Môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 31)

1.5.2.1. Môi trường kinh tế

Tính ổn định về kinh tế mà trước hết và chủ yếu là ổn định về tài chính quốc gia, ổn định tiền tệ, khống chế lạm phát, các chính sách về xuất nhập khẩu là những điều mà các doanh nghiệp kinh doanh rất quan tâm. Nền kinh tế ổn định sẽ là điều

kiện, môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tạo nên sự thành công trong kinh doanh của ngân hàng. Một nền kinh tế ổn định sẽ tạo điều kiện để tài trợ XK được mở rộng và đạt hiệu quả cao, còn nền kinh tế có quá nhiều biến động, lạm phát, khủng hoảng sẽ làm cho khả năng trả nợ vay cả các doanh nghiệp giảm xuống.

1.5.2.2. Nhân tố xã hội

Hoạt động tài trợ XK là sự kết hợp của ba nhân tố: Khách hàng, Ngân hàng và sự tín nhiệm. Cho nên môi trường xã hội ảnh hưởng đến sự tín nhiệm của Ngân hàng và khách hàng rất cao.

- Môi trường chính trị:Môi trường chính trị đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong kinh doanh, đặc biệt đối với các hoạt động kinh doanh ngân hàng. Tính ổn định về chính trị trong nước sẽ là một trong những nhân tố thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

- Môi trường pháp lý: Hoạt động ngoại thương là một trong những công cụ điều tiết nền kinh tế của chính phủ, cho nên hệ thống pháp lý liên quan đến nó rất chặt chẽ, một thay đổi nhỏ cũng có thể dẫn đến những thuận lợi hay khó khăn lớn cho những nhà xuất nhập khẩu. Do đó, doanh nghiệp phải hiểu rõ các quy định pháp luật trong nước, cũng như quốc tế, để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh được tiến hành thuận lợi và đạt hiệu quả cao.

- Môi trường cạnh tranh: Có thể nói đây là yếu tố tác động mạnh mẽ đến chất lượng cho vay nói riêng và hoạt động kinh doanh chung của NHTM. Dưới sự tác động này, ngân hàng luôn phải quan tâm tới đầu tư trang thiết bị tốt, tăng cường đội ngũ nhân viên có trình độ, củng cố và khuyếch trương uy tín và thế mạnh của ngân hàng.

- Môi trường tự nhiên:Các yếu tố này chủ yếu không dự báo trước được, nhưng không gây ảnh lớn tới chất lượng cho vay của NHTM vì tỷ lệ xảy ra nhỏ.

1.5.3. Các yếu tố nội tại của Ngân hàng

- Năng lực cho vay của Ngân hàng: Năng lực cho vay phụ thuộc vào vốn tự có của Ngân hàng, khi doanh nghiệp XK có nhu cầu vốn lớn trong khi nguồn vốn Ngân hàng hạn chế sẽ không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

- Hệ thống chi nhánh, đại lý: Một hệ thống ngân hàng đại lý rộng lớn sẽ giúp NHTM phát triển mạnh hoạt động cho vay thông qua thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp ở nước có đại lý của ngân hàng.

- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng của một NHTM thường bao gồm: các hình thức cho vay áp dụng, giới hạn tín dụng, kỳ hạn cho vay, hướng giải quyết tín dụng vượt giới hạn, thanh toán nợ…vì thế nó có quyết định to lớn đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ kích thích được việc tiết kiệm và đầu tư thu hút được nhiều khách hàng đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng, đồng thời tuân thủ theo pháp luật và đường lối chính sách của Nhà nước đề ra

- Hoạt động huy động vốn của ngân hàng: Muốn cho vay được thì điều kiện trước tiên là ngân hàng phải có vốn. Nguồn vốn chủ yếu dùng cho hoạt động cho vay chính là vốn huy động từ thị trường. Do đó, việc huy động vốn ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động cho vay, nếu việc huy động vốn diễn ra không như ý muốn, thì ngân hàng khó có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng.

