1.4.1. Khái niệm hiệu quả hoạt động tài trợ xuất khẩu
càng trở nên quan trọng đối với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và nền kinh tế. Tuy nhiên nhìn từ góc độ ngân hàng thì đây chính là một dịch vụ mà ngân hàng cung cấp cho những nhà xuất khẩu. Nguồn thu nhập của ngân hàng từ dịch vụ này là không nhỏ, vì hầu hết những hợp đồng xuất nhập khẩu thường rất lớn. Cho nên việc nâng cao chất lượng tài trợ này để thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ là một việc làm rất cần thiết của các NHTM.
Như vậy, ta có thể thấy chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu là việc các NHTM đáp ứng được đầy đủ những yêu cầu của những doanh nghiệp xuất nhập khẩu, mang lại cho họ những lợi ích tốt nhất khi sử dụng dịch vụ này của ngân hàng mình như: thời gian xét hồ sơ ngắn, thủ tục nhanh gọn, lãi suất ưu đãi, giải ngân nhanh, rủi ro thấp...Không chỉ có thế, cho vay tài trợ xuất khẩu được xem là có chất lượng khi nó mang lại cho ngân hàng lợi nhuận cao và góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế. Hay nói một cách khác, chất lượng cho vay tài trợ xuất khẩu được hiểu là sự đảm bảo một cách hợp lí lợi ích của cả ba chủ thể là ngân hàng, nhà xuất khẩu và nền kinh tế.
Tuy nhiên, việc đánh giá này cũng không có một khuôn mẫu nhất định, do đó với mỗi một người, việc đánh giá và nhận xét sẽ không giống nhau. Dưới đây là những chỉ tiêu chung nhất, thường gặp nhất.
1.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tài trợ xuất khẩu
1.4.2.1. Hệ số nợ quá hạn
Đây là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá chất lượng cho vay nói chung và cho vay tài trợ xuất khẩu nói riêng của NHTM.
Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay TTXK (%) =100x Nợ quá hạn cho vay TTXK Tổng dƣ nợ cho vay TTXK
Nợ quá hạn chính là khoản mà khách hàng không đủ khả năng hay cố tình không trả nợ cho ngân hàng khi đến hạn. Hệ số này càng nhỏ càng thể hiện nợ quá hạn ít so với tổng dư nợ, thể hiện hoạt động tài trợ xuất khẩu tốt và ngược lại nếu tỷ lệ này càng cao thì càng bất lợi cho ngân hàng. Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay tài trợ xuất khẩu cao biểu hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp, rủi ro cao vì số lượng lớn nợ không được hoàn trả đúng hạn, ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân
hàng. Do vậy không phải dư nợ cho vay càng cao thì càng tốt bởi điều đó còn phải phụ thuộc nhiều yếu tố khác như việc quản lý và chất lượng các khoản tín dụng đó.
1.4.2.2. Doanh số và dư nợ cho vay tài trợ xuất khẩu
Khi xem xét đến chất lượng cho vay chúng ta quan tâm đầu tiên đều là doanh số. Doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu của một ngân hàng chính là tổng giá trị của tất cả những khoản cho vay với mục đích tài trợ xuất khẩu của ngân hàng đó trong một kỳ kinh doanh. Đây là một chỉ tiêu định lượng, và thông thường, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. Doanh số cho vay thể hiện được quy mô và uy tín của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện được uy tín của ngân hàng đó. Bởi vì, một ngân hàng có uy tín cao, chất lượng dịch vụ tốt thì mới thu hút được nhiều khách hàng với nhiều hợp đồng lớn, do đó doanh số cho vay mới cao.
Dư nợ cho vay tài trợ xuất khẩu tại một thời điểm là tổng giá trị các khoản vay tài trợ xuất khẩu tại thời điểm đó chưa đến hạn hoàn trả mà ngân hàng cho các doanh nghiệp xuất khẩu vay. Chỉ tiêu này cho biết ngân hàng tại thời điểm đó đang cho vay nhiều hay ít. Chỉ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng đã tạo được uy tín, quan hệ với nhiều khách hàng, cung cấp nhiều dịch vụ tốt, có chất lượng và ngân hàng hoạt động có hiệu quả.
