Hạn chế từ phía Khách hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 75)

- Khách hàng còn kém về năng lực tài chính, không đủ tài sản thế chấp:

Đặc điểm khách hàng của Chi nhánh là các công ty, các doanh doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngoài lượng khách hàng VIP hoạt động với quy mô lớn, thì các khách hàng nhỏ lẻ hoạt động xuất khẩu của chi nhánh chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực gia công hàng may mặc và mua bán hàng hóa, nguyên phụ liệu với số lượng nhỏ.

Phương thức thanh toán quốc tế chủ yếu sử dụng là TT trả sau, họ chủ yếu xuất hàng cho các đối tác làm ăn lâu năm ở nước ngoài, chứ không chú trọng phát triển hệ khách hàng tại các nước khác. Vì thế những lúc họ có nhu cầu xuất hàng bằng

phương thức LC, và đề nghị chiết khấu Bộ chứng từ, và do kinh nghiệm làm bộ chứng từ theo LC còn kém, nên bộ chứng từ thường là bất hợp lệ, nên muốn chiết khấu Bộ chứng từ theo LC, thì các doanh nghiệp này thường phải thế chấp tài sản. Tuy nhiên, những doanh nghiệp này thường có nguồn vốn tự có thấp, tài sản đảm bảo không đủ lớn, nên họ thường bị từ chối, không chiết khấu.

- Năng lực cạnh tranh còn hạn chế:

Năng lực sản xuất, trình độ công nghệ của các doanh nghiệp còn hạn chế, mẫu mã hàng hoá không đa dạng, chất lượng không ổn định, khi có những đơn hàng lớn thì tiến độ sản xuất và giao hàng chậm. Khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn thấp, khả năng tiếp thị, tìm kiếm đối tác còn hạn chế.Khi ký hợp đồng xuất nhập khẩu thì thường thiếu thông tin, bị ép giá hoặc xuất khẩu qua đối tác trung gian nên giá bán không cao, hiệu qủa kinh doanh thấp. Một số doanh nghiệp xuất khẩu còn thiếu am hiểu về thị trường, luật pháp và tập quán thương mại quốc tế, hoặc do yếu thế trong kinh doanh quốc tế nên đôi khi phải ký những hợp đồng xuất khẩu, nhập khẩu với những điều kiện bất lợi về mình. Đây cũng là một trong những lý do mà Ngân hàng từ chối tài trợ.

Mặt khác nhiều doanh nghiệp không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương mại của mình ở nước ngoài, nên bị các đối tác chiếm đoạt bằng cách đăng ký trước nhãn hiệu đó với cơ quan bảo hộ sở hữu công nghiệp.

- Chưa am hiểu về các dịch vụ ngân hàng:

Với tập quán buôn bán cũng như thói quen đã hình thành từ bao đời của người Việt ta là thích giao dịch mua bán bằng tiền mặt, nên thực tế hiện nay, phần lớn các doanh nghiệp trên địa bàn Hóc Môn vẫn chưa am hiểu sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, các doanh nghiệp chỉ sử dụng các dịch vụ đơn giản như mở tài khoản thanh toán, sử dụng các dịch vụ chuyển tiền trong nước, và nước ngoài thông quan những phương thức đơn giản. Trong khi đó, Ngân hàng cung cấp rất nhiều các sản phẩm hỗ trợ cho doanh nghiệp như tư vấn nghiệp vụ chuyển tiền, mở LC, tư vấn thị trường xuất khẩu, tư vấn về tài chính, các dịch vụ về thẻ, về chi trả lương qua tài khoản ngân hàng…, hầu như các doanh nghiệp chưa sử dụng, hoặc sử dụng hạn chế.

Do đó, khi khách hàng muốn sử dụng các dịch vụ khác, hoặc muốn ngân hàng ưu đãi về lãi suất tiền vay, lãi suất chiết khấu…thì ngân hàng không áp dụng các gói sản phẩm ưu đãi được, vì doanh số đóng góp của khách hàng chưa cao.