- Công tác tổ chức và quan điểm lãnh đạo của ngân hàng: Tổ chức ngân hàng được sắp xếp một cách có khoa học, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng, ban trong từng ngân hàng, cũng như trong toàn bộ hệ thống ngân...sẽ tạo thuận lợi trong việc phục vụ tốt khách hàng và quản lý chặt chẽ luồng vốn vào ra của ngân hàng.

- Năng lực điều hành kinh doanh trong nền kinh tế thị trường của Ngân hàng:

Thể hiện ở việc đa dạng và đổi mới các nghiệp vụ kinh doanh nhất là nghiệp vụ tín dụng, tác động đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên Ngân hàng: Muốn nâng cao được chất lượng trong hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu, ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ, không những am hiểu về hoạt động cho vay, về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, về thị trường cũng như những

chính sách vĩ mô liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngoài ra, họ còn phải có tiêu chuẩn về đạo đức, sự liêm khiết, và trung thực với nghề.

- Quy trình tín dụng: Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay bắt đầu từ việc xem xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ để đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lượng tài trợ XK phụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tài trợ XK đảm bảo tính khoa học vừa nhanh chóng, thuận tiện, vừa đảm bảo thực hiện đầy đủ nghiêm túc các bước của quy trình.

- Thông tin tín dụng: Việc khái thác và thu thập thông tin về khách hàng có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động tài trợ, đặc biệt là thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, thông tin về thị trường tiêu thụ của khách hàng, quan hệ thanh toán, …. ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng. Vì vậy thông tin cần đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả tài trợ XK.

- Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: Thông qua công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, ban lãnh đạo Ngân hàng sẽ nắm được tình hình hoạt động kinh doanh diễn ra trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ XK, những thuận lợi khó khăn cũng như việc chấp hành những quy định pháp luật, nội dung quy chế, chính sách kinh doanh, thủ tục tín dụng từ đó giúp ban lãnh đạo có những đường lối, chủ trương đúng đắn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát huy những nhân tố thuận lợi nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Quan hệ với các đối tác: Uy tín của ngân hàng ảnh hưởng mạnh đến chất lượng cho vay của ngân hàng, uy tín lại chịu ảnh hưởng lớn từ quan hệ của NHTM với các đối tác. Do đó các quan hệ vay trả, thực hiện cam kết với đối tác có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cho vay tài trợ xuất khẩu của NHTM.

- Quy trình cho vay tài trợ xuất khẩu: Quy trình cho vay tài trợ xuất khẩu bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm bảo đảm an toàn nguồn vốn. Chất lượng cho vay có bảo đảm hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng.

- Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng cho vay. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra các quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngày càng lớn, chất lượng cho vay ngày càng cao.

- Trang thiết bị phục vụ hoạt động tín dụng: Trang thiết bị tuy không phải là yếu tố cơ bản nhưng có góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đặc biệt với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin hiện nay và các thiết bị tin học đã giúp cho Ngân hàng có được thông tin về các doanh nghiệp XK, thị trường trong tương lai… và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, thiết lập tốt mối liên hệ chặc chẽ giữa các phòng ban, bộ phận.

Ngoài ra còn có các khía cạnh khác: Công nghệ Ngân hàng , hệ thống tổ chức, việc thanh tra kiểm tra…

1.6. KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU CỦA CÁC NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI NGÂN HÀNG TRÊN THẾ GIỚI

1.6.1. Kinh nghiệm các nƣớc

Hiện nay tại các nước phát triển trên thế giới, tài trợ xuất khẩu đã và đang là vấn đề trọng tâm, yếu tố then chốt quyết định cho sự phát triển của nền kinh tế quốc gia. Trong đó Châu Âu là khu vực có sự phát triển mạnh mẽ nhất về các hoạt động tín dụng xuất khẩu này. Xu hướng hiện nay của các quốc gia phát triển là định hướng các doanh nghiệp của mình tìm kiếm những thị trường quốc tế có tốc độ tăng trưởng tiềm năng để đầu tư cũng như mở rộng hoạt động ngoại thương.

