Cơ cấu tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 42)

Hình 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức nhân sự của CTCP Dược Hậu Giang

Qua sơ đồ trên, ta có thể thấy rằng cơ cấu tổ chức của CTCP Dược Hậu Giang tương đối chặt chẽ, hợp lý và phù hợp với hình thức kinh doanh của một công ty cổ phần. Tuy nhiên, trong công tác bố trí nhân sự vẫn xuất hiện tình trạng kiêm nhiệm chức vụ như Phó Tổng giám đốc phụ trách tiếp thị và kinh doanh kiêm nhiệm luôn Giám đốc tiếp thị. Bộ phận kiểm soát nội bộ và pháp chế rất quan trọng trong công ty nhưng lại trực thuộc Phòng tiếp thị sẽ không bao quát được toàn bộ quy trình vận hành của công ty, điều này cho thấy công ty chưa chú trọng đến tầm quan trọng của kiểm soát nội bộ (KSNB), sắp xếp chưa hợp lý. Hệ thống KSNB có nhiệm vụ xem xét toàn bộ quá trình, khâu vận hành của doanh nghiệp để phát hiện

Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng giám đốc Phó TGĐ phụ trách tiếp thị và kinh doanh Phó TGĐ phụ trách sản xuất và chuỗi cung ứng Phó TGĐ Tài chính – Kế toán Giám đốc nhân sự (Nhân sự, hành chánh, môi trường, ATLĐ) Giám đốc Tài chính Phó TGĐ kiêm GĐ tiếp thị(Bộ phậnMarketing, CNTT, KSNB, Pháp chế) GĐ Kinh doanh (Bán hàng và quản lý các Cty con) GĐ kỹ thuật GĐ sản xuất GĐ chất lượng

lỗi sai xót trong quá trình vận hành và đề xuất biện pháp sửa đổi, nếu không tận dụng hết chức năng của bộ phận này ban quản trị sẽ khó khăn trong công tác điều hành công ty tốt hơn, đặc biệt là công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn sẽ không được kiểm soát chi tiết, cụ thể và từ góc độ khách quan.

2.1.2 Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang giai đoạn 2012 – 2016

Năm 2012 là một năm đầy khó khăn, thách thức đối với các doanh nghiệp do khủng hoảng tài chính kinh tế thế giới và khu vực vẫn còn tiếp diễn. Tuy nhiên, do đặc thù ngành nghề ít chịu ảnh hưởng của biến động thị trường, đồng thời được sự hỗ trợ từ Nhà nước nên CTCP Dược Hậu Giang đã nỗ lực hoàn thành đúng tiến độ đề ra, đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra.

Năm 2013, nền kinh tế thế giới cũng như trong nước đang dần ổn định và phục hồi, CTCP Dược Hậu Giang đã hoàn thành vượt chỉ tiêu so với kế hoạch đề ra, tăng trưởng doanh thu thuần 15,6% so với năm 2012. Mặt hàng có tỷ trọng doanh thu cao thuộc nhóm hàng giảm đau hạ sốt Hapacol, kháng sinh Klamenin và nhóm hàng hô hấp Telfor.

Năm 2015, doanh thu thuần giảm 7,8% so với năm 2014 nguyên nhân là do ảnh hưởng của thông tư 01 của Bộ y tế về đấu thầu thuốc tại bệnh viện, làm cho các công ty dược chuyển sang đầu tư vào hệ thương mại (OTC) thay cho hệ điều trị (ETC), gây sức ép đến thị trường OTC vốn là thế mạnh của CTCP Dược Hậu Giang. Giá vốn hàng bán năm 2015, 2016 tăng cao đột biến do chuyển đổi cách hạch toán chi phí chiết khấu và khuyến mãi theo Thông tư 200 của Bộ tài chính.

Năm 2016, doanh thu thuần tăng trưởng 4,8%, lợi nhuận sau thuế tăng 20,2% so với năm 2015 là do 2 nhà máy mới đi vào sản xuất làm tăng giá trị sản lượng, được hưởng ưu đãi thuế, cải thiện hệ thống bán hàng có hiệu quả tốt làm giảm chi phí đáng kể cho doanh nghiệp, kết quả hoạt động kinh doanh dự kiến khả quan và ổn định hơn trong những năm tiếp theo.

Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của CTCP Dược Hậu Giang được tóm tắt trong bảng kết quả dưới đây:

Bảng 2.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh CTCP Dược Hậu Giang (2012 -2016) ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2012 2013 2014 2015 2016 Giá vốn hàng bán 1.487 1.763 1.782 2.195 2.070 Chi phí 928 1.029 1.411 720 929

Giá trị sản xuất dược phẩm 3.410 4.104 4.240 3.368 4.170

Doanh thu thuần 2.931 3.391 3.913 3.608 3.783

Lợi nhuận sau thuế 491 593 534 593 713

Nguồn: Báo cáo thường niên của CTCP Dược Hậu Giang (2012-2016)

Bảng 2.1 cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của CTCP Dược Hậu Giang giai đoạn 2012-2016 khá ổn định, ít biến động về giá cả, lợi nhuận sau thuế có xu hướng tăng dần qua các năm. Tuy nhiên, giá vốn hàng bán của doanh nghiệp khá cao do chủ yếu nhập khẩu nguyên liệu đầu vào để sản xuất, giá trị nhập khẩu chiếm tới 80%, chủ yếu là nhập khẩu từ Ấn Độ, Trung Quốc.

2.2 THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CTCP DƯỢC HẬU GIANG GIAI ĐOẠN 2012 - 2016 GIANG GIAI ĐOẠN 2012 - 2016

2.2.1 Thực trạng nguồn vốn kinh doanh của Công ty cổ phần Dược Hậu Giang giai đoạn 2012-2016 Hậu Giang giai đoạn 2012-2016

2.2.1.1 Các nguồn hình thành vốn kinh doanh

Nguồn huy động thứ nhất là vốn chủ sở hữu. CTCP Dược Hậu Giang huy động vốn thông qua hình thức phát hành cổ phiếu với 87.164.330 cổ phiếu niêm yết đang lưu hành. Tính đến 31/12/2016, Tổng Công ty đầu tư và kinh doanh Vốn nhà nước nắm giữ 43,31% cổ phần; thứ hai là Công ty cổ phần chế tạo thuốc Taiso của Nhật Bản nắm giữ 24,44%%, còn lại 32,25% là cổ phần do các cổ đông khác nắm giữ, các cổ đông lớn đa số là doanh nghiệp nước ngoài.

Bảng 2.2 Tình hình số lượng cổ phiếu của Công ty giai đoạn 2012-2016

Năm 2012 2013 2014 2015 2016

Vốn điều lệ (Triệu đồng) 653.764 653.764 871.643 871.643 871.643

Số lượng cổ phiếu 65.376.429 65.376.429 87.164.330 87.164.330 87.164.330 Cổ phiếu đang lưu hành 65.366.229 65.366.229 87.154.200 86.941.950 87.164.330

Cổ phiếu quỹ 10.130 10.130 10.130 222.380

Nguồn: Báo cáo thường niên CTCP Dược Hậu Giang (2012 – 2016)

Qua bảng 2.2, ta thấy được CTCP Dược Hậu Giang chỉ có 1 lần tăng vốn điều lệ vào năm 2014 trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016, cho thấy công ty ít phát hành cổ phiếu mới để tránh pha loãng quyền kiểm soát của các cổ đông.

Nguồn huy động vốn thứ hai là vay nợ. Trong 2012 – 2016, Công ty không chủ trương vào các khoản vay dài hạn mà chủ yếu là vay ngắn hạn. Vay ngắn hạn tăng mạnh từ 19 tỷ đồng (năm 2012), 127 tỷ đồng (năm 2013), 177 tỷ đồng (năm 2014), 271 tỷ đồng (năm 2015) và 355 tỷ đồng (năm 2016) do nhu cầu vốn cho dự án xây dựng 2 nhà máy mới, phát triển hệ thống bán hàng.

