Tâm lý ỷ lại của các NHTM vào sự bảo trợ của NHNN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp nhất, sáp nhập ngân hàng nguyên nhân và những hệ quả của nó (Trang 54 - 55)

Kinh doanh luôn đi đôi với rủi ro phá sản và kinh doanh ngân hàng cũng không ngoại lệ. Sau khủng hoảng năm 2008-2009, chỉ riêng ở Mỹ, hàng trăm ngân hàng đã phá sản, đáng chú ý là đại gia ngân hàng Lehman Brothers cũng sụp đổ. Trong khi đó, các ngân hàng Việt Nam đã vượt qua khủng hoảng một cách bình an mà chưa có trường hợp nào phá sản. Sự thật không phải do ngân hàng Việt Nam quá mạnh để có thể đứng vững trước sóng gió mà hoàn toàn nhờ vào sự bảo trợ của NHNN.

Khi hoạt động kinh doanh của các ngân hàng xuống dốc trầm trọng, không thể cứu vãn nổi thì chính phủ buộc lòng phải để ngân hàng phá sản. Đây là điều bình thường với các nước phát triển, nhưng trước đây ở Việt Nam, phá sản ngân hàng luôn được coi là vấn đề nghiêm trọng bởi nó có ảnh hưởng lớn đến toàn hệ thống ngân hàng và nền kinh tế quốc gia. Vì lẽ đó, Chính phủ và NHNN trước đây đã tìm mọi cách để cứu các ngân hàng yếu kém khỏi bị phá sản. Cụ thể là cuối năm 2011, khi có thông tin ba ngân hàng chuẩn bị hợp nhất thì tâm lý khách hàng bị dao động mạnh, nhưng sự có mặt của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) với tư cách là một ngân hàng quốc doanh được NHNN chỉ định hỗ trợ vốn và tham gia toàn diện vào ngân hàng SCB mới thì khách hàng yên tâm trở lại.

Thực tế lợi thường đi đôi với hại. Lợi là các ngân hàng được NHNN bảo trợ, tránh phá sản. Còn hại là sự bảo trợ này khiến cho một số NHTM có tâm lý ỷ lại nên đã bất chấp rủi ro để tăng trưởng bằng mọi giá, dẫn đến bất ổn tài chính trong nội bộ ngân hàng, gây nên những biến động trên thị trường. Đây là tâm lý rất nguy hiểm đối với hoạt động của toàn hệ thống và nền kinh tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp nhất, sáp nhập ngân hàng nguyên nhân và những hệ quả của nó (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)