Giúp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo biện pháp thị trường
Sau hai vụ hợp nhất và sáp nhập, hệ thống ngân hàng trước mắt là giảm về số lượng từ 37 NHTMCP đến thời điểm nghiên cứu còn 34 ngân hàng và trong tương lai không xa chắc chắn con số này sẽ còn giảm xuống nữa. Nhưng vấn đề then chốt ở đây không phải là ấn định còn lại bao nhiêu ngân hàng sau hợp nhất, sáp nhập mà chủ yếu là cơ cấu lại một hệ thống ngân hàng chuẩn mực, chất lượng và lành mạnh hơn.
Phương thức hợp nhất, sáp nhập giúp tái cơ cấu hệ thống ngân hàng Việt Nam vững chắc, lành mạnh và thành công. Thật vậy, các ngân hàng sau khi đổi mới sẽ tập trung phát triển về chiều sâu hơn. Hay nói cách khác là ngân hàng sẽ chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách hàng; đồng thời cẩn trọng hơn trong công tác quản trị rủi ro và điều hành hoạt động kinh doanh. Từ đó nâng cao hơn nữa vai trò cầu nối vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế.
Quả thật, hợp nhất, sáp nhập ngân hàng để tái cấu trúc hệ thống là một biện pháp mang tính thị trường rất rõ nét. NHNN hoàn toàn không áp đặt việc này mà chỉ khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng tự nguyện thực hiện. Nhờ đó, các ngân hàng hạn chế được nhiều rủi ro dẫn đến thất bại sau M&A cũng như tránh được những tác động tiêu cực từ mệnh lệnh hành chính. Tính từ lúc bắt đầu công cuộc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đến nay, NHNN chưa phải dùng đến biện
pháp bắt buộc các ngân hàng hợp nhất, sáp nhập. Do đó, hoạt động hợp nhất, sáp nhập đã và đang diễn ra một cách thuận lợi, bước đầu đạt được kết quả tương đối khả quan.
Góp phần ổn định thị trường tài chính tiền tệ nhờ giảm thiểu được sự cạnh tranh gay gắt và thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng yếu để tồn tại
Hiệu quả đầu tiên của việc hợp nhất, sáp nhập ngân hàng là giảm bớt số lượng ngân hàng đang quá nhiều. Số lượng ngân hàng giảm đi có nghĩa là giảm bớt cạnh tranh gay gắt và thiếu lành mạnh giữa các ngân hàng. M&A cũng góp phần bình ổn lãi suất ngân hàng bên cạnh các biện pháp hành chính của NHNN (đưa ra trần lãi suất huy động). Nhờ đó thị trường tài chính tiền tệ trở nên ổn định.
Những năm trước đây, khi hàng loạt ngân hàng được thành lập thì cả miếng bánh thị trường huy động vốn và thị trường tín dụng đều trở nên nhỏ bé và bị tranh giành bởi nhiều đối thủ. Vì thế các ngân hàng đã đẩy lãi suất huy động lên cao, nhiều lần xác lập kỷ lục, từ đó kéo theo lãi suất cho vay cũng leo thang không kém.
Cuộc đua lãi suất đã âm thầm bắt đầu từ năm 2005 với sự kiện NHTMCP Đông Nam Á (SeABank) lần đầu tiên đưa mức lãi suất huy động VND vượt 9%/năm ở kỳ hạn 12 tháng. Song, đến năm 2007 cuộc đua mới chính thức khởi tranh và chỉ thực sự bùng nổ từ đầu năm 2008 với biểu hiện đầu tiên là sự leo thang của lãi suất qua đêm trên thị trường liên ngân hàng xác lập các kỷ lục 20%, 25%, thậm chí có lúc lên đến 27%/năm. Điều này cũng diễn ra tương tự ở thị trường huy động cấp 1, mức siêu lãi suất 19.2%/năm cũng được đưa ra bởi SeABank. Sang năm 2009 lãi suất có phần ít biến động hơn nhờ sự ổn định của lãi suất cơ bản. Tuy nhiên, đến nửa cuối năm này, căng thẳng lãi suất lại bắt đầu lộ rõ. Tiếp sang đầu năm 2010, lãi suất xoay quanh mức 11%/năm và tiếp tục biến động mạnh vào cuối năm. Khi đó, Hiệp hội ngân hàng Việt Nam (VNBA) và NHNN đã họp với các thành viên đồng thuận đưa ra mức khống chế tối đa là 12%/năm. Mặc dù vậy, nhưng trên thực tế, nhiều ngân hàng đã ngấm ngầm huy động vốn ở mức 13%, 14%, có khi lên hơn 15%/năm. Theo đó, các đồng thuận lãi suất 11%, 12% và 14%/năm được đặt ra nhưng đến đầu năm 2011 lại tiếp tục bị phá vỡ. Cuộc đua này chỉ tạm lắng xuống khi NHNN đã mạnh tay ban
hành Thông tư số 02/2011/TT-NHNN ngày 03/03/2011, chính thức áp trần 14%/năm buộc các NHTM phải tuân thủ, nếu vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm khắc [82].