Bảng 2.3 Tình hình Nợ phải trả của Công ty giai đoạn 2012-2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016

Vay ngắn hạn 19 127 177 271 355

Mức tăng/giảm 552% 39% 53% 31%

Phải trả người bán 74 268 261 225 292

Mức tăng/giảm 263% -2% -14% 30%

Thuế và các khoản phải nộp NN 34 57 103 13 23

Mức tăng/giảm 69% 83% -87% 75%

Phải trả người lao động 157 207 208 128 171

Mức tăng/giảm 32% 1% -39% 33%

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dược Hậu Giang (2012 – 2016)

Từ bảng 2.3 cho thấy Công ty tận dụng được các nguồn vốn từ phải trả người bán, phải trả người lao động, thuế và các khoản phải nộp nhà nước rất lớn, đặc biệt là chiếm dụng vốn từ các khoản phải trả người bán và người lao động. Trong năm

2013, để chuẩn bị cho đầu tư xây dựng nhà máy mới Công ty đã tăng mạnh các khoản mục trong nợ phải trả. Tuy nhiên, sang năm 2015, các khoản chiếm dụng vốn trên giảm mạnh do công ty đã sử dụng một phần nguồn vay ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ tới hạn, làm cho nợ phải trả giảm 29,2%.

2.2.1.2 Tình hình biến động nguồn vốn

Tình hình biến động nguồn vốn của CTCP Dược Hậu Giang thể hiện chi tiết qua bảng 2.4 dưới đây:

Bảng 2.4: Tình hình nguồn vốn của CTCP Dược Hậu Giang năm 2012 -2016

Đơn vị tính: Tỷ đồng NGUỒN VỐN 2012 2013 2014 2015 2016 Tổng nguồn vốn 2.378 3.081 3.483 3.363 3.946 Nợ phải trả 675 1.081 1.189 842 1.052 Vốn chủ sở hữu 1.688 1.981 2.277 2.501 2.860 Mức tăng/giảm Tổng nguồn vốn 29,5% 13,1% -3,4% 17,3% Nợ phải trả 60,2% 10,0% -29,2% 24,9% Vốn chủ sở hữu 17,4% 14,9% 9,8% 14,4%

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dược Hậu Giang (2012 – 2016)

Bảng 2.4 cho thấy so với năm 2012, tổng nguồn vốn kinh doanh của Công ty có diễn biến tăng trong năm 2013, từ 2.378 tỷ đồng lên 3.081 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng 29,5%. Nguyên nhân là do trong năm 2013, cả nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của Công ty đều có tăng đáng kể. Trong vòng 5 năm, từ 2012 đến 2016 thì năm 2013 CTCP Dược Hậu Giang có mức tăng trưởng nguồn vốn cao nhất, đặc biệt là tỷ lệ nợ phải trả tăng 60,2%.

Năm 2014, nguồn vốn kinh doanh của Công ty tiếp tục tăng 13,1%. Năm 2015, nguồn vốn giảm nhẹ 3,4%. Nguyên nhân là do năm 2015, Công ty tập trung thanh toán các khoản nợ phải trả, nghĩa vụ thuế cho nhà nước. Năm 2016, nguồn vốn tăng 17,3%. Trong hai năm 2015 - 2016, Công ty tập trung đầu tư cho dự án 02 nhà máy mới để tăng năng suất và hệ thống bán hàng dẫn tới các khoản mục vay ngắn hạn và quỹ đầu tư phát triển tăng mạnh.

Nhìn chung, cơ cấu nguồn vốn của công ty khá an toàn và đảm bảo tính thanh khoản cao do tỷ lệ vốn chủ sở hữu chiếm từ khoảng 60% đến 72% tổng nguồn vốn qua các năm, tiềm năng đầu tư phát triển lớn, giữ uy tín đối với các đơn vị cung ứng.

