Hiệu quả sử dụng vốn cố định được phân tích dựa trên các chỉ tiêu: Tỷ suất sinh lời vốn cố định, hiệu suất sử dụng vốn cố định, hàm lượng vốn cố định, hiệu suất sử dụng TSCĐ, hệ số hao mòn TSCĐ.
Bảng 2.11 Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty giai đoạn 2012 -2016
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016
Doanh thu thuần 2,931,076 3,390,797 3,912,518 3,607,759 3,783,045
15.68% 15.39% -7.79% 4.86%
Vốn cố định 560,605 848,062 1,096,467 1,141,825 1,198,569
51.28% 29.29% 4.14% 4.97%
Lợi nhuận sau thuế 491,291 593,261 533,773 592,685 713,097
20.76% -10.03% 11.04% 20.32%
Tỷ suất sinh lời VCĐ 0.8764 0.6995 0.4868 0.5191 0.5950
-20.18% -30.41% 6.63% 14.62% Số vòng quay VCĐ (vòng) 5.228 3.998 3.568 3.160 3.156 -23.53% -10.75% -11.45% -0.11% Hàm lượng VCĐ 0.191 0.250 0.280 0.316 0.317 30.77% 12.05% 12.93% 0.11% Hiệu suất sử dụng TSCĐ 4.202 4.178 3.047 2.364 2.305 -0.57% -27.08% -22.41% -2.49% Hệ số hao mòn TSCĐ 0.360 0.362 0.288 0.300 0.328 0.76% -20.37% 4.11% 9.14%
Từ bảng 2.11 ta thấy năm 2012 tỷ suất sinh lời vốn cố định là 0,8764 cho biết 1 đồng VCĐ tạo ra 0,8764 đồng LNST, năm 2013 một đồng VCĐ tạo ra 0,6695 đồng LNST (giảm 20,18%), năm 2014 một đồng VCĐ tạo ra 0,4868 đồng LNST (tiếp tục giảm mạnh 30,41%), năm 2015 một đồng VCĐ tạo ra 0,5191 đồng LNST, năm 2016 một đồng VCĐ tạo ra 0,5950 đồng LNST. Tỷ suất sinh lời VCĐ giảm mạnh trong năm 2013, 2014 do mức tăng của LNST thấp hơn nhiều so với mức tăng của VCĐ và năm 2014 LNST giảm trong khi đó VCĐ vẫn tiếp tục tăng. Trong hai năm 2015, 2016 có dấu hiệu phục hồi trở lại do LNST đã tăng lên nhiều.
Số vòng quay VCĐ cho biết một đồng vốn cố định được đầu tư mua sắm và sử dụng trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu. Năm 2012, một đồng VCĐ tạo ra 5,228 đồng doanh thu, năm 2013 là 3,998 đồng doanh thu (giảm 23,53%), năm 2014 là 3,568 (giảm 10,75% so với 2013), năm 2015 là 3,160 đồng (tiếp tục giảm 11,45%), năm 2016 là 3,516 đồng. Chỉ số này của CTCP Dược Hậu Giang có xu hướng giảm mạnh trong giai đoạn 2012 – 2016 do tốc độ tăng của doanh thu thấp hơn tốc độ tăng của VCĐ, trong đó năm 2015 doanh thu của Công ty giảm 7,79%.
Hàm lượng vốn cố định phản ánh số vốn cố định cần để tạo ra một đồng doanh thu. Chỉ tiêu này càng nhỏ thể hiện trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định càng cao, số vốn cố định tiết kiệm được càng nhiều. Tuy nhiên, chỉ tiêu này của Công ty giai đoạn 2012 – 2016 ngày càng tăng, tỷ lệ nghịch với hiệu suất sử dụng VCĐ. Chỉ tiêu này của Công ty lần lượt là 0,191 năm 2012; 0,250 năm 2013; 0,280 năm 2014; 0,316 năm 2015 và 0,317 năm 2016. Hàm lượng vốn cố định của Công ty tuy khá thấp nhưng lại tăng dần qua các năm cho thấy trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định của Công ty ngày càng yếu.
Hiệu suất sử dụng TSCĐ phản ánh một đồng TSCĐ tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu, tương tự như chỉ tiêu hiệu suất sử dụng VCĐ, chỉ tiêu này cũng giảm dần qua các năm trong giai đoạn 2012 – 2016, đặc biệt là trong 2 năm 2014, 2015 hiệu suất sử dụng TSCĐ giảm mạnh lần lượt 27,08% và 22,41%. Trong giai đoạn này Công ty có dự án xây dựng nhà máy sản xuất nhưng chưa đưa vào hoạt động, thông tư 01 ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Công ty nên dẫn tới doanh thu đạt được không cao mà còn giảm sút, hình thành tài sản cố định nhưng chưa đi vào sản xuất nên dẫn đến hiệu quả sử dụng TSCĐ giảm, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn cố định không cao.
Hệ số hao mòn TSCĐ phản ánh mức độ hao mòn của TSCĐ so với thời điểm ban đầu, nếu hệ số này tiến dần tới 1 thì chứng tỏ TSCĐ đang sử dụng càng cũ, doanh nghiệp ít đổi mới, cải tiến máy móc thiết bị. Chỉ tiêu này của Công ty hiện tại khá thấp, nằm dưới 0,4 nhưng lại có xu hướng gia tăng qua các năm do vậy Công ty cần xem xét lại tình trạng TSCĐ của mình.
Hình 2.8 Biểu đồ hiệu quả sử dụng vốn cố định giai đoạn 2012 – 2016
Từ Hình 2.8 có thể thấy hiệu quả sử dụng vốn cố định của CTCP Dược Hậu Giang giai đoạn 2012 – 2016 biến động mạnh và có xu hướng giảm đi mặc dù vào hai năm cuối 2015, 2016 có chút khởi sắc, đặc biệt là khả năng tạo ra doanh thu từ vốn cố định giảm xuống rõ nét, lợi nhuận không cho thấy sự giảm mạnh như doanh thu là do phần thu nhập từ các hoạt động đầu tư khác đem lại bù đắp chứ không phải từ hoạt động chính của Công ty.
Như vậy, thông qua các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định cho thấy, hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty tương đối ổn định và tốt hơn trung bình ngành nhưng lại có diễn biến xấu dần qua các năm, một đồng vốn cố định tạo ra ngày càng ít lợi nhuận, trình độ quản lý và sử dụng tài sản cố định của Công ty chưa thực sự tốt, cần cải thiện nhiều hơn.