1.4.2.3. Cơ cấu dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết tỷ lệ đóng góp của từng khoản cho vay vào tổng dư nợ của ngân hàng. Để xác định tỷ trọng của cho vay tài trợ xuất khẩu trong tổng dư nợ cho vay, ta dùng công thức sau:
Tỷ trọng cho vay TTXK(%) = 100 x Dƣ nợ cho vay tài trợ xuất khẩu Tổng dƣ nợ cho vay
Chỉ tiêu này cho ta biết mức độ quan tâm của ngân hàng tới cho vay tài trợ xuất khẩu. Tùy vào từng chính sách, đặc thù hoạt động và thời điểm khác nhau mà tỷ trọng tham gia này có thể lớn hay nhỏ. Ví dụ như đối với ngân hàng chuyên vền xuất nhập khẩu thì tất nhiên loại cho vay này rất được chú trọng và luôn chiếm tỷ trọng cao. Còn với nhiều ngân hàng khác, loại cho vay này không phải là loại cho vay trọng điểm, nên không chiếm tỷ trọng cao.
mức độ phát triển của cho vay tài trợ xuất khẩu so với những loại cho vay khác. Nếu tỷ trọng của loại cho vay này càng cao qua các năm thì chứng tỏ rằng ngân hàng đang ngày càng quan tâm tới loại hình cho vay này, thu hút được ngày càng nhiều khách hàng...và ngược lại.
1.4.2.4. Vòng quay cho vay tài trợ xuất khẩu
Chỉ tiêu này thường được xác định như sau:
Vòng quay cho vay tài trợ xuât khẩu = Doanh số tài trợ xuất khẩu
Tổng dƣ nợ TTXK bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn của ngân hàng đối với các khoản tín dụng phát sinh nhằm mục đích xuất khẩu. Vòng quay vốn càng lớn doanh số càng cao, thể hiện doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ xuất khẩu, tận dụng được hiệu quả của đòn bẩy tài chính, là cơ sở để gia tăng lợi nhuận. Bên cạnh đó, chỉ tiêu này còn thể hiện khả năng tổ chức, quản lí vốn tín dụng, đồng thời thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng trong việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn tín dụng và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Để có thể đánh giá chính xác chất lượng tín dụng, các tiêu chuẩn tính toán cần phải đồng nhất trong việc áp dụng đối với từng loại cho vay cụ thể. Nhìn chung chỉ tiêu này thường phải đánh giá với vòng quay trung bình của toàn ngành. Nếu như chỉ tiêu này thấp hơn quá nhiều so với chỉ tiêu trung bình của ngành, thì chứng tỏ hoạt động cho vay của ngân hàng có vấn đề, hoặc là ít khách hàng, do chất lượng tín dụng thấp, hoặc là do việc thu hồi vốn gặp khó khăn, do chưa thẩm định doanh nghiệp xuất nhập khẩu một cách chính xác.
1.4.3. Các chỉ tiêu định tính
Bên cạnh những chỉ tiêu định lượng đã nêu bên trên, còn rất nhiều những chỉ tiêu định tính để đánh giá chất lượng của hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu. Các chỉ tiêu được thể hiện qua một số khía cạnh sau.
- Chất lượng cho vay được thể hiện thông qua khả năng đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng về vốn và các hình thức tài trợ, thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, kịp thời, an toàn, kỳ hạn và phương thức thanh toán phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng. Chất lượng cho vay còn
được xem xét thông qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngân hàng, tình hình khai thác tiềm năng của ngân hàng trên địa bàn hoạt động. - Mức độ hài lòng của khách hàng đối với các dịch vụ tài trợ xuất khẩu của ngân hàng cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình đánh giá chất lượng cho vay. Thông tin này ngân hàng có thể nắm bắt được thông qua các cuộc điều tra, phỏng vấn các chuyên gia, khách hàng, những buổi hội nghị khách hàng mà ngân hàng tổ chức.
Ngoài ra, còn có một số chỉ tiêu khác như thời gian xét duyệt hồ sơ xin vay, quy mô trung bình...Tất cả những chỉ tiêu này đều mang tính tương đối, khi xem xét chất lượng cho vay của ngân hàng, chúng cần phải đặt nó vào điều kiện kinh tế xã hội, cũng như tình hình của ngân hàng tại thời điểm đó, để đánh giá chính xác chất lượng dịch vụ.
1.5. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHẤT LƢỢNG CHO VAY TÀI TRỢ XUẤT KHẨU
1.5.1. Các chủ trƣơng chính sách về xuất khẩu của Nhà nƣớc
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có những chính sách ngoại thương cho riêng mình để phù hợp với tình hình kinh tế của đất nước và thế giới. Chính cách này tác động đến hoạt động tài trợ XK của NHTM. Nếu các chính sách này được thiết lập một cách đúng đắn và phù hợp với tình hình kinh tế đất nước và những biến động của khu vực và thế giới thì nó sẽ mở ra cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực XK những thuận lợi và cơ hội tốt trong việc mở rộng và tiếp cận thì trường quốc tế, nhận được sự tài trợ lớn từ Ngân hàng. Các Ngân hàng trong điều kiện này sẽ mở rộng các tài trợ hoạt động XK, an toàn và hiệu quả. Chính sách ngoại thương của nhà nước có ảnh hưởng sâu rộng và quyết định tới quy mô hiệu quả của hoạt đông tín dụng tài trợ XK.