Diễn biến tăng trưởng nguồn vốn của Công ty trong giai đoạn 2012 - 2016 được thể hiện trong Hình 2.2

Hình 2.2 Biểu đồ tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giai đoạn 2012 – 2016

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dược Hậu Giang (2012 – 2016)

2.2.1.3 Cơ cấu nguồn vốn

Cơ cấu nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vốn của CTCP Dược Hậu Giang giai đoạn 2012 -2016 được thể hiện trong hình 2.3 bên dưới.

2,378,264 3,080,620 3,482,718 3,363,199 3,945,743 674,795 1,081,177 1,189,092 841,962 1,051,504 1,687,719 1,981,366 2,276,795 2,500,914 2,860,079 - 500,000 1,000,000 1,500,000 2,000,000 2,500,000 3,000,000 3,500,000 4,000,000 4,500,000 2012 2013 2014 2015 2016

Biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn 2012-2016

.000% 20.000% 40.000% 60.000% 80.000%100.000%120.000% 2012 2013 2014 2015 2016 28.373% 35.096% 34.143% 25.035% 26.649% 71.627% 64.904% 65.857% 74.965% 73.351%

Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn

Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu

Hình 2.3 Biểu đồ tỷ trọng nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn của Công ty giai đoạn 2012 - 2016

Nguồn: Báo cáo tài chính CTCP Dược Hậu Giang (2012 – 2016)

Hình 2.3 cho thấy nguồn vốn kinh doanh của Công ty hình thành chủ yếu là từ vốn chủ sở hữu và có xu hướng tăng dần qua các năm, vốn chủ sở hữu luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng vốn (trên 60%). Cơ cấu vốn của CTCP Dược Hậu Giang tương đối ổn định, khá lành mạnh, vững chắc và đảm bảo an toàn về thanh khoản cho công ty.

Bảng 2.5 Vốn lưu động giai đoạn 2012-2016 của CTCP Dược Hậu Giang

ĐVT: Tỷ đồng

Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016

Tài sản ngắn hạn 1,818 2,233 2,386 2,221 2,747

Tiền và các khoản tương đương tiền 719 613 498 421 603

Phải thu khách hàng 449 515 761 571 623

Hàng tồn kho 512 758 781 639 733

Mức tăng/giảm

Tài sản ngắn hạn 22.83% 6.88% -6.91% 23.67%

Tiền và các khoản tương đương tiền -14.70% -18.75% -15.57% 43.37%

Phải thu khách hàng 14.59% 47.70% -24.96% 9.09%

Hàng tồn kho 48.08% 3.00% -18.11% 14.63%

Từ bảng 2.5 cho thấy vốn lưu động của Công ty có xu hướng tăng dần và diễn biến cùng chiều với tổng nguồn vốn qua các năm, điều này có thể lý giải do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đang mở rộng. Trong vốn lưu động của Công ty, ba khoản mục chiếm tỷ trọng cao là tiền và các khoản tương đương tiền, phải thu khách hàng ngắn hạn và hàng tồn kho.

Tiền và các khoản tương đương tiền có xu hướng giảm dần qua các năm, chỉ có năm 2016 là tăng mạnh 43,37%. Hàng tồn kho năm 2013 tăng mạnh 48,08% và giảm vào năm 2015 (18,11%). Hàng tồn kho biến động tăng giảm thất thường qua các năm một phần do công ty dự trữ nguyên vật liệu tùy theo giá cả thị trường. Các khoản phải thu khách hàng ngắn hạn tăng mạnh vào năm 2014 (47,7%), giảm mạnh vào năm 2015 (24,96%). Các khoản phải thu ngắn hạn luôn ở mức ổn định, chỉ tăng đột biến trong năm 2014 do công ty thay đổi chính sách bán hàng.