Theo đó, lãi suất cho vay cũng biến động nhiều. Trong năm 2006, lãi suất đầu ra ở mức 11-14%/năm. Từ tháng 5 – 9/2008, với chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất cơ bản từ 12 lên 14%/năm, ứng với mức lãi suất cho vay tối đa là 18 lên 21%/năm và từ tháng 10/2008 do chính sách nới lỏng, lãi suất cơ bản giảm mạnh nhiều đợt từ 14 xuống 7%/năm tương ứng với mức lãi suất cho vay thấp nhất là 10.5%/năm. Sang năm 2009, 2010 và 2011 lãi suất cho vay có lúc lên đến 20-25%/năm [50]
.
Quả thực, trước tình hình cạnh tranh khốc liệt và chạy đua leo thang lãi suất giữa các ngân hàng, đặc biệt là những ngân hàng nhỏ, uy tín không cao; cộng với sự ảm đạm do khủng hoảng kinh tế đã khuyến khích công chúng gửi tiền tiết kiệm thay vì đầu tư kinh doanh. Rõ ràng, khi việc sản xuất kinh doanh với tỷ suất lợi nhuận thấp nhưng rủi ro rất lớn do phải trả lãi suất vay ngân hàng quá cao thì phần lớn các công ty, doanh nghiệp và hộ gia đình đã quyết định tạm ngừng kinh doanh để đem tiền gửi vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lợi tức hấp dẫn hơn.
Điều này sẽ gây nguy hại lớn đối với nền kinh tế nếu Nhà nước không có biện pháp giải quyết kịp thời. Vì lẽ đó, NHNN đã phải can thiệp bằng các quy định về trần lãi suất huy động vốn từ thị trường 1. Kể từ đầu năm 2012, trần lãi suất huy động đã liên tiếp 4 lần được hạ thấp, theo đó lãi suất tiền gửi tối đa bằng VND đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1 tháng giảm từ 6% xuống 5%, 4% và còn 2%/năm; đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng trở lên giảm từ 14% xuống 13%, 12%, 11% rồi dừng lại ở mức 9%/năm có hiệu lực từ ngày 11/06/2012. Bên cạnh đó, theo Thông tư 19/2012/TT-NHNN ban hành ngày 08/06/2012, NHNN đã cho phép NHTM tự quyết định lãi suất huy động kỳ hạn từ 12 tháng trở lên. Đây là bước đi hợp lý của NHNN, giúp các NHTM tự cân đối cơ cấu tiền gửi theo kỳ hạn. Từ ngày 24/12/2012, trần lãi suất huy động giảm xuống còn 8%/năm [14]. Và tiếp theo đó, kể từ ngày 26/03/2013, NHNN hạ trần lãi suất tiền gửi VND kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng xuống mức 7.5%/năm [88]
. Có khả năng lãi suất sẽ hạ thêm 0.5% nữa trong quý II năm nay [47]. Song song đó, một tín hiệu đáng mừng là lãi suất cho vay năm 2012 cũng giảm dần
xuống dưới 15%/năm, so với cuối năm 2011 đã giảm từ 5-9%/năm và bằng mức lãi suất cuối năm 2007. Mặc dù lãi suất đầu ra của NHTM đã giảm khá nhiều nhưng vẫn còn quá cao với các doanh nghiệp. Nhiều ngân hàng công bố cho vay lãi suất 13- 14%/năm nhưng thực chất doanh nghiệp phải trả 17-18%/năm sau khi cộng thêm các chi phí liên quan [86].
Tuy chưa thể đạt được điều mong muốn, song sự kết hợp giữa chính sách hạ trần lãi suất huy động, dẫn đến giảm lãi suất cho vay với chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng thông qua việc khuyến khích các ngân hàng thực hiện M&A, đã phần nào giảm thiểu được sự cạnh tranh thiếu lành mạnh, từ đó ổn định thị trường tiền tệ nói riêng và nền kinh tế nói chung. Trong năm 2012 vừa qua chỉ diễn ra hai thương vụ M&A nên tác dụng giúp ổn định thị trường chưa rõ ràng lắm mà chủ yếu là nhờ sự can thiệp của NHNN. Nhưng trong tương lai gần, kết quả này càng cụ thể hơn khi nhiều thương vụ sẽ diễn ra. Khi đó số lượng ngân hàng giảm đáng kể, mức độ cạnh tranh không còn gay gắt nữa thì tình trạng chạy đua lãi suất sẽ khó tái diễn. Từ đó, sự ổn định và lành mạnh của thị trường được duy trì và giữ vững lâu dài.
