2.3.1.1. Doanh số và dư nợ cho vay tài trợ xuất nhập khẩu
Nhìn vào thực trạng đã trình bày ở trên, ta có thể khẳng định rằng cho vay tài trợ xuất khẩu là hoạt động không thể thiếu trong gói sản phẩm mà Sacombank cung cấp đến khách hàng hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, ngày càng đóng góp nhiều vào sự phát triển chung của toàn ngân hàng. Cho dù là chi nhánh mới phát triển hoạt động thanh toán quốc tế trong những những năm gần đây, chi nhánh luôn phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt và tác động của những nhân tố khách quan, nhưng việc duy trì được tốc độ tăng trưởng hàng năm cao như vậy là một sự cố gắng lớn của lãnh đạo và cán bộ công nhân viên Sacombank Chi nhánh Hóc Môn. Điều này cũng cho thấy sự quan tâm của khách hàng tại địa bàn tới Sacombank ngày
càng.Tuy quy mô cho vay tài trợ xuất khẩu cuối năm 2012 giảm, nhưng chi nhánh tiến hành đa dạng hóa ngành nghề phục vụ, dựa trên việc tiếp thị khách hàng mới, để giảm thiểu rủi ro hoạt động, đồng thời đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn của khách hàng.
2.3.1.2. Cơ cấu dư nợ
Tỷ trọng đóng góp của cho vay tài trợ xuất nhập khẩu trong tổng dư nợ của Sacombank chi nhánh Hóc Môn có thể nói là thấp so với các chi nhánh khác, tuy nhiên việc duy trì được tỷ trọng đóng góp của cho vay tài trợ xuất khẩu qua các năm là một sự cố gắng lớn của chi nhánh. Tỷ trọng đóng góp của cho vay tài trợ xuất khẩu năm 2011 là 39.38% trên tổng dư nợ cho vay, năm 2012 là 26.22%.
Việc nỗ lực duy trì tỷ trọng cho vay tài trợ xuất khẩu trên tổng dư nợ tín dụng tại Sacombank chi nhánh Hóc Môn, cho thầy hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu trong tín dụng giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu dư nợ của Chi nhánh.
2.3.1.3. Vòng quay cho vay tài trợ xuất khẩu
Vòng quay cho vay tài trợ xuất khẩu của Ssacombank chi nhánh Hóc Môn tương đối cao, trung bình là 12.7 vòng, thể hiện được cơ cấu cho vay của Sacombank chi nhánh Hóc Môn, chủ yếu là cho vay xuất khẩu ngắn hạn. Đối với Chi nhánh mới phát triển hoạt động thanh toán quốc tế trong những năm gần đây, doanh số thanh toán quốc ở vị trí khiêm tốn so với các chi nhánh khác, nhưng số liệu thực tế đã cho thấy, vòng quay hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu rất ổn định, và để có được điều đó Chi nhánh đã không ngừng duy trì sự tăng trưởng đều đặn của doanh số cho vay và dư nợ cho vay, điều này cho thấy Sacombank chi nhánh Hóc Môn đã có sự cố gắng lớn trong những năm vừa qua.. Định hướng của SCB là ngân hàng bán lẻ, khách hàng của ngân hàng phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động kinh doanh thương mại, do đó họ hầu hết có nhu cầu tài trợ ngắn hạn.
2.3.1.4. Tỷ lệ nợ quá hạn
Qua việc đánh giá tỷ lệ nợ quá hạn, ta thấy rằng hoạt động quản lý rủi ro, và kiểm soát tốt nợ quá hạn trong hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu rất tốt, thể hiện qua các năm 2011, 2012, dư nợ quá hạn của hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu đều
bằng 0.
Tuy Chi nhánh đang trong quá trình phát triển, cần đẩy mạnh hoạt động cho vay, để tăng quy mô cho vay tài trợ xuất khẩu, nhưng không vì thế mà Sacombank cho vay tràn lan, mà tất cả các khoản vay đều thực hiện theo đúng quy trình, đều được thẩm định và kiểm soát rất chặt chẽ.
2.3.1.5. Chính sách khách hàng hợp lý, linh hoạt
Đứng trước sự cạnh tranh gay gắt về lãi suất cũng như giành giật khách hàng của các Ngân hàng trên địa bàn, Sacombank Chi nhánh Hóc Môn đã thiết lập nhiều chính sách khách hàng hợp lý, áp dụng cho từng đối tượng khách hàng. Chi nhánh rất quan tâm đến chất lượng phục vụ khách hàng, giữ lãi suất ưu đãi, tỷ giá ưu đãi đối với các khách hàng lớn, khách hàng chiến lược, tiếp thị sản phẩm đến khách hàng mới, khách hàng tiềm năng, đa dạng hoá sản phẩm để khách hàng có thêm sự lựa chọn.