Hình 1.3: Dự báo tốc độ tăng trƣởng giữa các quốc gia (giai đoạn 2011 -2015)

Nguồn: PwC and IMF forecasts, Guide “UK Export finace anh credit insurance”[28] Tuy nhiên, trong hoạt động ngoại thương, các nhà xuất khẩu luôn phải đối mặt với những khó khăn, thử thách cũng như những hạn chế về pháp lý. Do đó, tại các quốc gia phát triển trên thế giới, chính phủ các nước đã thành lập các tổ chức tín dụng xuất khẩu ((Export Credit Agencies – ECAs). ECAs là định chế tài chính được thành lập bởi Chính phủ một quốc gia nhằm đẩy mạnh hoạt động XK, đầu tư tại các thị trường nước ngoài thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài trợ thương mại, tài trợ dự án, bảo lãnh, bảo hiểm nhằm hỗ trợ cho các nhà XK tại nước đó. Các ECAs lớn như Coface (Pháp), Autradius (Hà Lan), Euler Hermes (Đức), v.v.

- Tài trợ thương mại (TTTM): ECAs cung cấp dịch vụ TTTM thông qua các khoản vốn thời hạn ngắn dưới 02 năm để tài trợ cho việc XK hoặc NK hàng hóa dịch vụ. Trong trường hợp tín dụng XK, khoản vốn ngắn hạn được cung cấp trực tiếp cho nhà XK hoặc cho ngân hàng trung gian, mà tiếp đó sẽ chuyển đến nhà XK.

- Tài trợ dự án:ECAs cung cấp các khoản vốn dài hạn từ 05 – 10 năm cho các dự án ở nước ngoài như dự án xây dựng, sản xuất điện hay lắp ráp các nhà máy chế tạo, v.v. khi DN ở nước họ có liên quan. Tài trợ dự án thường là dưới dạng không hoàn trả, nghĩa là vốn sẽ được hoàn trả từ doanh thu do dự án đó tạo ra. Trong trường hợp dự án thất bại, người cho vay chỉ có thể truy đòi từ tài sản còn lại của dự án.

- Bảo lãnh: ECAs đưa ra các khoản bảo lãnh để đảm bảo cho các khoản tổn thất của nhà đầu tư mà nguyên nhân xuất phát từ tình trạng bất ổn dân sự, quốc hữu hóa tài sản từ chính phủ (bảo lãnh liên quan đến các rủi ro về chính trị), việc không có khả năng chuyển đổi đồng nội tệ sang các đồng tiền mạnh (bảo lãnh liên quan đến các rủi ro về tỷ giá), hoặc do sự vi phạm hợp đồng của quốc gia của nhà NK (bảo lãnh đối với rủi ro của các bên liên quan). ECAs cũng bảo lãnh việc vỡ nợ của các khoản vay (bảo lãnh vay vốn), làm cho khoản vay đó trở nên hấp dẫn hơn đối với các NHTM, để các NHTM cho các nhà XK cá nhân hoặc nhà đầu tư vay. Khi khoản mất mát của khách hàng được đảm bảo bằng một khoản bảo lãnh của ECAs, Chính phủ của nước có ECAs đó được giả định là người có nghĩa vụ cuối cùng. Trong một số trường hợp, ECAs còn có thể đảm bảo các khoản mất mát từ chính phủ nơi mà dự án hoặc người vay có trụ sở, thường là tại các nước đang phát triển.

- Bảo hiểm:Dịch vụ này tương tự như dịch vụ bảo lãnh, nhưng trong phạm vi chỉ liên quan đến khoản mất mát đã được mua bảo hiểm. Bảo hiểm được bán cho khách hàng cá nhân để thu được một khoản phí tùy thuộc vào rủi ro liên quan đến quốc gia, đến chính dự án hoặc những rủi ro cụ thể được bảo hiểm. Rủi ro càng càng cao thì phí bảo hiểm càng cao. Chính phủ thường xuyên bổ sung các khoản đảm bảo từ các quỹ công theo định kỳ hoặc khi đòi hỏi của bảo hiểm yêu cầu, nhưng ECAs thường tự tạo quỹ và cả các chi phí hoạt động thông qua phí bảo hiểm thu được.

