Nâng cao sức mạnh toàn diện của ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp nhất, sáp nhập ngân hàng nguyên nhân và những hệ quả của nó (Trang 51 - 53)

Phần lớn các ngân hàng chủ động hợp nhất, sáp nhập để gia tăng sức mạnh toàn diện của mình: tăng vốn, tăng năng lực tài chính một cách nhanh chóng; tăng chất lượng sản phẩm, dịch vụ; tăng số lượng khách hàng; cải thiện khả năng cạnh tranh; nâng cao hiệu quả kinh doanh, lợi nhuận; tăng giá trị cho cổ đông; và nâng cao vị thế trên thị trường. Mỗi ngân hàng tham gia M&A đều mong muốn thu được lợi ích cộng hưởng to lớn, từ đó mở ra hướng phát triển bền vững và thành công.

Thật vậy, sau M&A quy mô vốn và tổng tài sản của các ngân hàng đều tăng lên đáng kể, như trường hợp của NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB). Sau khi nhận sáp nhập từ NHTMCP Nhà Hà Nội (HBB hay Habubank), vốn điều lệ của SHB tăng gần gấp đôi so với trước, xấp xỉ mức 9,000 tỷ đồng; tổng tài sản tăng thêm 28%, đạt đến con số hơn 116,000 tỷ đồng [60]. Thương vụ này đã giúp SHB rút ngắn khoảng cách về tiềm lực tài chính so với các NHTMCP mạnh. Tuy nhiên, trong thời gian đầu, dư luận cũng từng đặt câu hỏi về lý do SHB quyết định sáp nhập với HBB trong khi HBB đang kinh doanh thua lỗ. Câu trả lời từ người đại diện cao nhất của SHB đã phần nào giải đáp được thắc mắc ấy. Chỉ bỏ ra chừng ba tháng thời gian để tiến hành hoạt động sáp nhập, SHB đã trở thành một trong mười NHTM lớn nhất Việt Nam về quy mô vốn và tổng tài sản; có được những lợi thế về mạng lưới kinh doanh; cũng như bổ sung thêm nguồn nhân lực chuyên nghiệp đã được đào tạo và có kinh nghiệm mà lẽ ra SHB phải gầy dựng ít nhất là 5 năm nếu không có thương vụ này. Ngoài ra, việc bán

cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài cũng giúp cho vốn điều lệ của các ngân hàng nội địa tăng lên ngoạn mục. Một số ngân hàng như NHTMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank), NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank), NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank),… đã bán cổ phần cho các đối tác chiến lược nước ngoài với tỷ lệ từ 5% đến 20%. Và gần đây, thương vụ thu hút nhiều sự chú ý của giới đầu tư là VietinBank sau hai lần chào bán cổ phần cho các đối tác chiến lược, vốn điều lệ tăng lên mức 32,661 tỷ đồng [111], trở thành NHTM có vốn điều lệ lớn nhất, cơ cấu cổ đông hùng hậu nhất ở Việt Nam hiện nay.

Bên cạnh đó, các thương vụ M&A ngân hàng, đặc biệt có liên quan đến yếu tố nước ngoài, đều góp phần làm tăng danh tiếng, uy tín và vị thế của ngân hàng nội địa. Đơn cử như sau các sự kiện 10% cổ phần của VietinBank thuộc về IFC hay Mitsubishi Tokyo UFJ mua 20% cổ phần, vị thế của ngân hàng này tăng lên đáng kể. Bằng chứng là thứ hạng tín nhiệm của VietinBank được nâng lên một bậc theo đánh giá của các công ty xếp hạng danh tiếng thế giới, trong đó có Công ty S&P của Mỹ.

Chúng ta có thể mạnh dạn khẳng định rằng, nguyên nhân đầu tiên và thiết yếu phải tiến hành M&A là các ngân hàng tham gia thương vụ khao khát nâng cao năng lực của chính mình một cách toàn diện và nhanh chóng để gia tăng lợi nhuận.

Bảng 2.1 – Một số vụ M&A giữa ngân hàng Việt và ngân hàng nước ngoài

STT Ngân hàng bán cổ phần Ngân hàng mua cổ phần Thời điểm giao dịch Tỷ lệ cổ phần giao dịch Trị giá giao dịch (triệu USD)

1 DongABank Citigroup Inc 12/2006 10% 75.00 2 Techcombank HSBC

12/2005 10% 17.30 07/2007 5% 16.40 08/2008 5% 77.10 3 Eximbank Sumitomo Mitsui Financial

Group 05/2008 15% 225.00

5 Vietcombank Mizuho Corporate Bank, LTD 09/2011 15% 567.30

4 VietinBank IFC 10/2010 10% 190.00

Bank of Tokyo-Misubishi UFJ 12/2012 20% 743.00

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp nhất, sáp nhập ngân hàng nguyên nhân và những hệ quả của nó (Trang 51 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)