2.3.1.6. Sản phẩm ngày càng hoàn thiện
Tại Sacombank nói chung, và Sacombank chi nhánh Hóc Môn nói riêng, các sản phẩm tài trợ xuất khẩu truyền thống như: tài trợ LC xuất khẩu, chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ, nhờ thu đều được sử dụng và hoàn thiện hơn về quy trình, cũng như gia tăng các tiện ích sản phẩm để phục vụ tối đa nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Đặc biệt, trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều chuyển biến như hiện nay, đội ngũ phát triển sản phẩm của Ngân hàng đã ban hành nhiều sản phẩm mới như chiết khấu VND với lãi suất USD, các gói hỗ trợ cho vay tài trợ LC xuất khẩu, …nhờ đó mà hệ khách hàng luôn được duy trì.
2.3.1.7. Nguồn thông tin hỗ trợ cho hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu mạnh
Ngoài công tác thẩm định tại Chi nhánh của cán bộ tín dụng, Chi nhánh Hóc Môn còn được hỗ trợ từ nhiều phòng ban trực thuộc ngân hàng như phòng định chế tài chính (là đợn vị hỗ trợ tìm hiểu uy tín của các định chế tài chính nước ngoài, hỗ trợ thiết lập quan hệ đại lý mới trong trường hợp khách hàng của chi nhánh có nhu cầu giao dịch thường xuyên), phòng pháp lý tuân thủ (là đơn vị kiểm soát việc tuân thủ trong thi hành luật trong hoạt động ngân hàng, tư vấn những trường hợp rủi ro
về pháp lý, và thắc mắc của Chi nhánh trong việc thiết lập hợp đồng, cũng như các văn bản khác có liên quan…), phòng doanh nghiệp (là đơn vị hỗ trợ thẩm định hồ sơ cho vay đối với những khoản vay vượt hạn mức chi nhánh…). Nhờ những phòng ban hỗ Ngoài sự hỗ trợ thông tin từ những nguồn trên, Chi nhánh còn lấy được thông tin từ những nguồn khác như các nguồn tin đó từ khách hàng thân thiết, các tài liệu phân tích thị trường, tài liệu lưu trữ liên Ngân hàng, thông tin từ trung tâm phòng ngừa rủi ro, thông tin từ hệ thống thông tin Ngân hàng nhà nước…, các thông tin này đóng vai trò không nhỏ trong việc đảm bảo an toàn cho công tác cho vay của Chi nhánh.
2.3.1.8. Hệ thống Ngân hàng đại lý trải rộng trên khắp toàn cầu
Có thể nói đây là điểm mạnh của Sacombank, Sacombank được vinh dự nhận giảo thưởng “Ngân hàng có hoạt động thanh toán quốc tế tốt nhất năm 2006”, và “Ngân hàng thực hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế năm 2007”.
Tính đến thời điểm 30/06/2013, Sacombank có hệ thống đại lý với 14329 đại lý, 811 ngân hàng trên 84 quốc gia. Nhờ mối quan hệ rộng khắp đó, Sacombank có thể đảm bảo hoạt động Thanh toán quốc tế một cách tốt nhất, nhanh nhất, thông qua việc giao dịch thông qua các đại lý, nên việc thanh toán, xác nhận, thông báo… được tiến hành dễ dàng, nhanh chóng, tiết kiệm thời gian giao dịch cho khách hàng khi đến với Sacombank.
2.3.1.9. Nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu lớn
Thực tế hoạt động cho thấy, mặc dù trên thị trường có nhiều biến động do việc siết chặt hoạt động tín dụng, việc hạ lãi suất trần tiền gửi làm thiếu hụt nguồn cho vay của một số ngân hàng thương mại trên địa bàn, việc siết chặt việc cho vay, hạn chế cho vay, giải quyết nợ quá hạn, nợ xấu, nhưng nguồn vốn hỗ trợ cho hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu luôn dồi dào, cụ thể qua việc phòng doanh nghiệp luôn cung cấp các nguồn vốn lớn, với lãi suất thấp để hỗ trợ việc cho vay tài trợ LC xuất khẩu, và chiết khấu BCT LC xuất khẩu. Hoạt động này đã hỗ trợ nhiều cho việc thiếu hụt vốn kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn, tạo điều kiện gia tăng doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu, dần dần cải thiện cơ cấu xuất nhập khẩu của Chi nhánh.
