Cung cấp các thông tin dự báo thị trường tiền tệ, thị trường tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 96)

dùng, mức thu nhập của người dân

Các cơ quan ban ngành cần nắm bắt và thông tin kịp thời, dự báo cụ thể về thị trường tiền tệ, thị trường tiêu dùng, mức thu nhập của người dân sát với biến động thực tiễn thị trường trong ngắn hạn và dài hạn, thị trường trong nước và quốc tế, xu hướng diễn biến thị trường thông qua các phương tiện truyền thông phổ biến, cung cấp thông tin nhanh chóng, vận dụng các ứng dụng công nghệ hiện đại.

3.3.2 Đối với Bộ y tế

Hiện nay, lượng thuốc sản xuất trong nước chỉ mới đạt khoảng 47% thuốc tiêu dùng, còn lại là nhập khẩu từ nước ngoài; dân số tăng nhanh, yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí, nguồn nước, thói quen rượu bia,...khiến cho nhu cầu về dược phẩm trong dân cư tăng cao. Tất cả những yếu tố trên đem lại tiềm năng phát triển không nhỏ đối với ngành công nghiệp dược trong tương lai, đồng thời gia tăng sức cạnh tranh, gây sức ép đối với các doanh nghiệp dược chưa có kế hoạch phát triển lâu dài về cải tiến sản phẩm mà chỉ phụ thuộc vào nhập khẩu thuốc, kinh doanh thương mại.

Chính vì vậy, Bộ y tế cần đưa ra những chủ trương tác động tích cực tới việc phát triển của doanh nghiệp trong ngành dược trước khi nền kinh tế hội nhập hoàn toàn, mọi sự bảo hộ của nhà nước đều không còn, dưới đây là một số khuyến nghị:

- Bộ y tế cần thiết lập lại các quy định về sản xuất, phân phối thuốc cụ thể, rõ ràng, bớt thủ tục hành chính rườm rà, đưa ra hình thức xử lý vi phạm nghiêm ngặt để tránh tình trạng làm đối phó, qua loa của các doanh nghiệp dược phẩm.

- Không áp đặt giá thuốc ETC để các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cạnh tranh công bằng, từ đó mới giúp cho các DN trong nước tự mình cải thiện sản phẩm, cân đối chi phí cho phù hợp để cạnh tranh được với các DN khác chứ không phải phụ thuộc vào sự bảo hộ của nhà nước.

- Thanh tra kiểm tra các cơ sở sản xuất và kinh doanh thuốc một cách khách quan, trung thực để phát hiện thuốc giả, thuốc kém chất lượng, thuốc nhập lậu và có hình thức xử lý chế tài nghiêm khắc với các hành vi vi phạm trên, tránh ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng và uy tín của ngành dược trong nước.

- Mở rộng cơ chế đấu thầu thuốc vào bệnh viện để người dân có thể được sử dụng các loại thuốc tốt mà giá cả hợp lý.

- Hỗ trợ cho các DN trong việc tiếp thu công nghệ tiên tiến, nâng cao năng lực và chất lượng sản xuất để chuẩn bị cho công tác hội nhập, tư vấn và tập huấn cho các cán bộ, nhân viên trong ngành về bảo quản hàng hóa, tiếp nhận máy móc hiện đại,...

Các khuyến nghị trên góp phần làm nền tảng cơ sở để các doanh nghiệp dược phẩm có thể tự mình xoay chuyển, biến đổi, sáng tạo, không còn phụ thuộc vào cơ chế bảo hộ của Nhà nước. Hiện nay, hầu hết các DN dược đều có cổ phần của Nhà nước, còn lại các cổ đông lớn đa số là công ty nước ngoài. Điều này báo động mạnh cho ngành dược phẩm nước nhà sẽ bị mất dần thị phần nếu như cứ tiếp tục phụ thuộc vào nhập khẩu thuốc.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ những kết quả phân tích, đánh giá về hiệu quả sử dụng vốn, các nguyên nhân hạn chế còn tồn tại trong công tác sử dụng và quản lý vốn ở CTCP Dược Hậu Giang giai đoạn 2012 – 2016, tác giả đã đề xuất một số giải pháp cho công ty cũng như khuyến nghị đối với các cơ quan tổ chức liên quan nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty trong những năm tiếp theo, giúp Công ty phát huy thế mạnh và hoàn thiện hơn nữa công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn.

