Các yếu tố nội tại của Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 32 - 35)

- Năng lực cho vay của Ngân hàng: Năng lực cho vay phụ thuộc vào vốn tự có của Ngân hàng, khi doanh nghiệp XK có nhu cầu vốn lớn trong khi nguồn vốn Ngân hàng hạn chế sẽ không đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.

- Hệ thống chi nhánh, đại lý: Một hệ thống ngân hàng đại lý rộng lớn sẽ giúp NHTM phát triển mạnh hoạt động cho vay thông qua thu hút các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có quan hệ làm ăn với các doanh nghiệp ở nước có đại lý của ngân hàng.

- Chính sách tín dụng: Chính sách tín dụng của một NHTM thường bao gồm: các hình thức cho vay áp dụng, giới hạn tín dụng, kỳ hạn cho vay, hướng giải quyết tín dụng vượt giới hạn, thanh toán nợ…vì thế nó có quyết định to lớn đến sự thành công hay thất bại của ngân hàng. Một chính sách tín dụng đúng đắn sẽ kích thích được việc tiết kiệm và đầu tư thu hút được nhiều khách hàng đảm bảo khả năng sinh lời của ngân hàng, đồng thời tuân thủ theo pháp luật và đường lối chính sách của Nhà nước đề ra

- Hoạt động huy động vốn của ngân hàng: Muốn cho vay được thì điều kiện trước tiên là ngân hàng phải có vốn. Nguồn vốn chủ yếu dùng cho hoạt động cho vay chính là vốn huy động từ thị trường. Do đó, việc huy động vốn ảnh hưởng lớn tới chất lượng hoạt động cho vay, nếu việc huy động vốn diễn ra không như ý muốn, thì ngân hàng khó có thể đáp ứng được những nhu cầu ngày càng lớn và đa dạng của khách hàng.

- Công tác tổ chức và quan điểm lãnh đạo của ngân hàng: Tổ chức ngân hàng được sắp xếp một cách có khoa học, bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các phòng, ban trong từng ngân hàng, cũng như trong toàn bộ hệ thống ngân...sẽ tạo thuận lợi trong việc phục vụ tốt khách hàng và quản lý chặt chẽ luồng vốn vào ra của ngân hàng.

- Năng lực điều hành kinh doanh trong nền kinh tế thị trường của Ngân hàng:

Thể hiện ở việc đa dạng và đổi mới các nghiệp vụ kinh doanh nhất là nghiệp vụ tín dụng, tác động đến hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng.

- Trình độ nghiệp vụ của cán bộ quản lý và nhân viên Ngân hàng: Muốn nâng cao được chất lượng trong hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu, ngân hàng cần phải có một đội ngũ cán bộ tín dụng có trình độ, không những am hiểu về hoạt động cho vay, về nghiệp vụ thanh toán xuất nhập khẩu, về thị trường cũng như những

chính sách vĩ mô liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngoài ra, họ còn phải có tiêu chuẩn về đạo đức, sự liêm khiết, và trung thực với nghề.

- Quy trình tín dụng: Đây là những trình tự, những giai đoạn, những bước, công việc cần phải thực hiện theo một thủ tục nhất định trong việc cho vay bắt đầu từ việc xem xét đơn xin vay của khách hàng đến khi thu nợ để đảm bảo an toàn vốn tín dụng. Chất lượng tài trợ XK phụ thuộc vào việc lập ra một quy trình tài trợ XK đảm bảo tính khoa học vừa nhanh chóng, thuận tiện, vừa đảm bảo thực hiện đầy đủ nghiêm túc các bước của quy trình.

- Thông tin tín dụng: Việc khái thác và thu thập thông tin về khách hàng có vai trò quan trọng trong quản lý hoạt động tài trợ, đặc biệt là thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, thông tin về thị trường tiêu thụ của khách hàng, quan hệ thanh toán, …. ảnh hưởng lớn đến quyết định cho vay của cán bộ tín dụng. Vì vậy thông tin cần đầy đủ, nhanh nhạy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng và nâng cao hiệu quả tài trợ XK.

- Công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ: Thông qua công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, ban lãnh đạo Ngân hàng sẽ nắm được tình hình hoạt động kinh doanh diễn ra trong lĩnh vực thanh toán quốc tế và tài trợ XK, những thuận lợi khó khăn cũng như việc chấp hành những quy định pháp luật, nội dung quy chế, chính sách kinh doanh, thủ tục tín dụng từ đó giúp ban lãnh đạo có những đường lối, chủ trương đúng đắn, giải quyết những khó khăn, vướng mắc, phát huy những nhân tố thuận lợi nâng cao hiệu quả kinh doanh.

- Quan hệ với các đối tác: Uy tín của ngân hàng ảnh hưởng mạnh đến chất lượng cho vay của ngân hàng, uy tín lại chịu ảnh hưởng lớn từ quan hệ của NHTM với các đối tác. Do đó các quan hệ vay trả, thực hiện cam kết với đối tác có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cho vay tài trợ xuất khẩu của NHTM.

- Quy trình cho vay tài trợ xuất khẩu: Quy trình cho vay tài trợ xuất khẩu bao gồm những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm bảo đảm an toàn nguồn vốn. Chất lượng cho vay có bảo đảm hay không tuỳ thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình tín dụng.

- Thông tin tín dụng: Thông tin tín dụng có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng cho vay. Nhờ có thông tin tín dụng, người quản lý có thể đưa ra các quyết định cần thiết có liên quan đến cho vay, theo dõi và quản lý tài khoản cho vay. Vì vậy, thông tin càng đầy đủ, nhanh nhậy, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngày càng lớn, chất lượng cho vay ngày càng cao.

- Trang thiết bị phục vụ hoạt động tín dụng: Trang thiết bị tuy không phải là yếu tố cơ bản nhưng có góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện thực hiện tổ chức, quản lý, kiểm tra, kiểm soát nội bộ. Đặc biệt với sự phát triển nhanh của công nghệ thông tin hiện nay và các thiết bị tin học đã giúp cho Ngân hàng có được thông tin về các doanh nghiệp XK, thị trường trong tương lai… và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác, thiết lập tốt mối liên hệ chặc chẽ giữa các phòng ban, bộ phận.

Ngoài ra còn có các khía cạnh khác: Công nghệ Ngân hàng , hệ thống tổ chức, việc thanh tra kiểm tra…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)