Bổ sung, đẩy mạnh nguồn vốn tài trợ xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 88 - 90)

Với bất cứ một ngân hàng nào, nguồn vốn tài trợ cho hoạt động tín dụng nói chung chủ yếu là nguồn huy động từ dân cư. Nâng cao hiệu quả cho vay tài trợ xuất khẩu chính là đáp ứng tốt nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do đó muốn nâng cao chất lượng cho vay tài trợ xuất khẩu trước hết phải đảm bảo tốt việc huy động vốn. Sacombank có thể tăng trưởng huy động vốn bằng một số biện pháp sau:

- Sacombank nên có những chính sách về lãi suất, đẩy mạnh khuyến mãi cho khách hàng khi gửi tiết kiệm tại ngân hàng để thu hút khách hàng gửi tiền nhiều hơn. Đối với những khách hàng gửi nhiều lần ở ngân hàng, Sacombank nên có những phần quà, những khuyến mãi hấp dẫn hơn những khách hàng

thông thường. Đặc biệt, Sacombank cần quan tâm hơn tới những việc huy động trung và dài hạn bằng cách có những sản phẩm tiết kiệm trung và dài hạn hấp dẫn.

- Sacombank cần đẩy mạng các chương trình định hướng thu hút tiền gửi vốn đã phát huy rất tốt vai trò huy động trong giai đoạn vừa qua. Ngoài ra, cần chú trọng và quan tâm hơn đối với nguồn huy động từ sản phẩm tiền gửi tiết kiệm Phù Đổng (sản phẩm tiết kiệm dành cho trẻ em) nhằm góp phần nâng cao ý thức tiết kiệm của thế hệ trẻ cũng như đa dạng hoá kênh huy động của ngân hàng.

- Ngoài ra, Sacombank cần bố trí nhân sự, tăng cường thêm các điểm giao dịch ngoài giờ và ngày nghỉ, vì một số lượng không ít cán bộ công nhân viên chức làm giờ hành chính có nhu cầu gửi tiền ngoài giờ và ngày nghỉ.

- Một vấn đề khác để thu hút khách hàng gửi tiền là ngân hàng phải đảm bảo tốt cho khách hàng vấn đề bảo hiểm tiền gửi. Một bộ phận khách hàng, đặc biệt là những khách hàng cao tuổi rất quan tâm đến vấn đề an toàn khi gửi tiền. Nếu vấn đề này không được chú trọng, ngân hàng sẽ mất đi một số lượng khách hàng không nhỏ.

- Không chỉ mở rộng hình thức gửi tiết kiệm, mà Sacombank cần chú trọng phát triển huy động bằng chứng khoán như kỳ phiếu, chứng chỉ tiền gửi cho nhu cầu ngắn hạn, và trái phiếu cho nhu cầu dài hạn. Nếu làm tốt, đây sẽ là một kênh huy động rất hiệu quả, góp phần nâng cao uy tín của ngân hàng trên thị trường.

Ngoài nguồn vốn huy động từ dân cư, Sacombank cũng cần có sự quan tâm thích đáng đến nguồn vốn từ các doanh nghiệp và những tổ chức tín dụng khác, không những trong nước mà cả ở ngoài nước. Đây là nguồn cung vốn rất quan trọng giúp ngân hàng đảm bảo thanh khoản cũng như để đáp ứng cho nhu cầu tài trợ của mình. Cho nên, ngân hàng cần khai thác nguồn vốn này bằng cách tiếp tục mở rộng quan hệ với các ngân hàng trong nước và ngoài nước, nâng cao uy tín của mình trong việc vay trả cả gốc và lãi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)