Luận văn đưa ra một số nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tổng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định. Bên cạnh đó, luận văn cũng đề xuất một số khuyến nghị với Nhà nước, Bộ y tế và các tổ chức liên quan nhằm hỗ trợ Công ty trong hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và hoạt động quản lý, sử dụng nguồn vốn nói riêng. Để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, Công ty cần phải có một số điểm đổi mới nhất định cả về nội dung và cách thức, phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế và thực tiễn tại Công ty.

KẾT LUẬN

Vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh luôn là mối quan tâm hàng đầu và xuyên suốt của các nhà quản trị doanh nghiệp, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động quản trị của doanh nghiệp. Sử dụng vốn có hiệu quả tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra thu nhập, lợi nhuận cho doanh nghiệp, cho nền kinh tế quốc gia, gia tăng giá trị doanh nghiệp, tạo công ăn việc làm, góp phần ổn định kinh tế xã hội.

Luận văn đã nghiên cứu để trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu: “Hiệu quả sử dụng vốn được đánh giá dựa trên các tiêu chí nào?”; “Hiệu quả sử dụng vốn giai đoạn 2012 – 2016 tại CTCP Dược Hậu Giang?”; “Nguyên nhân nào dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty chưa cao?”; “Cần thực hiện những giải pháp nào để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho CTCP Dược Hậu Giang?”.

Qua nghiên cứu của luận văn, có thể rút ra một số kết luận như sau:

Thứ nhất, Luận văn đã hệ thống hoá các vấn đề lý luận cơ bản về vốn và hiệu quả sử dụng vốn, nâng cao nhận thức cho người đọc về sự cần thiết của việc quản lý và sử dụng vốn kinh doanh tại doanh nghiệp.

Thứ hai, Luận văn đã phân tích rõ thực trạng về quản lý và sử dụng nguồn vốn trong giai đoạn 2012 – 2016 tại CTCP Dược Hậu Giang, một doanh nghiệp đi đầu về sự phát triển trong ngành dược phẩm Việt Nam, một ngành trọng yếu liên quan đến bảo vệ sức khỏe con người và có nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai. Luận văn phân tích từ tổng quát đến chi tiết về tổng vốn, vốn lưu động, vốn cố định qua các hệ thống chi tiêu về hiệu quả sử dụng nguồn vốn, về hoạt động, tài chính, giúp cho người đọc và những nhà quản trị doanh nghiệp nắm bắt, có cái nhìn tổng quan, chi tiết về thực trạng tại doanh nghiệp mình và đưa ra sự so sánh.

Thứ ba, Luận văn cũng đánh giá được những điểm tích cực, mặt đạt được của Công ty và đội ngũ cán bộ công nhân viên đã nỗ lực phấn đấu trong những năm qua, đồng thời đưa ra những điểm hạn chế còn tồn tại trong công tác sử dụng vốn tại CTCP Dược Hậu Giang. Luận văn xác định nguyên nhân của các hạn chế trên từ phân tích tình hình thực tiễn tại Công ty, tình hình diễn biến kinh tế bên ngoài, bên cạnh đó là ý kiến của các chuyên gia tài chính nhằm củng cố thêm ý kiến đánh giá.

Thứ tư, luận văn đề xuất một số giải pháp đối với nội bộ Công ty nhằm hoàn thiện công tác quản trị và sử dụng nguồn vốn sao cho hiệu quả hơn và có một số

khuyến nghị đối với các cơ quan Nhà nước, Bộ y tế và các tổ chức tài chính liên quan trong việc hỗ trợ doanh nghiệp phát triển, huy động vốn, sử dụng vốn có hiệu quả hơn, đảm bảo cho doanh nghiệp nắm bắt kịp thời những cơ hội sắp đến.

Luận văn nghiên cứu một vấn đề rất cơ bản nhưng cũng rất quan trọng, luôn là vấn đề nóng đối với các doanh nghiệp, cụ thể ở đây luận văn nghiên cứu tại CTCP Dược Hậu Giang trong giai đoạn 2012– 2016. Mặc dù đã rất nỗ lực trong công tác nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi nhưng do hạn chế về thời gian và trình độ nên luận văn không thể tránh khỏi những sai sót và hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, các chuyên gia để đề tài được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. GS.TS Nguyễn Đăng Hạc, 2001, Tài chính doanh nghiệp, NXB Xây dựng, Hà Nội.