2.3.2.3. Những hạn chế về chính sách quản lý và hỗ trợ của nhà nước

- Hệ thống văn bản pháp luật và quy định liên quan đến hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế thiếu chặt chẽ, không ổn định:

Khung pháp lý cho hoạt động tài trợ ngoại thương và thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp và ngân hàng là thật sự cần thiết.Việc các quy định pháp lý này phù hợp với thông lệ quốc tế cũng là một điều rất quan trọng.Hiện nay, chưa có quy chế hoàn chỉnh đồng bộ đối với hoạt động tài trợ ngoại thương và thanh toán quốc tế gây ra những lúng túng của các Ngân hàng trong quyết định tài trợ.Thiếu các quy định về các nghiệp vụ mới như đối với nghiệp vụ bao thanh toán thì hiện nay Ngân hàng nhà nước chỉ có quyết định 1096/2004/QĐ-NHNN.

- Hạn chế trong hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng:

Hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) trong thời gian qua chưa thật sự hiệu qủa: thông tin cung cấp không đa dạng, không cập nhập kịp thời số liệu, chất lượng thông tin không cao. Hoạt động của trung tâm chỉ giới hạn ở một số doanh nghiệp cá nhân có quan hệ tín dụng với các Ngân hàng. Tình trạng thiếu thông tin đã làm cho quá trình thẩm định cho vay kéo dài, ngân hàng thiếu mạnh dạn dẫn đến chỗ khách hàng mất cơ hội hoặc không thể thực hiện thương vụ.

- Chưa thành lập tổ chức tín dụng xuất khẩu:

Tại các nước phát triển, ECAs (Export Credit Agencies) đã có lịch sử hình thành và phát triển rất lâu đời. Trong đó, châu Âu là khu vực có sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động tín dụng XK, chiếm trên 80% thị phần cũng như doanh thu phí của các ECAs trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, hiện tại vẫn chưa có sự hiện diện của một ECAs hoàn chỉnh, mà mới chỉ triển khai thí điểm hoạt động bảo hiểm tín dụng xuất khẩu (BHTDXK), các doanh nghiệp XK Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn về vốn cũng có thể có nguy cơ gặp phải các rủi ro liên quan đến thương mại, thanh toán, chính trị,.v.v. nhưng hầu như các DN đều chưa tham gia BHTDXK, ngoài việc mua

bảo hiểm hàng hóa thông thường theo các điều khoản của hợp đồng thương mại.

2.3.3. Nguyên nhân tồn tại

2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan

Hệ thống pháp lý của nước còn nhiều vướng mắc, chưa bàn hành nhiều quy bản quy định về hoạt động thanh toán quốc tế, và hoạt động ngoại thương, các văn bản luật chưa đầy đủ, còn chồng chéo ít nhiều đã gây ra những khó khăn cho hoạt động của các Ngân hàng thương mại. Hoạt động cho vay tài trợ xuất nhập khẩu phải chịu sự điều chỉnh của nhiều văn bản luật mà các văn hành luật chưa thật sự rõ ràng, và đan chéo gây nên nhiều bất lợi cho doanh nghiệp và ngân hàng trong nước khi có trang chấp, khiếu kiện xảy ra. Mặc dù sau khi gia nhập WTO, hàng rào thuế quan của nước ta đã giảm bớt, nhưng vẫn đang trong lộ trình, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa, quá trình kiểm định chất lượng hàng hóa mất nhiều thời gian, điều này ảnh hưởng xấu tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, từ đó gây lên những khó khăn cho ngân hàng.

Hệ thống thông tin của nước ta còn kém phát triển, các NHTM chưa có một nguồn cung cấp thông tin từ nhà nước hiệu quả, chưa có một kênh thông tin nào chuyên biệt cho hoạt động ngoại thương, vì thế các ngân hàng thường phải chủ động tìm nguồn thông tin để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Thời điểm 2011, 2012, việc điều hành chính sách lãi suất và tỷ giá gây ảnh hưởng lớn tới cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, tình hình này có cải thiện vào đầu năm 2012, khi mà các chính sách của Ngân hàng Nhà nước đã có những tác động tích cực trong việc điều hành chính sách lãi suất và tỷ giá, Tuy nhiên, sự thay đổi trong tỷ giá sẽ dẫn đến những thay đổi trong lãi suất cho vay của các NHTM, và khi các doanh nghiệp chưa thích ứng ngay với sự thay đổi đó, có thể gây lên những bất lợi cho những nhà xuất nhập khẩu, ảnh hưởng đến khả năng thu hồi nợ của ngân hàng.

Nhà nước cũng chưa có những cơ quan chuyên môn để hỗ trợ hoạt động ngoại thương, một hoạt động mới, đòi hỏi phải có sự hiểu biết sâu và rộng tới các tập quán thương mại quốc tế, do đó hoạt động của các chủ thể liên quan đến hoạt động tài trợ thương mại đều phải theo sự điều chỉnh của các tập quán thanh toán quốc tế, do đó

khi có rủi ro xảy ra thì việc tranh tụng, giải quyết rất phức tạp.