2.3.1.10. Đội ngũ nhân viên nhiệt huyết, và có kiến thức
Chi nhánh rất chú trọng công tác tuyển chọn, đào tạo đội ngủ cán bộ. Hiện nay chi nhánh có một đội ngủ cán bộ trẻ, năng động với nghiệp vụ vững vàng và am hiểu địa bàn, đây là cơ sở để phát triển và hoàn thiện công việc phục vụ và chăm sóc hệ khách hàng hiện có, cũng như tìm kiếm khách hàng mới. Bên cạnh đó, đội ngũ nhân viên tại chi nhánh rất quan tâm đến khách hàng, thường xuyên hỏi thăm công việc kinh doanh, chủ động tư vấn cho khách hàng, giúp khách hàng có sự lựa chọn tốt nhất. Suốt những năm tháng qua, Sacombank chi nhánh Hóc Môn đã tạo được lòng tin và có được những khách hàng trung thành và tiềm năng.
2.3.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành công đã đạt được thì công tác tài trợ XNK của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Hóc Môn vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục. Sau đây là một số điểm hạn chế mà chi nhánh cần khắc phục, và điều chỉnh trong thời gian tới:
2.3.2.1. Hạn chế từ phía Ngân hàng
- Về hệ thống xử lý tác nghiệp thanh toán quốc tế:
Qua việc xem xét quy trình tác nghiệp, xử lý và xét duyệt hồ sơ như trên, ta thấy hệ thống quy trình của Sacombank tương đối bài bản, và chặt chẽ. Việc áp dụng theo quy trình đã được đề ra giúp Sacombank Chi nhánh Hóc Môn giảm thiểu được nhiều rủi ro trong việc xét duyệt và quản lý hồ sơ vay của khách hàng, tuy nhiên, trong thực tế, việc áp dụng đúng từng bước trong quy trình lại khiến cho quá trình xét duyệt hồ sơ lâu hơn, khiến cho khách hàng không hài lòng khi sử dụng dịch vụ. Ví dụ như vài năm gần đây, do quy mô Ngân hàng ngày một lớn, nên mảng Thanh toán quốc tế tại Sacombank bắt đầu chuyển đổi hoạt động theo mô hình tập trung, tức là Nhân viên Thanh toán quốc tế tại Chi nhánh chủ yếu là bán hàng, và tư vấn hồ sơ cho khách hàng, chứ không thuần tác nghiệp như kiểm Bộ chứng từ, đi điện Swift, nhập Bộ chứng từ… như trước nữa, mà tất cả hồ sơ đều tập trung về hội sở để xử lý, vì thế Thanh toán viên hội sở không tiếp nhận liền hồ sơ ngay mà phải xử lý theo phiên, sau khi kiểm, xử lý, soạn điện…thì mới đưa qua kiểm soát để đợi duyệt, nên nếu bám sát quy trình như vậy thì thời gian xử lý Bộ chứng từ tương đối lâu hơn
so với ngân hàng khác, cụ thể thời gian kiểm Bộ chứng từ LC trực tiếp gửi qua Eximbank chỉ mất 30 phút, trong khi đó tại Sacombank thông thường mất khoảng 1 tiếng.
- Về việc lưu trữ hồ sơ của bộ phận thanh toán quốc tế tại Chi nhánh:
Những năm gần đây, việc lưu trữ chứng từ của Chi nhánh dần dần được cải thiện nhờ việc lưu trữ toàn bộ hồ sơ trên phần mềm Omni Docs, nhờ đó mà việc truy lục, quản lý tại Chi nhánh được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hồ sơ thanh toán quốc tế ngoài việc lưu trữ trên Omni Docs, bộ phận Thanh toán quốc tế còn phải lưu trữ chứng từ tại phòng Kế toán chi nhánh, và tại bộ phận thanh toán quốc tế mỗi nơi 1 bộ hồ sơ giấy.
Như vậy sau qua trình tác nghiệp, thì bộ phận này phải tiến hành lưu trữ chứng từ tại nhiều nơi, vì thế việc lưu trữ này gây mất thời gian, điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, bộ phận này dành nhiều thời gian lưu trữ, theo dõi hồ sơ thay vì dành thời gian tiếp thị khách hàng mới.