Tỷ trọng cơ cấu vốn lưu động trong tổng nguồn vốn được thể hiện chi tiết qua bảng 2.6 dưới đây

Bảng 2.6 Tỷ trọng Vốn lưu động trong tổng vốn giai đoạn 2012-2016 của CTCP Dược Hậu Giang

Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016

Tài sản ngắn hạn 76,43% 72,47% 68,52% 66,05% 69,62%

Tiền và các khoản tương đương tiền 30,23% 19,91% 14,31% 12,51% 15,29%

Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 5,52% 7,43% 15,09% 17,84%

Phải thu khách hàng 18,90% 16,72% 21,84% 16,97% 15,78%

Trả trước người bán 3,54% 3,47% 1,30% 0,69% 0,59%

Phải thu về cho vay ngắn hạn 0,85% 1,12% 0,87%

Phải thu ngắn hạn khác 1,95% 1,78% 0,48% 0,69% 0,65%

Hàng tồn kho 21,52% 24,60% 22,42% 19,01% 18,57%

Tài sản ngắn hạn khác 0,53% 0,78% 0,11% 0,29% 0,38%

Nguồn: Bảng số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2012 -2016

Từ bảng 2.6 cho thấy vốn lưu động chiếm khoảng 70% đến 80% tổng nguồn vốn và có diễn biến giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do Công ty giảm mạnh tỷ trọng tiền và các khoản tương đương tiền trong tổng nguồn vốn để đầu tư vào các dự án bất động sản, công ty liên kết. Công ty đã quản lý vốn tốt hơn trong công tác

thu mua và dự kiến sức tiêu thụ, giải phóng hàng tồn kho, kết quả trong hai năm 2015 và 2016 tỷ trọng hàng tồn kho giảm đáng kể.

Bảng 2.7 Vốn cố định giai đoạn 2012-2016 của CTCP Dược Hậu Giang

ĐVT: Tỷ đồng

Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016

Tài sản dài hạn 561 848 1096 1142 1199

Tài sản cố định 447 518 914 1068 1103

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 70 282 50 16 17

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 17 21 17 16 16

Tài sản dài hạn khác 27 28 115 42 58

Mức tăng/giảm

Tài sản dài hạn 51.28% 29.29% 4.14% 4.97%

Tài sản cố định 15.85% 76.54% 16.87% 3.32%

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 299.96% -82.19% -68.64% 5.91%

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 24.71% -18.89% -5.40% -1.17%

Tài sản dài hạn khác 5.20% 307.61% -63.14% 36.41%

Nguồn: Bảng số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2012 -2016

Bảng 2.7 cho thấy Vốn cố định của Công ty có xu hướng tăng dần qua các năm trong giai đoạn 2012 – 2016, đặc biệt tăng mạnh trong năm 2013 và 2014. Nguyên nhân là do chi phí xây dựng cơ bản dở dang tăng 299,96% (năm 2013) từ dự án xây dựng nhà máy mới để cải thiện khả năng sản xuất của Công ty. Ngoài ra, vốn cố định tăng dần qua các năm là do tài sản cố định chiếm tỷ trọng lớn trong vốn cố định và tăng qua các năm.

Tỷ trọng cơ cấu vốn cố định trong tổng nguồn vốn được thể hiện chi tiết qua bảng 2.8 dưới đây

Bảng 2.8 Tỷ trọng Vốn cố định trong tổng vốn giai đoạn 2012-2016 Khoản mục 2012 2013 2014 2015 2016 Tài sản dài hạn 23.57% 27.53% 31.48% 33.95% 30.38%

Các khoản phải thu dài hạn 0.02% 0.13%

Tài sản cố định 18.78% 16.80% 26.23% 31.75% 27.96%

Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 2.96% 9.14% 1.44% 0.47% 0.42%

Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0.70% 0.67% 0.48% 0.47% 0.40%

Tài sản dài hạn khác 1.13% 0.92% 3.30% 1.26% 1.47%

Nguồn: Bảng số liệu được tính toán từ Báo cáo tài chính năm 2012 -2016

Từ bảng 2.8 cho thấy Tỷ trọng vốn cố định trên tổng nguồn vốn chiếm khoảng 20% đến 30% trong tổng nguồn vốn và đang có xu hướng tăng dần. Năm 2012 vốn cố định chiếm 23,57%, năm 2013 chiếm 27,53%, năm 2014 chiếm 31,48%, năm 2015 chiếm 33,95%, năm 2016 chiếm 30,38%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)