Nguyên nhân cuối cùng xuất phát từ phía người đi vay. Nhiều khi phương án sản xuất kinh doanh của họ rất khả thi, nhưng do năng lực kém, nên họ không thể kiểm soát được khi rủi ro xảy ra, nên họ bị mất vốn, thua lỗ, thậm chí phá sản. Ngoài ra, do đạo đức của người vay, muốn chiếm đoạt tiền vay của ngân hàng, nên họ có thể tìm cách để không hoàn trả khoản vay đó. Những điều trên nếu xảy ra sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của ngân hàng. Chính vì thế khâu thẩm định luôn được xem là rất quan trọng trong cho vay tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng và tín dụng nói chung.

Ngoài ra còn rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những hạn chế của cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, như những biến động của thị trường quốc tế, thiên tai, lũ lụt…Đây là những tiền đề quan trọng để đưa ra những giải pháp cụ thể hữu hiệu nâng cao chất lượng cho vay tài trợ xuất khẩu của ngân hàng.

2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Ngoài những nguyên nhân khách quan như trên nguyên nhân gây nên những hạn chế về hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu tại Sacombank phải kể đến những nguyên nhân chủ quan xuất phát từ phía Ngân hàng:

- Chính sách tín dụng chưa thực sự hợp lý:

Do thẩm quyền phán quyết tín dụng của Giám đốc chi nhánh và Ban tín dụng chi nhánh nhỏ (2 tỷ đối với khoản vay VND, và cho vay chiết khấu trên 1 bộ chứng từ là USD250,000.00, và USD500,000.00/1 khách hàng) điều này làm ảnh hưởng đến thời gian xét duyệt hồ sơ của các khoản vay lớn, trì hoãn nhu cầu của khách hàng. Với những khoản lớn vượt quá hạn mức chi nhánh, thì Sacombank chi nhánh Hóc Môn phải trình lên cấp trên có thẩm quyền xét duyệt.

- Tài sản thế chấp hình thành từ vốn vay:

Với những cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, đặc biệt là hàng hóa, Ngân hàng vẫn chưa thực sự nắm bắt được lô hàng một cách chắc chắn. Chủ yếu ngân hàng chỉ yêu cầu khách hàng gửi đến hóa đơn hàng hóa, hợp đồng kinh tế liên quan đến lô hàng.

Tuy việc này tạo thuận lợi cho khách hàng, nhưng đồng thời cũng mang lại cho ngân hàng rủi ro khi khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích..

- Việc áp dụng trọn gói ưu đãi cho hệ khách hàng VIP chưa thực hiện đồng bộ:

Chi nhánh có cung cấp những ưu đãi trọn gói và ưu đãi kèm theo cho hệ khách hàng tiềm năng, và khách hàng VIP. Tuy nhiên, trong quá trình chăm sóc khách hàng, thì sự phổ biến danh sách khách hàng và những ưu đãi kèm theo chưa tốt, và sự phối hợp giữa các bộ phận chưa đồng bộ, nên dễ gây phiền hà, và giảm sự hài lòng của khách hàng đối với dịch vụ của Sacombank.

- Khó khăn trong việc áp dụng cơ chế tỷ giá riêng, và nguồn vốn vay với lãi suất thấp cho từng đối tượng khách hàng:

Thực tế, Sacombank Chi nhánh Hóc Môn không tự quyết định mức giá cụ thể cho từng đối tượng khách hàng, mà cơ chế giá được đưa ra bởi phòng nghiệp vụ hội sở, như phòng Ngoại hối (quyết định tỷ giá hối đoái), phòng Doanh nghiệp (quyết định các gói cho vay, và lãi suất). Bên cạnh đó, do quy mô của Sacombank lớn, nên việc đưa ra chính sách giá chỉ mang tính chung chung cào bằng mà chưa quy định cụ thể cho từng đối tượng khách hàng, trường hợp Chi nhánh muốn giảm cho khách hàng Vip của mình thì chỉ được giảm trong biên độ mà tổng giám đốc cho phép (là 5% đối với giám đốc chi nhánh), nếu chi nhánh muốn áp dụng mức ưu đãi hơn thì buộc phải đánh giá, và trình đối với từng khách hàng. Điều này gây mất thời gian cho Chi nhánh, cũng như khách hàng nhất là trong giai đoạn cạnh tranh thì yếu tố thời gian đặt lên hàng đầu.