- Về thời gian xét duyệt hồ sơ vay tài trợ xuất khẩu:
Sacombank là một trong những ngân hàng có quy mô lớn, song song với quy trình chặt chẽ, thì việc xét duyệt 1 hồ sơ xin vay của Ngân hàng phải qua nhiều cấp bậc khác nhau, mỗi khi trị giá món vay cao vượt hạn mức chi nhánh, hoặc không thoả các tiêu chí sản phẩm, thì Chi nhánh đều phải trình lên phòng ban hội sở cấp trên. Sacombank Chi nhánh Hóc Môn là một trong những chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng, tuy nhiên, hạn mức phán quyết trên 1 hồ sơ của Giám đốc chi nhánh chỉ được USD250.000/1 bộ chứng từ, trong khi đó nhu cầu và quy mô vay của khách hàng ngày càng lớn, nên việc thường xuyên trình lên hội sở như trên mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra, bên cạnh mặt mạnh là Sacombank có nguồn vốn đủ lớn để cho vay, nhưng không phải khách hàng có nhu cầu cũng áp dụng, và không phải muốn áp dụng là làm được ngay, vì mỗi khi khách hàng có nhu cầu, thì cán bộ tín dụng phải đánh giá lại khách hàng, về tình hình hoạt động, là doanh số, lợi nhuận mang lại cho Chi nhánh, và về tiềm năng của khách hàng trong tương lai,… sau đó trình lên cấp có thẩm quyền tại hội sở để phán quyết. Chính vì thế, thời gian xét duyệt hồ sơ xin
vay của khách hàng lâu, qua nhiều thủ tục nhiều khi làm chậm tiến độ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Ta có thể nói một khi chưa làm hài lòng khách hàng thì chưa thể nói hoạt động cho vay của chi nhánh là có chất lượng.
- Về các gói sản phẩm:
Xét về danh mục sản phẩm tài trợ xuất khẩu của Sacombank, ta có thể thấy được Ngân hàng rất chú trọng đến việc phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu, đây là mảng cần đẩy mạnh nhiều nhất trong tất cả các hoạt động về thanh toán quốc tế.
Tuy nhiên, trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay, các ngân hàng thường xuyên cải tiến cải tiến sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mình, đồng thời cạnh tranh với các ngân hàng khác, và khách hàng không còn đơn thuần sử dụng 1 sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mà sử dụng một gói sản phẩm bao gồm cho vay, tiền gửi, thanh toán quốc tế, và dịch vụ khác…, nên việc phát triển gói sản phẩm mang nhiều ưu đãi, và kịp thời để phục vụ khách hàng mang tính quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay. Mặc dù, Sacombank có một hệ thống sản phẩm tương đối đầy đủ về các sản phẩm tài trợ xuất khẩu, và các gói hỗ trợ lãi suất, về phí….đã được áp dụng, tuy nhiên việc áp dụng chưa được triệt để, chưa thỏa mãn nhu cầu khách hàng, dẫn đến việc khách hàng chuyển nguồn về giao dịch tại ngân hàng khác.
Sacombank chi nhánh Hóc Môn có một số khách hàng vừa hoạt động xuất khẩu, lẫn nhập khẩu, họ luôn mong muốn bán được nguồn ngoại tệ với giá cao cho Ngân hàng khi có tiền báo có, và muốn mua ngoại tệ với giá thấp để thanh toán tiền hàng, đồng thời muốn vay với lãi suất hấp dẫn, và gửi tiền với lãi suất cao giá ưu đãi, tuy nhiên, một số ngân hàng bạn trên địa bàn có lãi suất tiền gửi ngoại tệ, giá mua ngoại tệ cao hơn so với chi nhánh, và bán ngoại tệ ra thấp hơn, nên khách hàng lần lượt chuyển các khoản ngoại tệ này đến ngân hàng khác để giao dịch.
- Về tỷ giá hối đoái:
Việc cung cấp các sản phẩm về tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng, và hoạt động thanh toán quốc tế của một ngân hàng nói chung, liên quan chặt chẽ đến hoạt động
kinh doanh ngoại hối, về chính sách giá, và các sản phẩm phái sinh kèm theo như hợp đồng kỳ hạn, Swap…
Mỗi khi doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ từ hoạt động tài trợ xuất khẩu, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ bán ngoại tệ cho ngân hàng, để bổ sung vốn kinh doanh, thu mua hàng hoá để phục vụ xuất khẩu, tương tự như việc doanh nghiệp nhập khẩu muốn mua ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu, thì điều kiện tiên quyết là chi nhánh phải chào một mức gia hợp lý, và cạnh tranh để có lợi cho