GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG SÀI GÒN THƢƠNG TÍN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 42)

CHI NHÁNH HÓC MÔN

2.1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về NH TMCP Sài gòn thƣơng tín (Sacombank)

Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - Sacombank thành lập ngày 21/12/1991 trên cơ sở chuyển thể và sáp nhập từ Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò Vấp và ba hợp tác xã tín dụng: Tân Bình - Thành Công - Lữ Gia tại Thành phố Hồ Chí Minh với các nhiệm vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng và thực hiện các dịch vụ Ngân hàng. Sacombank xuất phát điểm là một Ngân hàng nhỏ, ra đời trong giai đoạn khó khăn của đất nước với số vốn điều lệ ban đầu 03 tỷ đồng và hoạt động chủ yếu tại vùng ven thành phố Hồ Chí Minh. Qua 22 năm hình thành và phát triển, trải qua nhiều thăng trầm, Sacombank đã khẳng định vị thế là một trong những Ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam, với quy mô tổng tài sản đạt trên 150 ngàn tỷ đồng.

Mạng lưới hoạt động:

Sacombank chiếm lợi thế về quy mô mạng lưới chi nhánh/phòng giao dịch, với gần 420 điểm giao dịch trải rộng tại 48/63 tỉnh/thành Việt Nam và 2 nước bạn Lào và Campuchia.

Tính đến thời điểm 31/12/2012, Sacombank đã lập được 780 máy ATM, và 3.155 máy Pos trên khắp cả nước để đáp ứng nhu cầu giao dịch của khách hàng.

Cơ cấu tổ chức:

Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức Ngân hàng Sài gòn Thƣơng Tín

Các giải thưởng tiêu biểu năm 2012:

- Ngân hàng bán lẻ tốt nhất Việt Nam (do tạp chí The Asian Banker bình chọn) - Ngân hàng có dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam 2009,2010,2011,2012 (do

tạp chí Global Finance bình chọn)

- Ngân hàng của năm 2011(do tạp chí The Banker bình chọn)

- Giải thưởng báo cáo thường niên xuất sắc 2011(do League of American Communications Professionals bình chọn)

(Nguồn www.sacombank.com.vn)

Tình hình hoạt động kinh doanh chung của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín:

Từ mức vốn điều lệ 3 tỷ đồng khi thành lập, đến cuối năm 2012 đạt 10.740 tỷ đồng và dự kiến sẽ đạt 23.100 tỷ đồng vào năm 2015. Trong 5 năm trở lại đây, tổng tài sản của Sacombank có sự tăng trưởng mạnh mẽ, hiện đạt trên 150.000 tỷ đồng và dự kiến đạt trên 280.000 tỷ đồng vào năm 2015. Vốn chủ sở hữu của Sacombank hiện đạt gần 14.000 tỷ đồng và sẽ tăng lên trên 30.000 tỷ đồng vào năm 2015.

Tình hình tài chính của Sacombank tính đến cuối năm 2012 cho thấy, số dư tiền gửi khách hàng tại đạt 107,746 tỷ đồng, tăng 43.5% so với cuối năm 2011. Bên cạnh đó, cho vay khách hàng của ngân hàng này đạt 96,334 tỷ đồng, tương ứng với mức tăng trưởng tín dụng 19.61%.Trong đó, nợ xấu chiếm 1,825 tỷ đồng, tức khoảng 1.89% tổng dư nợ.

Định hướng và chiến lược phát triển:

Chiến lược phát triển của Sacombank trong giai đoạn 2011-2020: Sacombank chủ trương tiếp tục trung thành với sứ mệnh xây dựng Sacombank trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng, hiện đại và bám sát các giá trị cốt lõi đặt ra: HIỆU QUẢ - AN TOÀN - BỀN VỮNG. Theo đó, Sacombank chủ động xây dựng chiến lược dài hạn với nhịp độ tăng trưởng và hiệu quả hoạt động vừa tầm để không tạo áp lực phá vỡ các thiết chế và quản lý rủi ro, các mục tiêu về quản lý danh mục tài sản và cơ cấu tài chính trung dài hạn.