1.5.2. Môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nƣớc
1.5.2.1. Môi trường kinh tế
Tính ổn định về kinh tế mà trước hết và chủ yếu là ổn định về tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát, các chính sách về xuất nhập khẩu là những điều mà các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều
kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng. Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện để tài trợ XK được mở rộng và đạt hiệu quả cao, còn nền kinh tế có quá nhiều biến động, lạm phát, khủng hoảng sẽ làm cho khả năng trả nợ vay cả các doanh nghiệp giảm xuống.
1.5.2.2. Nhân tố xã hội
Hoạt động tài trợ XK là sự kết hợp của ba nhân tố: Khách hàng, Ngân hàng và sự tín nhiệm. Cho nên môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của Ngân hàng và khách hàng rất cao.
- Môi trường chính trị:Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
- Môi trường pháp lý: Hoạt động ngoại thương là một trong những công cụ điều tiết nền kinh tế của chính phủ, cho nên hệ thống pháp lý liên quan đến nó rất chặt chẽ, một thay đổi nhỏ cũng có thể dẫn đến những thuận lợi hay khó khăn lớn cho những nhà xuất nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp phải hiểu rõ các quy định pháp luật trong nước, cũng như quốc tế, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao.
- Môi trường cạnh tranh: Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của NHTM. Dưới sự tác động này, ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuyếch trương uy tín và thế mạnh của ngân hàng.
- Môi trường tự nhiên:Các yếu tố này chủ yếu không dự báo trước được, nhưng không gây ảnh lớn tới chất lượng cho vay của NHTM vì tỷ lệ xảy ra nhỏ.
1.5.3. Các yếu tố nội tại của Ngân hàng
- Năng lực cho vay của Ngân hàng: Năng lực cho vay phụ thuộc vào vốn tự có của Ngân hàng, khi doanh nghiệp XK có nhu cầu vốn lớn trong khi nguồn vốn Ngân hàng hạn chế sẽ không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.
- Hệ thống chi nhánh, đại lý: Một hệ thống ngân hàng đại lý rộng lớn sẽ giúp NHTM phát triển mạnh hoạt động cho vay thông qua thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp ở nước có đại lý của ngân hàng.
- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng của một NHTM thường bao gồm: các hình thức cho vay áp dụng, giới hạn tín dụng, kỳ hạn cho vay, hướng giải quyết tín dụng vượt giới hạn, thanh toán nợ…vì thế nó có quyết định to lớn đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ kích thích được việc tiết kiệm và đầu tư thu hút được nhiều khách hàng đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng, đồng thời tuân thủ theo pháp luật và đường lối chính sách của Nhà nước đề ra
- Hoạt động huy động vốn của ngân hàng: Muốn cho vay được thì điều kiện trước tiên là ngân hàng phải có vốn. Nguồn vốn chủ yếu dùng cho hoạt động cho vay chính là vốn huy động từ thị trường. Do đó, việc huy động vốn ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động cho vay, nếu việc huy động vốn diễn ra không như ý muốn, thì ngân hàng khó có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng.
- Công tác tổ chức và quan điểm lãnh đạo của ngân hàng: Tổ chức ngân hàng được sắp xếp một cách có khoa học, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng, ban trong từng ngân hàng, cũng như trong toàn bộ hệ thống ngân...sẽ tạo thuận lợi trong việc phục vụ tốt khách hàng và quản lý chặt chẽ luồng vốn vào ra của ngân hàng.
- Năng lực điều hành kinh doanh trong nền kinh tế thị trường của Ngân hàng:
Thể hiện ở việc đa dạng và đổi mới các nghiệp vụ kinh doanh nhất là nghiệp vụ tín dụng, tác động đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.
- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên Ngân hàng: Muốn nâng cao được chất lượng trong hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu, ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ, không những am hiểu về hoạt động cho vay, về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, về thị trường cũng như những
chính sách vĩ mô liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngoài ra, họ còn phải có tiêu chuẩn về đạo đức, sự liêm khiết, và trung thực với nghề.
- Quy trình tín dụng: Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay bắt đầu từ việc xem xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ để đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lượng tài trợ XK phụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tài trợ XK đảm bảo tính khoa học vừa nhanh chóng, thuận tiện, vừa đảm bảo thực hiện đầy đủ nghiêm túc các bước của quy trình.
- Thông tin tín dụng: Việc khái thác và thu thập thông tin về khách hàng có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động tài trợ, đặc biệt là thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, thông tin về thị trường tiêu thụ của khách hàng, quan hệ thanh toán, …. ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng. Vì vậy thông tin cần đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả tài trợ XK.
- Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: Thông qua công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, ban lãnh đạo Ngân hàng sẽ nắm được tình hình hoạt động kinh doanh diễn ra