Hoạt động môi giới chuyên nghiệp về M&A còn thiếu và kém hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp nhất, sáp nhập ngân hàng nguyên nhân và những hệ quả của nó (Trang 64 - 66)

Trong bất kỳ hoạt động đầu tư nào thì vai trò của nhà tư vấn, môi giới cũng rất quan trọng, đặc biệt càng quan trọng hơn đối với hoạt động M&A ngân hàng, bởi vì họ có nguồn kiến thức khổng lồ, kinh nghiệm dồi dào để đưa ra sự tư vấn chuyên nghiệp và hiệu quả, giúp cho ngân hàng có những quyết định đúng đắn, kịp thời, dẫn đến thành công.

Một giao dịch M&A thường đòi hỏi sự tư vấn từ các chuyên gia thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như tư vấn về pháp lý, về ngân hàng đầu tư, về kiểm toán, về định giá, về truyền thông đại chúng,… Hiện nay, hiếm có một công ty tư vấn, môi giới hoạt động M&A chuyên nghiệp nào ở Việt Nam hội đủ nhân lực với khả năng và kinh nghiệm cần thiết để hỗ trợ cho các doanh nghiệp hay các TCTD hoàn tất thương vụ.

2.3.7. Công tác thanh tra, giám sát của NHNN chưa thường xuyên và hiệu quả

Thời gian qua, hoạt động của NHNN, cụ thể là hoạt động thanh tra, giám sát, vẫn còn một số hạn chế nhất định: mô hình tổ chức, nội dung, phương pháp, khung pháp lý của hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng về cơ bản chưa đáp ứng đầy đủ theo các nguyên tắc, chuẩn mực quốc tế; năng lực của một bộ phận cán bộ thanh tra

chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu quản lý hệ thống ngân hàng hiện đại; hình thức thanh tra chủ yếu là thanh tra, xử lý theo từng vụ việc đã phát sinh nên ít có khả năng cảnh báo sớm, ngăn chặn và phòng ngừa rủi ro cho toàn hệ thống.

Hệ thống ngân hàng Việt Nam dù thời gian qua đã có nhiều đổi mới để phù hợp hơn với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, song vẫn còn một số hạn chế nhất định về năng lực cạnh tranh, mức độ lành mạnh, chất lượng tài sản và hiệu quả hoạt động thể hiện ở các vấn đề sau: tình trạng nợ xấu nghiêm trọng; khả năng thanh khoản yếu, không ổn định; cạnh tranh thiếu lành mạnh, công tác quản trị rủi ro chưa được coi trọng, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao,… đã dẫn đến nhiều tổn thất cho mỗi ngân hàng nói riêng và bất ổn trong toàn hệ thống nói chung. Thực trạng này phần nào do cơ chế, chính sách quản lý và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng của NHNN còn kém hiệu quả, chưa theo kịp các yêu cầu phức tạp của thực tiễn hoạt động ngân hàng.

Thật vậy, hoạt động thanh tra, giám sát hiện nay chỉ mới tập trung trong phạm vi vi mô của từng ngân hàng về mức độ rủi ro, hầu như chưa quan tâm đến những rủi ro ở tầm vĩ mô. Ngoài ra, phương pháp thực hiện chủ yếu là dựa trên thanh tra, giám sát tuân thủ, trong khi công tác thanh tra, giám sát rủi ro chưa phổ biến. Phương pháp này thật sự chưa đem lại hiệu quả cao cũng như chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Bằng chứng là NHNN đã chưa thể phát hiện, cảnh báo và xử lý kịp thời vấn đề nợ xấu cao ngay từ đầu, dẫn đến tình trạng này ngày càng diễn ra nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, phạm vi thanh tra, giám sát ngân hàng cũng chưa toàn diện. Hiện nay, do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng không có quyền thanh tra, giám sát các công ty con, công ty liên kết hoạt động trong lĩnh vực chứng khoán, bảo hiểm,… của các TCTD nên chưa đánh giá được toàn bộ thực trạng hoạt động kinh doanh của các ngân hàng một cách toàn diện nhất.

2.4. HỆ QUẢ CỦA CÁC THƯƠNG VỤ HỢP NHẤT, SÁP NHẬP NGÂN HÀNG TẠI VIỆT NAM

Từ khi NHNN đề ra chủ trương tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đến cuối năm 2012, Việt Nam đã chứng kiến hai thương vụ M&A ngân hàng chính thức diễn ra. Đầu tiên là thương vụ hợp nhất ba ngân hàng SCB, TinNghiaBank và Ficombank

thành một ngân hàng mới mang tên NHTMCP Sài gòn hồi cuối năm 2011. Kế đến, đầu tháng 8/2012, thương vụ NHTMCP Nhà Hà Nội (Habubank) sáp nhập vào NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã tiến triển khá thuận lợi. Trên lý thuyết, những hệ quả của các thương vụ này dễ dàng được tiên liệu. Song trên thực tế mới phát sinh hai trường hợp hợp nhất và sáp nhập, nên việc đánh giá chính xác và đầy đủ về hệ quả của M&A ngân hàng chỉ có tính chất tương đối.

Phần lý luận chung đã nêu: “M&A ngân hàng có hệ quả tích cực hay tiêu cực phụ thuộc nhiều vào cả mục đích lẫn thiện chí của các bên tham gia và sự quản lý của các cơ quan chức năng”, và điều này cũng diễn ra tương tự trong thực tế.

2.4.1. Xét về mặt tích cực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hợp nhất, sáp nhập ngân hàng nguyên nhân và những hệ quả của nó (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)