2. PGS.TS. Vũ Duy Hào và PGS.TS. Đàm Văn Huệ, 2009, Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

3. PGS.TS. Phạm Văn Dược, 2010, Báo cáo và phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội.

4. TS. Đàm Văn Huệ, 2006, Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ, NXB Đại Học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.

5. TS. Nguyễn Minh Kiều, 2009, Tài chính doanh nghiệp căn bản, NXB Thống kê, Tp.HCM.

6. ThS. Ngô Kim Phượng, 2009, Phân tích tài chính doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Tp.HCM.

7. Trần Hồ Lan, 2004, Những biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của các doanh nghiệp Nhà nước ngành nhựa ở Việt Nam, Luận văn Tiến sĩ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

8. David Begg, Stanley Fischer, Rudiger Dorbusch, 2008, Kinh tế học vĩ mô (phiên bản thứ 8), NXB Thống kê, Hà Nội.

9. Paul A Samuelson, Wiliam D.Nordhalls, 2011, Kinh tế học tập 2, NXB Tài Chính, Hà Nội.

10. TS. Bùi Văn Dũng, 2016, Cơ hội và thách thức của ngành Dược trước vận hội TPP, Tạp chí Kinh tếvà Dự báo, số 18, trang 32-34.

11. Nguyễn Đình Luận, 2016, Cơ cấu vốn của doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập: Nhận định và khuyến nghị, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Số 26 (36) - Tháng 01 - 02/2016.

12. Nguyễn Thị Thùy Linh, 2015, Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty TNHH Dược phẩm Phương Đông, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học Thăng Long.

13. Trần Bình Minh, 2016, Hiệu quả sử dụng vốn tại Công ty Cổ phần Bọc Ống Dầu Khí Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ, Trường ĐH Ngân Hàng Tp.HCM. 14. Trang https://voer.edu.vn/

15. DHG Pharma 2012, Báo cáo thường niên – Báo cáo tài chính2012, truy cập tại < http://dhgpharma.com.vn>, [ngày 10/7/2017]

16. DHG Pharma 2013, Báo cáo thường niên – Báo cáo tài chính2013, truy cập tại < http://dhgpharma.com.vn>, [ngày 10/7/2017]

17. DHG Pharma 2014, Báo cáo thường niên – Báo cáo tài chính2014, truy cập tại < http://dhgpharma.com.vn>, [ngày 10/7/2017]

18. DHG Pharma 2015, Báo cáo thường niên – Báo cáo tài chính 2015, truy cập tại < http://dhgpharma.com.vn>, [ngày 10/7/2017]

19. DHG Pharma 2016, Báo cáo thường niên – Báo cáo tài chính 2016, truy cập tại < http://dhgpharma.com.vn>, [ngày 10/7/2017]

20. Thư viện học liệu mở Việt Nam, Vốn và vai trò của vốn đối với doanh nghiệp,

truy cập tại <https://voer.edu.vn/m/von-va-vai-tro-cua-von-doi-voi-doanh- nghiep/ 91875f8e>, [ngày 15/7/2017]

21. Thư viện học liệu mở Việt Nam, Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, truy cập tại <https://voer.edu.vn/m/nhung-chi-tieu- danh-gia-hieu-qua-su-dung-von-cua-doanh-nghiep/53511d55>, [ngày 15/7/17] 22. hình phân tích tài chính Dupont, truy cập tại

<https://tuanvanle.wordpress.com/2010/10/07/mo-hinh-phan-tich-tai-chinh- dupont/>, [ngày 20/7/2017]

23. Những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn, truy cập tại

http://luanvanquantri.net/nhung-nhan-to-tac-dong-den-hieu-qua-su-dung-von/,

Phụ lục 01

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT Ý KIẾN

BẢNG KHẢO SÁT VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC HẬU GIANG

Kính chào Anh (Chị)!