2.1.2. Giới thiệu sơ lƣợc về Sacombank chi nhánh Hóc Môn

Tiền thân của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín - chi nhánh Hóc Môn là phòng giao dịch Hóc Môn được thành lập vào năm 1993 tại 19/4 Lý Thường Kiệt, Thị trấn Hóc Môn, Huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh, trực thuộc chi nhánh Gò Vấp. Đến năm 1997 được nâng cấp lên thành chi nhánh cấp II Hóc Môn, trực thuộc chi nhánh Gò Vấp. Vào tháng 2/2006, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hóc Môn chính thức trở thành chi nhánh cấp 1. Ngày 09/07/2009 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hóc Môn chuyển địa điểm trụ sở từ 19/4 Lý Thường Kiệt, thị trấn Hóc Môn, huyện Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh về số 38 Trường Chinh, Khu phố 6, Phường Tân Hưng Thuận, Hóc Môn, Tp Hồ Chí Minh, và đến cuối năm 2012 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – chi nhánh Hóc Môn chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – CN Quận 12 Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín – Chi nhánh Quận 12 hiện có 6 phòng giao dịch trực thuộc: Phòng giao dịch Tiềm năng Trung Chánh, Phòng giao dịch Thới An, Phòng giao dịch Hiệp Thành, Phòng giao dịch Tiềm năng Hóc Môn, Phòng giao dịch Bà Điểm và Phòng giao dịch An Sương.

2.1.2.1. Cơ cấu bộ máy tổ chức

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức Chi nhánh Hóc Môn

Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban:

Đứng đầu chi nhánh vẫn là Giám đốc chịu trách nhiệm chỉ đạo và quản lý hoạt động của chi nhánh. Giám Đốc và các Phó Giám Đốc: báo cáo, đưa ra những kiến nghị với Tổng Giám Đốc những việc cần thay đổi về hoạt động của Chi nhánh nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Đồng thời, điều hành tổ chức thực hiện các chức năng nhiệm vụ và trách nhiệm cao nhất về kết quả hoạt động của Chi nhánh và các đơn vị trực thuộc.

Phòng Kinh Doanh: Xây dựng kế hoạch hoạt động của chi nhánh, đề xuất cho Giám Đốc chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường sự cạnh tranh và phát triển thị phần. Phòng kinh doanh gồm 4 bộ phận:

- Bộ phận kinh doanh: Quản lý thực hiện chỉ tiêu bán hàng theo sản phẩm, tiếp thị và quản lý khách hàng cá nhân, doanh nghiệp, tư vấn. Thẩm định các hồ sơ để cấp tín dụng; đề xuất cấp tín dụng, cơ cấu lại các hồ sơ tín dụng và tham mưu trong việc quyết định cấp tín dụng.

- Bộ phận quản lý tín dụng: Hỗ trợ công tác tín dụng, kiểm soát tín dụng, quản lý nợ, lưu trữ các loại giấy tờ liên quan đến hợp đồng tín dụng, thông báo nhắc nợ cho các phòng ban có liên quan.

- Bộ phận thanh toán quốc tế: Xử lý các giao dịch thanh toán quốc tế, xử lý giao dịch chuyển tiền quốc tế, các chức năng khác liên quan đến thanh toán quốc tế.

