Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 79 - 82)

Ngoài những nguyên nhân khách quan như trên nguyên nhân gây nên những hạn chế về hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu tại Sacombank phải kể đến những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía Ngân hàng:

- Chính sách tín dụng chưa thực sự hợp lý:

Do thẩm quyền phán quyết tín dụng của Giám đốc chi nhánh và Ban tín dụng chi nhánh nhỏ (2 tỷ đối với khoản vay VND, và cho vay chiết khấu trên 1 bộ chứng từ là USD250,000.00, và USD500,000.00/1 khách hàng) điều này làm ảnh hưởng đến thời gian xét duyệt hồ sơ của các khoản vay lớn, trì hoãn nhu cầu của khách hàng. Với những khoản lớn vượt quá hạn mức chi nhánh, thì Sacombank chi nhánh Hóc Môn phải trình lên cấp trên có thẩm quyền xét duyệt.

- Tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay:

Với những cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng hóa, Ngân hàng vẫn chưa thực sự nắm bắt được lô hàng một cách chắc chắn. Chủ yếu ngân hàng chỉ yêu cầu khách hàng gửi đến hóa đơn hàng hóa, hợp đồng kinh tế liên quan đến lô hàng.

Tuy việc này tạo thuận lợi cho khách hàng, nhưng đồng thời cũng mang lại cho ngân hàng rủi ro khi khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích..

- Việc áp dụng trọn gói ưu đãi cho hệ khách hàng VIP chưa thực hiện đồng bộ:

Chi nhánh có cung cấp những ưu đãi trọn gói và ưu đãi kèm theo cho hệ khách hàng tiềm năng, và khách hàng VIP. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc khách hàng, thì sự phổ biến danh sách khách hàng và những ưu đãi kèm theo chưa tốt, và sự phối hợp giữa các bộ phận chưa đồng bộ, nên dễ gây phiền hà, và giảm sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của Sacombank.

- Khó khăn trong việc áp dụng cơ chế tỷ giá riêng, và nguồn vốn vay với lãi suất thấp cho từng đối tượng khách hàng:

Thực tế, Sacombank Chi nhánh Hóc Môn không tự quyết định mức giá cụ thể cho từng đối tượng khách hàng, mà cơ chế giá được đưa ra bởi phòng nghiệp vụ hội sở, như phòng Ngoại hối (quyết định tỷ giá hối đoái), phòng Doanh nghiệp (quyết định các gói cho vay, và lãi suất). Bên cạnh đó, do quy mô của Sacombank lớn, nên việc đưa ra chính sách giá chỉ mang tính chung chung cào bằng mà chưa quy định cụ thể cho từng đối tượng khách hàng, trường hợp Chi nhánh muốn giảm cho khách hàng Vip của mình thì chỉ được giảm trong biên độ mà tổng giám đốc cho phép (là 5% đối với giám đốc chi nhánh), nếu chi nhánh muốn áp dụng mức ưu đãi hơn thì buộc phải đánh giá, và trình đối với từng khách hàng. Điều này gây mất thời gian cho Chi nhánh, cũng như khách hàng nhất là trong giai đoạn cạnh tranh thì yếu tố thời gian đặt lên hàng đầu.

- Nguồn nhân lực còn thiếu:

Nguồn nhân lực còn thiếu, chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu công việc ngày càng nhiều và mức độ phức tạp ngày càng cao, số lượng nhân lực có tăng nhưng không đồng bộ với sự mở rộng và phát triển của chi nhánh. Bộ phận thanh toán quốc tế thì quá tải, cán bộ tín dụng thì phải quản lý nhiều hồ sơ lớn, chưa có những cán bộ chuyên về cho vay tài trợ xuất nhập khẩu cho nên có những bỡ ngỡ về pháp luật, thể lệ tập quán thương mại và thanh toán quốc tế, hạn chế trong việc tư vấn và làm tờ trình.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã tập trung làm rõ các vấn đề lớn như khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Hóc Môn, nêu lên những thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng, và qua đó đánh giá chất lượng của hoạt động này. Từ việc nêu lên thực trạng và đánh giá chất lượng hoạt động tài trợ, ta thấy được hoạt động tài trợ xuất khẩu giữa vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động Thanh toán quốc tế, cũng như hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc tổ chức thực hiện hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Sacombank-Chi nhánh Hóc Môn khá bài bản, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện.

Nhìn chung, chương 2 đã thể hiện đầy đủ tính thực tiễn, khái quát được một bức tranh toàn diện về thực trạng trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Sacombank- Chi nhánh Hóc Môn. Qua đó, kết hợp với cơ sở khung lý thuyết ở chương 1, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện và đẩy mãnh hiệu quả hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Sacombank-Chi nhánh Hóc Môn, nội dung này sẽ được đề cập trong chương 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI SACOMBANK – CN HÓC MÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)