào đặc điểm kinh tế và kỹ thuật, người ta thường phân loại sửa chữa thành 2 loại: sửa chữa thường xuyên và sửa chữa lớn TSCĐ.

Tính hiệu quả của việc sử dụng vốn sửa chữa lớn phải được đặt trên các yêu cầu sau:

+ Phải cân nhắc giữa chi phí sửa chữa lớn bỏ ra với việc thu hồi hết giá trị còn lại của máy móc để quyết định cho tồn tại tiếp tục hay chấm dứt hoạt động của nó.

3.3 KHUYẾN NGHỊ

3.3.1 Đối với Nhà nước

3.3.1.1 Thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp

Nhà nước cần tạo một cơ chế tài chính, hệ thống pháp luật thông thoáng, hợp lý và giảm các thủ tục hành chính rườm rà, không cần thiết để doanh nghiệp hoạt động dễ dàng và hiệu quả hơn. Đối với các chính sách tín dụng, Nhà nước nên có những chính sách hỗ trợ như: hạ lãi suất cho vay, kéo dài thời hạn cho vay, ưu đãi lãi suất theo từng ngành trọng điểm của nền kinh tế.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về hợp đồng kinh tế, quy định các biện pháp xử phạt nhằm hạn chế tình trạng công nợ quá hạn. Theo xu hướng của nền kinh tế, các công ty cổ phần liên tục ra đời và phát triển mạnh mẽ, đi cùng sự phát triển của thị trường chứng khoán, vì vậy Nhà nước cần có các luật phù hợp để đảm bảo môi trường pháp lý cho sự phát triển của các công ty cổ phần.

Nhà nước thiết kế các chính sách và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với định hướng phát triển và quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế, giúp các doanh nghiệp Việt Nam dễ dàng mở rộng hoạt động ra tầm quốc tế. Ngoài ra, cũng cần phát huy thế mạnh vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp, hỗ trợ xúc tiến thương mại. Các doanh nghiệp cùng ngành nên có một tổ chức hiệp hội riêng để được bảo vệ lợi ích và trao đổi thông tin lẫn nhau. Hiện nay các công ty nhập khẩu phải đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức giữa hàng nhập khẩu và hàng nhập lậu. Để giúp công ty thoát khỏi tình trạng này, Nhà nước cần tăng cường phối hợp với ban ngành có liên quan để ngăn chặn tình trạng nhập lậu một cách triệt để càng sớm càng tốt.

Cơ quan thuế cần hoàn thuế kịp thời cho doanh nghiệp. Về thuế giá trị gia tăng được khấu trừ tuy chiếm tỷ trọng không cao trong các khoản phải thu của công ty nhưng nếu không được hoàn thuế kịp thời thì có thể gây ra sự lãng phí khi doanh nghiệp phải đi vay từ bên ngoài với lãi suất cao.

3.3.1.2 Kiến tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định, đảm bảo cho việc huy động vốn đạt hiệu quả động vốn đạt hiệu quả

Nhà nước có thể hỗ trợ doanh nghiệp bằng cách tạo ra môi trường kinh tế thuận lợi cho việc huy động vốn như: đảm bảo môi trường kinh tế ổn định, kiềm chế lạm phát, dùng các chính sách thuế và lãi suất khuyến khích đầu tư, đa dạng hoá các công cụ tài chính phái sinh. Ngoài ra, nhà nước cần giữ vững vai trò định hướng cho sự phát triển của thị trường vốn, thị trường tài chính, đảm bảo phát triển bền vững.

Chính phủ cần đẩy mạnh phát triển trị trường tài chính, đặc biệt là thị trường tiền tệ để các doanh nghiệp có thể đa dạng hóa đầu tư và lựa chọn phương pháp huy động vốn tốt nhất. Với một thị trường tiền tệ phát triển, các công ty có thể đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của mình một cách có hiệu quả và dễ dàng huy động vốn khi cần.

3.3.1.3 Cung cấp các thông tin dự báo thị trường tiền tệ, thị trường tiêu dùng, mức thu nhập của người dân dùng, mức thu nhập của người dân

Các cơ quan ban ngành cần nắm bắt và thông tin kịp thời, dự báo cụ thể về thị trường tiền tệ, thị trường tiêu dùng, mức thu nhập của người dân sát với biến động thực tiễn thị trường trong ngắn hạn và dài hạn, thị trường trong nước và quốc tế, xu hướng diễn biến thị trường thông qua các phương tiện truyền thông phổ biến, cung cấp thông tin nhanh chóng, vận dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại.

3.3.2 Đối với Bộ y tế

Hiện nay, lượng thuốc sản xuất trong nước chỉ mới đạt khoảng 47% thuốc tiêu dùng, còn lại là nhập khẩu từ nước ngoài; dân số tăng nhanh, yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước, thói quen rượu bia,...khiến cho nhu cầu về dược phẩm trong dân cư tăng cao. Tất cả những yếu tố trên đem lại tiềm năng phát triển không nhỏ đối với ngành công nghiệp dược trong tương lai, đồng thời gia tăng sức cạnh tranh, gây sức ép đối với các doanh nghiệp dược chưa có kế hoạch phát triển lâu dài về cải tiến sản phẩm mà chỉ phụ thuộc vào nhập khẩu thuốc, kinh doanh thương mại.