- Bộ phận ngoại hối: Thực hiện bán sản phẩm liên quan đến ngoại hối, giao dịch mua và bán ngoại tệ, vàng, và các chức năng khác liên quan đến ngoại hối

Phòng kế toán, hành chánh và kho quỹ:

- Bộ phận xử lý giao dịch: Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tiền gửi, tiền vay, dịch vụ khác như các nghiệp vụ tiền gửi, tiền vay liên quan đến thu nợ, chuyển tiền nhanh nội địa, chi trả kiều hối và chi trả chuyển tiền phi mậu dịch, thực hiện thu đổi ngoại tệ, séc du lịch, mua bán vàng, ngoại tệ….

kịp thời đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh của đơn vị mình, giám sát chặt chẽ các khoản tài chính thu chi , quá trình sử dụng tài sản của Ngân hàng…

- Bộ phận quỹ: Thu chi, xuất nhập, bốc xếp, vận chuyển và bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá; phân loại, đóng bó tiền theo quy định. - Bộ phận hành chánh: Quản lý công tác hành chính, quản lý công tác nhân

sự, công tác công nghệ thông tin của chi nhánh.

Các phòng giao dịch trực thuộc: Thực hiện nhiệm vụ huy động vốn, cấp tín dụng, xử lý giao dịch và cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

2.1.2.2. Đánh giá hoạt động kinh doanh của Sacombank Chi nhánh Hóc Môn trong những năm gần đây trong những năm gần đây

Về huy động vốn: Tính đến 31/12/2012, tổng huy động (quy VNĐ): 2.939 tỷ đồng, tăng 584 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 100% kế hoạch tốc độ tăng trưởng bình quân năm, và đạt 39% kế hoạch tốc độ tăng trưởng thời điểm, chiếm tỷ trọng 7.6% tổng số dư huy động toàn Khu vực TP. Hồ Chí Minh.

Về hoạt động tín dụng:

Tính đến 31/12/2012, tổng cho vay (quy VNĐ): 1.201 tỷ đồng, tăng 97 tỷ so với đầu năm, đạt 19% kế hoạch tốc độ tăng trưởng thời điểm, 17%tốc độ tăng trưởng bình quân 2012, chiếm tỷ trọng 4.1%/tổng số dư cho vay toàn Khu vực TP. Hồ Chí Minh.

Về thị phần:

- Tổng số lượng khách hàng tiền gửi chi nhánh là 50.587 khách hàng, tăng 12.327 khách hàng, trong đó khách hàng tiền gửi cá nhân chiếm 96%/tổng lượng Khách hàng toàn Chi nhánh. Chiếm 18% thị phần về số dư huy động toàn ngành tại địa bàn hoạt động.

Về Dịch vụ và Kinh doanh ngoại hối:

- Tổng thu thuần Dịch vụ và Kinh doanh ngoại hối: tổng thu thuần Dịch vụ và Kinh doanh ngoại hối là 20.029 tỷ đồng. Trong đó, tổng thu dịch vụ thuần đạt 14.042 triệu đồng đạt 107% kế hoạch, chiếm tỷ trọng 70%/tổng doanh thu Dịch vụ và Kinh doanh ngoại hối. Tổng thu từ Kinh doanh ngoại hối đạt 5.987 triệu đồng đạt 41% kế hoạch năm, chiếm tỷ trọng 30%/tổng doanh thu Dịch vụ và Kinh doanh ngoại hối.

- Doanh số Thanh toán quốc tế đạt 87.700 ngàn USD, giảm 7.200 ngàn USD so với năm 2011, đạt 74% kế hoạch 2012.

- Tổng doanh số bảo lãnh 2012 đạt 125 tỷ đồng, tăng 27 tỷ đồng so với năm 2011 và đạt 350% kế hoạch. Trong đó, PGD tiềm năng đạt 3 tỷ, chiếm 2.4%.

Về phát hành thẻ:

Tổng số lượng thẻ chi nhánh phát hành năm 2012 là 13.487 thẻ. Trong đó: - Thẻ plus +Visa Debit phát hành được 12.915 thẻ đạt 142% kế hoạch. - Thẻ tín dụng phát hành được 572 thẻ đạt 63% kế hoạch.

