Nội dung thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp nhất, sáp nhập ngân hàng nguyên nhân và những hệ quả của nó (Trang 92 - 94)

Dựa trên nền tảng pháp lý để thực hiện chiến lược: Tất cả các đối tượng có liên quan đến hoạt động hợp nhất, sáp nhập ngân hàng khi thực hiện chiến lược này đều phải dựa trên nền tảng pháp lý là các văn bản quy phạm pháp luật được Chính phủ và NHNN ban hành để điều chỉnh và hướng dẫn hoạt động M&A của hệ thống các TCTD. Một số các văn bản có thể kể đến đó là:

 Luật các TCTD năm 1997 và sửa đổi năm 2010;

 Quyết định số 241/1998/QĐ-NHNN5 ngày 15/07/1998 về quy chế sáp nhập, hợp nhất, mua lại TCTD cổ phần Việt Nam; Thông tư số 04/2010/TT-NHNN ngày 11/02/2010 hướng dẫn việc sáp nhập, hợp nhất và mua lại các TCTD, thay thế cho Quyết định số 241.

 Nghị định số 141/2006/NĐ-CP ban hành ngày 22/11/2006 và sau này sửa đổi thành Nghị định số 10/2011/NĐ-CP ngày 26/01/2011 về việc bắt buộc các NHTM tăng vốn điều lệ;

 Nghị định số 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của NHTM Việt Nam; Thông tư 07/2007/TT-NHNN ngày 29/11/2007 hướng dẫn thi hành một số nội dung của Nghị định 69;

 Quyết định số 254/2012/QĐ-TTg của Thủ tướng về quyết định phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015”, và Đề án ban hành kèm theo Quyết định 254 này vào ngày 01/03/2012;

 Thông tư số 07/2013/TT-NHNN vừa được NHNN ban hành quy định về việc kiểm soát đặc biệt đối với TCTD, hiệu lực từ ngày 27/4/2013.

NHNN quyết định có đặt TCTD đó vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hay không. Căn cứ vào thực trạng hoạt động, tình trạng tài chính, khả năng ứng phó rủi ro và mức độ vi phạm các quy định pháp luật của TCTD, NHNN quyết định có đặt TCTD đó vào tình trạng kiểm soát đặc biệt hay không. Đối với các TCTD bị kiểm soát đặc biệt thì NHNN sẽ áp dụng bộ giải pháp sau:

 Triển khai công tác tăng vốn để giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn vốn pháp định cũng như đảm bảo theo luật về các tỷ lệ an toàn hoạt động trong một thời hạn cụ thể do NHNN ấn định.

 Nếu TCTD này không có khả năng hoặc không thể thực hiện việc tăng vốn điều lệ theo yêu cầu trên, NHNN sẽ yêu cầu chủ sở hữu TCTD xây dựng kế hoạch tái cơ cấu thông qua phương thức hợp nhất, sáp nhập với các TCTD khác.

 Và nếu TCTD bị kiểm soát đặc biệt không thực hiện được yêu cầu trên; hoặc khi NHNN xác định lỗ lũy kế trong báo cáo được kiểm toán gần nhất của nó vượt quá giá trị thực của vốn điều lệ và các quỹ dự trữ, đồng thời việc đơn vị chấm dứt hoạt động có thể gây mất an toàn hệ thống, thì NHNN sẽ bắt buộc tổ chức đó phải tiến hành M&A thông qua việc NHNN trực tiếp thực hiện hoặc chỉ định TCTD khác góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng này.

Với bộ giải pháp trên, rõ ràng công cuộc tái cơ cấu NHTM đang được đẩy mạnh và gấp rút triển khai. Thông qua các văn bản quy phạm pháp luật mà cụ thể và gần nhất là Thông tư số 07/2013/TT-NHNN, NHNN đã tạo cơ sở pháp lý cũng như cụ thể hóa hành động nhằm giải quyết triệt để, tận gốc những yếu kém tồn tại lâu đời trong hệ thống các TCTD Việt Nam. Tuy nhiên, sự can thiệp quá sâu như vậy của NHNN theo lý thuyết là không phù hợp với nền kinh tế thị trường, sự tồn tại hay mất đi của một thương hiệu ngân hàng đều do thị trường quyết định. Song sự can thiệp với mức độ tăng dần từ khuyến khích đến áp đặt của NHNN đối với các NHTM là cần thiết, phù hợp với bối cảnh kinh tế, tài chính Việt Nam hiện nay, khi tính minh bạch của thị trường chưa cao. NHNN đã nhận thấy các chủ ngân hàng vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm cục bộ đã cố tình làm chậm tiến độ tái cơ cấu bằng việc cản trở hoặc thậm chí là chống lại quá trình hợp nhất, sáp nhập. Vì thế, đã đến lúc NHNN phải dùng biện pháp mạnh hơn: Đó là bắt buộc các TCTD này phải thực hiện M&A.

Khuyến khích các ngân hàng lành mạnh tự nguyện hợp nhất, sáp nhập, mua lại để mạnh hơn: NHNN khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng này tiến hành M&A để nâng cao năng lực tài chính; tăng cường khả năng cạnh tranh; mở rộng quy mô, phạm vị hoạt động trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp nhất, sáp nhập ngân hàng nguyên nhân và những hệ quả của nó (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)