- Nguồn nhân lực còn thiếu:

Nguồn nhân lực còn thiếu, chưa đủ đáp ứng cho nhu cầu công việc ngày càng nhiều và mức độ phức tạp ngày càng cao, số lượng nhân lực có tăng nhưng không đồng bộ với sự mở rộng và phát triển của chi nhánh. Bộ phận thanh toán quốc tế thì quá tải, cán bộ tín dụng thì phải quản lý nhiều hồ sơ lớn, chưa có những cán bộ chuyên về cho vay tài trợ xuất nhập khẩu cho nên có những bỡ ngỡ về pháp luật, thể lệ tập quán thương mại và thanh toán quốc tế, hạn chế trong việc tư vấn và làm tờ trình.

TÓM TẮT CHƢƠNG 2

Chương 2 của luận văn đã tập trung làm rõ các vấn đề lớn như khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín Chi nhánh Hóc Môn, nêu lên những thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Ngân hàng, và qua đó đánh giá chất lượng của hoạt động này. Từ việc nêu lên thực trạng và đánh giá chất lượng hoạt động tài trợ, ta thấy được hoạt động tài trợ xuất khẩu giữa vai trò quan trọng trong việc đẩy mạnh hoạt động Thanh toán quốc tế, cũng như hoạt động kinh doanh ngân hàng. Việc tổ chức thực hiện hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Sacombank-Chi nhánh Hóc Môn khá bài bản, tuy nhiên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần được khắc phục và hoàn thiện.

Nhìn chung, chương 2 đã thể hiện đầy đủ tính thực tiễn, khái quát được một bức tranh toàn diện về thực trạng trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Sacombank- Chi nhánh Hóc Môn. Qua đó, kết hợp với cơ sở khung lý thuyết ở chương 1, tác giả sẽ đưa ra những giải pháp, kiến nghị để hoàn thiện và đẩy mãnh hiệu quả hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Sacombank-Chi nhánh Hóc Môn, nội dung này sẽ được đề cập trong chương 3.

CHƢƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÀI TRỢ XUẤT KHẨU TẠI SACOMBANK – CN HÓC MÔN

3.1. ĐỊNH HƢỚNG CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN SACOMBANK GIAI ĐOẠN 2011-2020 ĐOẠN 2011-2020

Tổng quan chung về Chiến lược phát triển Sacombank giai đoạn 2011-2020: chú trọng vào yếu tố hiệu quả và bền vững. Các điểm nhấn trong Chiến lược phát triển giai đoạn tới là gia tăng năng suất lao động, chú trọng công tác quản trị chi phí hiệu quả và cải tiến phương thức quản lý - quy trình tác nghiệp, tối đa hóa giá trị lợi ích trên từng đơn vị khách hàng, song song là việc nâng cao công tác quản trị - điều hành để đảm bảo hoạt động an toàn và hiệu quả hơn. [11]

Trong năm 2012, Sacombank đã thực hiện tái cơ cấu một cách toàn diện và sâu sắc từ công tác quản trị - điều hành, cơ cấu danh mục tài chính cho đến mô hình kinh doanh. Riêng chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2020, Sacombank vẫn kiên trì định hướng “Trở thành Ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng hàng đầu Khu vực”. Bảy nhóm mục tiêu chiến lược của Ngân hàng vẫn tiếp tục được duy trì, tuy nhiên mức độ ưu tiên và tiến độ thực thi có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế.

Chiến lược Nhân sự vẫn là yếu tố then chốt quyết định sự thành công của mọi tổ chức chứ không riêng đối với Sacombank. Do đó, trong năm 2012 Ngân hàng tiếp tục hoàn thiện và nâng cao công tác đào tạo, quản trị nhân sự nhằm nâng cao năng suất và hiệu suất lao động cũng như năng lực bán hàng.

Chiến lược Công nghệ thông tin duy trì mục tiêu sử dụng công nghệ thông

tin làm nền tảng để hiện đại hóa hệ thống mạng lưới, mở rộng đối tác liên kết và gia tăng tiện ích sản phẩm dịch vụ, đồng thời đẩy mạnh phát triển sản phẩm dịch vụ về thẻ và ngân hàng điện tử để tạo bước đột phá trong thời gian tới. Cùng với đó là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)