Chi phí điều hành:

Thực hiện chủ trương tiết kiệm, chống lãng phí.Với kỳ vọng tiết kiệm giảm 5-10% chi phí điều hành trong năm 2012 so với kế hoạch được giao.Chi nhánh đã thực hiện quản lý và kiểm soát tốt các khoản chi phí với kết quả đạt 94% so với kế hoạch.

Kết quả kinh doanh:

- Lợi nhuận trước DPRR năm 2012 đạt 89.709 trđ, tăng 22.953 trđ so với năm 2011, đạt 111% kế hoạch năm 2012. Trong đó doanh thu dịch vụ + KDNH chiếm tỷ trọng 22% lợi nhuận.

- Lợi nhuận sau DPRR năm 2012 đạt 89.041, tăng 21.768trđ so với năm 2011 và đạt 114% kế hoạch năm 2012.

Các thành tích đạt được trong năm 2012:

Với kết quả kinh doanh và điều hành ấn tượng trên, Chi nhánh Hóc Môn đã được Ban lãnh đạo ngân hàng vinh danh và công nhận với các thành tích như sau:

- Chi nhánh xuất sắc trong năm 2012; - Chi nhánh xuất sắc 05 năm liền;

2.1.2.3. Hoạt động thanh toán quốc tế của Sacombank CN Hóc Môn trong những năm gần đây năm gần đây

Từ đầu năm 2013, Ngân hàng nhà nước đã quyết liệt triển khai cơ cấu lại hệ thống các TCTD, làm cho mặt bằng lãi suất huy động và cho vay đã giảm, cơ cấu tín dụng chuyển dịch theo hướng tích cực, tuy nhiên những tác động đó làm cho tăng trưởng tín dụng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra, nợ xấu gia tăng; thanh khoản của một số NHTM cổ phần gặp khó khăn. Sacombank Chi nhánh Hóc Môn cũng

không nằm ngoài những tác động đó, trong đó có hoạt động Thanh toán quốc tế cũng gặp nhiều khó khăn:

Biểu đồ 2.3: Doanh số TTQT Sacombank – CN Hóc Môn (Đơn vị: USD)

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT, Sacombank – CN Hóc Môn [17]

Tổng doanh số Thanh toán quốc tế năm 2012 đạt 87.700 ngàn USD, giảm 7.58% so với năm 2011, tương đương 7.200 ngàn USD.

Bảng 2.4: So sánh doanh số Thanh toán xuất nhập khẩu tại Sacombank – CN Hóc Môn (Đơn vị: ngàn USD)

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT, Sacombank – CN Hóc Môn [17]

Trong tổng doanh số thanh toán quốc tế thì tổng doanh số nhập khẩu chiếm tỷ trọng thấp dưới 30% qua các năm (tổng doanh số nhập khẩu năm 2011 đạt 22.44%, năm 2012 đạt 24.86%, và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 25.30%), trong khi đó tổng doanh số xuất khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với tổng doanh số nhập khẩu (tổng doanh số xuất khẩu năm 2011 đạt 77.56%, năm 2012 đạt 75.14%, và 6 tháng đầu năm 2013 đạt 74.70%), điều này cho thấy Sacombank Chi nhánh Hóc Môn có hệ khách hàng xuất khẩu nhiều hơn, nhờ đó Chi nhánh Hóc Môn đẩy mạnh phục vụ thêm nhiều sản phẩm khác đến khách hàng, như cho vay chiết khấu BCT hàng xuất khẩu, cho vay tài trợ LC xuất, mua USD báo có…, góp phần gia tăng thu

dịch vụ, và ổn định lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Biểu đồ 2.5: Doanh số xuất, nhập khẩu của Sacombank – CN Hóc Môn

(Đơn vị: USD)

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT, Sacombank – CN Hóc Môn [17]

- Đối với những doanh nghiệp nhập khẩu, thì nguồn nguyên liệu đầu vào cuối năm 2011 vẫn được chưa sử dụng, nên đến năm 2012, các doanh nghiệp đã hạn chế nhập khẩu. lượng hàng tồn kho này đã đem phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012, tuy nhiên so giá mua USD để thanh toán tiền hàng năm 2011 quá cao, đã làm cho giá cả đầu ra tăng cao cuối năm 2011, do đó gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh vào đầu năm 2012, thực tế một số doanh nghiệp tại Chi nhánh không duy trì được hoạt động sản xuất kinh doanh như những năm trước, cụ thể, doanh số LC nhập khẩu đã giảm 1.800 ngàn USD so với năm 2011.