- Vốn cổ phần: Một số ít ECAs tạo ra vốn cổ phần để trực tiếp đầu tư vào phát triển, xây dựng cơ sở hạ tầng hoặc các dự án thương mại tại các quốc gia đang phát triển. Các nhà đầu tư tư nhân góp vốn vào những dự án như vậy trong một số trường hợp được đảm bảo các khoản hoàn lại tối thiểu. Vốn cổ phần giúp ECAs phân chia rủi ro giữa các dự án khác nhau và tạo ra khả năng đầu tư vào các dự án nhỏ hơn. Khi được đảm bảo khoản hoàn trả tối thiểu, ECAs cũng thu hút thêm các khoản tiền đầu tư từ tư nhân [33]

Hình 1.4: Những sản phẩm và công cụ hỗ trợ cho tài trợ xuất khẩu tại Anh

Nguồn: PwC, Guide “UK Export finace anh credit insurance”[28] Tại một số quốc gia phát triển khác, cũng có các tổ chức với chức năng và hoạt động tương tự các ECAs như ở Mỹ có Hiệp hội xuất khẩu nông sản Hoa Kỳ (United State Deparment of Agriculture - USDA), ở vương quốc Anh có tổ chức đầu tư và thương mại (UK Trade&Investment) và tổ chức tài trợ xuất khẩu Anh (The UK Export Finace)

Trong đó, Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu là dịch vụ chủ yếu được cung cấp bởi ECAs. Nó đề cập đến việc bảo vệ và bồi thường cho người xuất khẩu khi họ cấp tín dụng thương mại hoặc bảo vệ và bồi thường cho các ngân hàng khi ngân hàng cho vay trung-dài hạn. Phạm vi bảo hiểm của Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu bao gồm các

khiếu nại tổn thất do không thanh toán những khoản phải thu, phát sinh từ hoạt động buôn bán hoặc những khoản cho vay trung-dài hạn vì lý do chính trị, thương mại. Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được triển khai nhằm cải thiện cán cân thanh toán, tạo thêm việc làm, phát triển kỹ năng tài chính của người xuất khẩu, nâng cao nhận thức của các ngân hàng về tín dụng xuất khẩu, hỗ trợ hoạt động xuất khẩu vì lợi ích quốc gia cũng như tăng cường hoạt động hối đoái nhờ có sự hỗ trợ của các khoản đầu tư nước ngoài. Nguyên lý cơ bản của Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu được thể hiện qua các điểm: hòa vốn (dài hạn); chỉ hỗ trợ những đối tượng có khả năng đảm bảo hoàn trả hợp lý; chia sẻ rủi ro; hỗ trợ tài chính cho khối doanh nghiệp tư nhân; hình thành tập quán kinh doanh tốt (trên cơ sở môi trường kinh doanh thân thiện, lành mạnh); quá trình giải quyết khiếu nại minh bạch, công bằng; hạn chế rủi ro thông qua hoạt động tái bảo hiểm và/hoặc đồng bảo hiểm. Và tất nhiên phải có yếu tố đủ vốn/tiền mặt.

1.6.2. Bài học về tài trợ xuất khẩu cho Việt Nam

Tại Việt Nam, hiện tại vẫn chưa có sự hiện diện của một ECAs hoàn chỉnh, mà mới chỉ triển khai thí điểm hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (BHTDXK). Trên thực tế, các công ty triển khai BHTDXK gần như phụ thuộc hoàn toàn vào các DN tái bảo hiểm nước ngoài từ khâu khai thác, đánh giá rủi ro, thẩm định bảo hiểm, v.v và tái bảo hiểm phần lớn dịch vụ nhận được cho nhà tái bảo hiểm nước ngoài. Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn về vốn cũng như

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)