Chính vì vậy, Bộ y tế cần đưa ra những chủ trương tác động tích cực tới việc phát triển của doanh nghiệp trong ngành dược trước khi nền kinh tế hội nhập hoàn toàn, mọi sự bảo hộ của nhà nước đều không còn, dưới đây là một số khuyến nghị:

- Bộ y tế cần thiết lập lại các quy định về sản xuất, phân phối thuốc cụ thể, rõ ràng, bớt thủ tục hành chính rườm rà, đưa ra hình thức xử lý vi phạm nghiêm ngặt để tránh tình trạng làm đối phó, qua loa của các doanh nghiệp dược phẩm.

- Không áp đặt giá thuốc ETC để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cạnh tranh công bằng, từ đó mới giúp cho các DN trong nước tự mình cải thiện sản phẩm, cân đối chi phí cho phù hợp để cạnh tranh được với các DN khác chứ không phải phụ thuộc vào sự bảo hộ của nhà nước.

- Thanh tra kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuốc một cách khách quan, trung thực để phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu và có hình thức xử lý chế tài nghiêm khắc với các hành vi vi phạm trên, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và uy tín của ngành dược trong nước.

- Mở rộng cơ chế đấu thầu thuốc vào bệnh viện để người dân có thể được sử dụng các loại thuốc tốt mà giá cả hợp lý.

- Hỗ trợ cho các DN trong việc tiếp thu công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực và chất lượng sản xuất để chuẩn bị cho công tác hội nhập, tư vấn và tập huấn cho các cán bộ, nhân viên trong ngành về bảo quản hàng hóa, tiếp nhận máy móc hiện đại,...

Các khuyến nghị trên góp phần làm nền tảng cơ sở để các doanh nghiệp dược phẩm có thể tự mình xoay chuyển, biến đổi, sáng tạo, không còn phụ thuộc vào cơ chế bảo hộ của Nhà nước. Hiện nay, hầu hết các DN dược đều có cổ phần của Nhà nước, còn lại các cổ đông lớn đa số là công ty nước ngoài. Điều này báo động mạnh cho ngành dược phẩm nước nhà sẽ bị mất dần thị phần nếu như cứ tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu thuốc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những kết quả phân tích, đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn, các nguyên nhân hạn chế còn tồn tại trong công tác sử dụng và quản lý vốn ở CTCP Dược Hậu Giang giai đoạn 2012 – 2016, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cho công ty cũng như khuyến nghị đối với các cơ quan tổ chức liên quan nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trong những năm tiếp theo, giúp Công ty phát huy thế mạnh và hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn.

Luận văn đưa ra một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số khuyến nghị với Nhà nước, Bộ y tế và các tổ chức liên quan nhằm hỗ trợ Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động quản lý, sử dụng nguồn vốn nói riêng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Công ty cần phải có một số điểm đổi mới nhất định cả về nội dung và cách thức, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế và thực tiễn tại Công ty.

KẾT LUẬN

Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu và xuyên suốt của các nhà quản trị doanh nghiệp, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Sử dụng vốn có hiệu quả tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế quốc gia, gia tăng giá trị doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định kinh tế xã hội.

Luận văn đã nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: “Hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá dựa trên các tiêu chí nào?”; “Hiệu quả sử dụng vốn giai đoạn 2012 – 2016 tại CTCP Dược Hậu Giang?”; “Nguyên nhân nào dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty chưa cao?”; “Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho CTCP Dược Hậu Giang?”.

Qua nghiên cứu của luận văn, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao nhận thức cho người đọc về sự cần thiết của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp.

Thứ hai, Luận văn đã phân tích rõ thực trạng về quản lý và sử dụng nguồn vốn trong giai đoạn 2012 – 2016 tại CTCP Dược Hậu Giang, một doanh nghiệp đi đầu về sự phát triển trong ngành dược phẩm Việt Nam, một ngành trọng yếu liên quan đến bảo vệ sức khỏe con người và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Luận văn phân tích từ tổng quát đến chi tiết về tổng vốn, vốn lưu động, vốn cố định qua các hệ thống chi tiêu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn, về hoạt động, tài chính, giúp cho người đọc và những nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt, có cái nhìn tổng quan, chi tiết về thực trạng tại doanh nghiệp mình và đưa ra sự so sánh.

Thứ ba, Luận văn cũng đánh giá được những điểm tích cực, mặt đạt được của Công ty và đội ngũ cán bộ công nhân viên đã nỗ lực phấn đấu trong những năm qua, đồng thời đưa ra những điểm hạn chế còn tồn tại trong công tác sử dụng vốn tại CTCP Dược Hậu Giang. Luận văn xác định nguyên nhân của các hạn chế trên từ phân tích tình hình thực tiễn tại Công ty, tình hình diễn biến kinh tế bên ngoài, bên cạnh đó là ý kiến của các chuyên gia tài chính nhằm củng cố thêm ý kiến đánh giá.

Thứ tư, luận văn đề xuất một số giải pháp đối với nội bộ Công ty nhằm hoàn thiện công tác quản trị và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả hơn và có một số

khuyến nghị đối với các cơ quan Nhà nước, Bộ y tế và các tổ chức tài chính liên quan trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đảm bảo cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những cơ hội sắp đến.

Luận văn nghiên cứu một vấn đề rất cơ bản nhưng cũng rất quan trọng, luôn là vấn đề nóng đối với các doanh nghiệp, cụ thể ở đây luận văn nghiên cứu tại CTCP Dược Hậu Giang trong giai đoạn 2012– 2016. Mặc dù đã rất nỗ lực trong công tác nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các chuyên gia để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Nguyễn Đăng Hạc, 2001, Tài chính doanh nghiệp, NXB Xây dựng, Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 93)