Hình 2.6: Cơ cấu ngành hàng XK theo phƣơng thức tín dụng chứng từ

(Đơn vị: ngàn USD)

Biểu đồ 2.7: Cơ cấu ngành hàng XK theo phƣơng thức tín dụng chứng từ

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT, Sacombank – CN Hóc Môn [17]  Đến hết quý II/2013, doanh số NK giảm nhiều so với năm 2011, tổng doanh số

nhập khẩu 6 tháng đầu năm chỉ đạt 1.400 ngàn USD, lý giải sự sụt giảm lớn này là do tình hình cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trong bối cảnh đầu năm 2013, khi mà Ngân hàng nhà nước siết chặt tỷ giá, và hạ lãi suất huy động , và lãi suất tiền vay, cụ thể tại Sacombank Chi nhánh Hóc Môn, khách hàng VIP chủ yếu giao dịch trong ngành may mặc (gia công hàng hóa xuất khẩu), những doanh nghiệp này chủ yếu nhập vải từ Trung Quốc thông qua phượng thức LC trả ngay, và xuất hàng đi các nước như Mỹ, Đức, Nhật Bản…, Tính đến cuối năm 2012, đầu năm 2013 Chính sách lãi suất của Sacombank nói riêng, và các Ngân hàng thương mại cổ phần nói chung không cạnh tranh được với các Ngân hàng có vốn Nhà nước, dẫn đến việc Khách hàng chạy về các Ngân hàng có giá bán USD thấp hơn, lãi suất tiền gửi cao hơn để giao dịch. Xem biểu đồ trên, ta thấy được doanh số LC nhập giảm 3.600 ngàn USD so với 6 tháng đầu năm 2013, doanh số báo có TT đối với hoạt động xuất khẩu cũng giảm 6.700 ngàn USD so với 6 tháng đầu năm 2013, chỉ đạt 16.500 ngàn USD.

 Tuy có sự sụt giảm về doanh số LC nhập khẩu, và TT xuất khẩu như trên. Sacombank Chi nhánh Hóc Môn, cũng đã đẩy mạnh tiếp thị khách hàng mới, đặc biệt trong lĩnh vực sắt thép, hàng thực phẩm như đậu nành, đậu phộng…, thực hiện tối ưu hóa dịch vụ trọn gói cho Khách hàng, nhờ đó mà Doanh số nhập khẩu được cải thiện tương đối bù đắp được phần doanh số LC nhập giảm như: doanh số DP,DA, TT nhập khẩu tăng 2.300 ngàn USD so với năm 2011, đạt 11.800 ngàn USD, và tiếp tục tăng vào 6 tháng đầu năm 2013, dự đoán sẽ tăng khoảng 2.000 ngàn USD đến hết năm 2013.

- Đối với những doanh nghiệp xuất khẩu thì doanh số LC xuất khẩu của

Sacombank-CN Hóc Môn năm 2012 giảm 4.900 ngàn USD so với năm 2011, và doanh số trong 6 tháng đầu năm 2013 tiếp tục giảm 2.500 ngàn USD so với 6 tháng đầu năm 2012 là do yếu tố khách quan từ khách hàng. Biểu đồ cho ta thấy, khách hàng có doanh số LC XK lớn vào năm 2011, chủ yếu kinh doanh cao su, tuy nhiên đến năm 2012, và 6 tháng đầu năm 2013, giá nguyên liệu cao su giảm mạnh (từ trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)