Hạn chế được nguy cơ phá sản ngân hàng dẫn đến đỗ vỡ hệ thống
Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD giai đoạn 2011-2015 đã vạch ra những bước đi nền tảng để tiến tới tái cấu trúc toàn bộ nền kinh tế. Theo đề án này, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được chia thành 3 giai đoạn: (1) củng cố thanh khoản hệ thống mà trọng tâm là thanh khoản của một số ngân hàng có vấn đề; (2) lành mạnh hóa tài chính của các NHTM mà trọng tâm là xử lý nợ xấu và minh bạch hóa tài chính; (3) tái cơ cấu tổ chức, hoạt động và quản trị hệ thống ngân hàng.
Đến cuối tháng 9/2012, giai đoạn 1 đã cơ bản hoàn thành. Thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng đã được củng cố và ổn định trở lại. Một số ngân hàng nhỏ bên bờ vực phát sản do mất khả năng thanh khoản trầm trọng đã được giải cứu và dần hoạt động bình thường trở lại. Đặc biệt, sự kiện ba ngân hàng hợp nhất thành SCB và Habubank sáp nhập vào SHB đã chứng tỏ sự thành công hơn nữa của giai đoạn giải quyết và củng cố thanh khoản này. NHNN đã can thiệp kịp thời nhằm xử lý các ngân hàng có nguy cơ sụp đổ, từ đó loại bỏ được tác động xấu lan truyền toàn hệ thống.
Ngoài ra, giai đoạn 1 cũng gặt hái thêm một số thành quả quan trọng khác như hoạt động liên ngân hàng đã được chấn chỉnh theo hướng minh bạch hơn (lãi suất trên thị trường này khá ổn định và giảm mạnh từ mức trên 20% xuống còn 10% - 12% tùy theo từng kỳ hạn); tăng trưởng huy động vốn nội tệ lẫn ngoại tệ từ dân cư khá cao; nhiều NHTM quy mô vừa trở lên đều có dự trữ vốn khả dụng tốt [62]
.
Đến tháng 03/2013, sau một năm thực hiện đề án này, Chánh Thanh tra NHNN đã đánh giá kết quả: An toàn hệ thống các TCTD được cải thiện rõ rệt; nguy cơ đổ vỡ được đẩy lùi; tiền gửi của dân được chi trả bình thường. Các TCTD yếu kém có nguy cơ đổ vỡ đã được NHNN kiểm soát chặt chẽ và được xử lý bằng các giải pháp thích hợp nhờ đó thị trường tiền tệ dần đi vào ổn định. Các TCTD tái cơ cấu theo hướng lành mạnh; hệ thống quản trị, kiểm soát, kiểm toán nội bộ được chú trọng củng cố; tích cực lành mạnh hóa tài chính thông qua tăng vốn điều lệ để cải thiện các chỉ tiêu về an toàn hoạt động. Những kết quả tích cực này tạo bước đệm cho việc thực hiện các giai đoạn tái cấu trúc hệ thống ngân hàng tiếp theo [78]
.
Giảm gánh nặng chi phí quản lý cho toàn xã hội nhờ đào thải được những ngân hàng yếu kém về năng lực tài chính và quản trị
Việc duy trì hoạt động kém hiệu quả của một số ngân hàng nhỏ về quy mô, yếu kém về năng lực quản trị đã vô hình gây ra sự lãng phí và tăng gánh nặng cho xã hội. Vì thế, khi một số ngân hàng gặp khó khăn đặc biệt là về thanh khoản do năng lực quản trị điều hành còn nhiều hạn chế thì NHNN đã hỗ trợ trong thời gian đầu, sau đó sẽ tạo điều kiện để các ngân hàng này tiến hành M&A theo nguyên tắc thị trường. Với cách thức này, chi phí xử lý các ngân hàng yếu kém thấp hơn, hao tổn ngân sách nhà nước ít hơn nhờ tận dụng được lực lượng thị trường để giải quyết vấn đề. Rõ ràng, M&A đã góp phần giúp cho NHNN bớt gánh nặng khi không cần phải thường xuyên hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng yếu.