Hiện tôi đang làm đề tài nghiên cứu về hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Dược Hậu Giang. Để nâng cao tính thuyết phục và khách quan cho nghiên cứu này, tôi đã xây dựng một bảng câu hỏi khảo sát về tình hình sử dụng vốn tại Công ty. Do đó, tôi rất mong Anh(Chị) dành chút thời gian giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát dưới đây. Tất cả các thông tin cung cấp sẽ được giữ bí mật và chỉ phục vụ cho nghiên cứu này. Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh (Chị)!

1. Anh (Chị) vui lòng cho biết các thông tin sau: - Họ tên: ... - Chức danh: ...

2. Cho biết mức độ đồng tình của Anh (Chị) đối với các phát biểu sau liên quan đến các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn tại CTCP Dược Hậu Giang:

Diễn giải nhân tố khảo sát

Mức độ đánh giá Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý 1. Nhân tố con người và cơ cấu tổ chức

quản trị

Công ty có nguồn nhân lực chất lượng cao, lành nghề, chuyên nghiệp

Công ty thường xuyên cho nhân viên đi đào tạo để nâng cao năng lực chuyên môn

Diễn giải nhân tố khảo sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Công ty xây dựng chế độ lương, thưởng, phúc lợi rõ ràng và có chính sách khuyến khích tìm kiếm nhân tài

Công ty xây dựng bộ máy quản trị phù hợp với mô hình kinh doanh và không có kiêm nhiệm chức vụ

Công ty có bộ phận quản trị tài chính tách biệt với bộ phận kế toán.

Công ty có thành phần Ban kiểm soát, chịu trách nhiệm kiểm tra mọi hoạt động của Công ty.

Nhiệm vụ ghi chép sổ sách, các nghiệp vụ kế toán do bộ phận kế toán đảm nhiệm. Nhiệm vụ phân tích tài chính, tư vấn tài chính, dự báo tài chính thuộc về bộ phận quản trị tài chính.

2. Nhân tố chi phí doanh nghiệp

Công ty thường xuyên lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch tài chính.

Các kế hoạch được lập căn cứ vào tình hình thực tế và so sánh với tình hình sản xuất kinh doanh của năm trước.

Công ty sử dụng vốn lưu động, tài sản cố định đúng mục đích và bám sát kế hoạch đặt ra.

Diễn giải nhân tố khảo sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Công ty sử dụng nguồn vốn căn cứ vào tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh thực tế.

Công ty luôn lựa chọn nguồn nguyên liệu đầu vào với chi phí thấp để giảm giá thành, tiết kiệm vốn

Công ty còn nhiều khoản chi phí không thật cần thiết, gây lãng phí.

Công ty có các quy trình về quản lý tài chính, sử dụng vốn, mua sắm hàng hoá, thanh quyết toán….

Bộ phận kế toán luôn ghi chép chi tiết mọi thay đổi của nguồn vốn, các khoản thu chi để theo dõi sát chi phí.

Công ty luôn chú trọng thu hồi công nợ và quản lý các khoản phải thu chặt chẽ, đúng tiến độ.

Công ty chú trọng công tác quản lý hàng tồn kho.

Công ty có sử dụng các phần mềm tin học để hỗ trợ trong công tác quản lý, lưu trữ dữ liệu

3. Nhân tố phương thức huy động vốn

Công ty thường xuyên xác định nhu cầu vốn lưu động, nhu cầu vốn cố định.

Diễn giải nhân tố khảo sát Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Không ý kiến Không đồng ý Hoàn toàn không đồng ý

Nhu cầu vốn được xác định còn mang tính chất chủ quan, chưa có cơ sở vững chắc. Công ty biết tận dụng các nguồn vốn ít tốn chi phí như các khoản phải trả chưa tới hạn, các khoản người bán trả tiền trước,... Công ty chú trọng huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu để đảm bảo quyền lợi cho cổ đông.

4. Nhân tố cơ cấu vốn

Công ty có xu hướng tăng vay nợ để sản xuất kinh doanh, tận dụng khoản tiết kiệm thuế từ vay nợ

Công ty luôn ưu tiên phát hành cổ phiếu để huy động vốn khi có nhu cầu

5. Các yếu tố sản xuất kinh doanh của công ty

Chu kỳ sản xuất kinh doanh của công ty dài có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Kỹ thuật sản xuất phức tạp ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty.

Sản phẩm công ty cung cấp là dược phẩm, yêu cầu chất lượng cao, đảm bảo tiêu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần dược hậu giang (Trang 96)