Ngoài ra, có ý kiến cho rằng nên giải quyết nhanh việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng bằng cách quốc hữu hóa như một số nước đã thực hiện. Việc quốc hữu hóa sẽ rất tốn kém ngân sách nên cách tốt nhất là Nhà nước để dành ngân sách xử lý nợ
xấu. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết thì đó cũng là một lựa chọn hợp lý. Việc NHNN tạo điều kiện cho thị trường xử lý vấn đề này trước là một cách làm đúng đắn.
Chính phủ đã chỉ đạo NHNN thực hiện đề án tái cơ cấu hệ thống các TCTD từ 2011 – 2015 trên nguyên tắc khuyến khích các ngân hàng, đặc biệt là ngân hàng yếu, tự nguyện tiến hành M&A, cơ cấu lại cổ đông lớn giàu kinh nghiệm quản trị, đủ tiềm lực tài chính có thể bổ sung vốn vào để giải quyết khó khăn hiện tại, đáp ứng được các yêu cầu của quá trình tái cấu trúc. Còn đối với các ngân hàng thuộc diện bị kiểm soát đặc biệt mà vẫn không tự giác thực hiện tái cơ cấu theo khuyến khích thì NHNN sẽ áp dụng M&A bắt buộc. Khi đó, NHNN sẽ yêu cầu các cổ đông lớn có quyền chi phối hoạt động của các ngân hàng này phải chuyển nhượng cổ phần cho một TCTD được NHNN chỉ định hoặc cho chính NHNN. Phương án này làm giảm tối đa chi phí của ngân sách Nhà nước dành cho việc xử lý các vấn đề của hệ thống các TCTD, đồng thời giảm chi phí quản lý cho xã hội nhờ loại bỏ được ngân hàng yếu kém.
Góp phần khôi phục lòng tin của dân đối với NHNN và đồng nội tệ
Thời gian qua, NHNN đã can thiệp kịp thời, phù hợp nhằm xử lý tình trạng khủng hoảng thanh khoản và nợ xấu ở một số NHTM nói riêng cũng như của toàn hệ thống nói chung; từng bước tiến tới tái cấu trúc các TCTD. Cụ thể, NHNN đã bỏ quy định cào bằng hạn mức tăng trưởng tín dụng trước đây để phân loại theo từng nhóm ngân hàng và đưa ra các biện pháp xử lý tương ứng với mỗi nhóm. Theo đó, các ngân hàng được phân loại thành 4 nhóm: nhóm 1 hoạt động tương đối lành mạnh và an toàn với hạn mức tăng trưởng tín dụng cao nhất 17%, nhóm 2 ở mức độ thấp hơn khoảng 15%, nhóm 3 giảm xuống mức 8% và nhóm cuối cùng không tăng trưởng. Trong năm 2012, nhóm 4 không được phép tăng trưởng tín dụng mà phải tiến hành cơ cấu lại nợ, thu hồi nợ cũ, cho vay nợ mới sao cho hiệu quả. Điều này giúp các TCTD cơ cấu lại danh mục tài sản chất lượng và an toàn hơn.
Rõ ràng lòng tin của công chúng vào NHNN và hệ thống ngân hàng đã tăng lên đáng kể. Một minh chứng về lòng tin đó là khi các thông tin về M&A ngân hàng cùng với những tai tiếng của lãnh đạo một số ngân hàng được công bố đã phần nào khiến người dân hoang mang, lo sợ, dẫn đến hiện tượng rút tiền gửi khỏi các ngân hàng
đang là trung tâm của dư luận. Tuy nhiên, hiện tượng này nhanh chóng lắng xuống và bình thường trở lại đã chứng tỏ được sức đề kháng của hệ thống tương đối tốt cũng như khả năng xử lý cú sốc của các ngân hàng và NHNN đã được nâng cao. Điều này củng cố thêm niềm tin của người dân với ngân hàng và với đồng nội tệ.
Tạo thuận lợi cho dòng vốn lưu thông và phát triển kinh tế
Về lý thuyết, điều này chắc chắn sẽ diễn ra sau khi công cuộc tái cấu trúc hoàn thành. Khi đó, hệ thống ngân hàng hoạt động chất lượng và hiệu quả hơn sẽ là cầu nối dẫn vốn lưu thông, góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Tuy nhiên, hiện nay quá trình tái cấu trúc mà phương thức M&A được NHNN khuyến khích áp dụng chỉ mới bước qua giai đoạn đầu. Vì thế, tác động tích cực của hai thương vụ vừa diễn ra đối