Hạn chế từ phía Ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 71 - 75)

- Về hệ thống xử lý tác nghiệp thanh toán quốc tế:

Qua việc xem xét quy trình tác nghiệp, xử lý và xét duyệt hồ sơ như trên, ta thấy hệ thống quy trình của Sacombank tương đối bài bản, và chặt chẽ. Việc áp dụng theo quy trình đã được đề ra giúp Sacombank Chi nhánh Hóc Môn giảm thiểu được nhiều rủi ro trong việc xét duyệt và quản lý hồ sơ vay của khách hàng, tuy nhiên, trong thực tế, việc áp dụng đúng từng bước trong quy trình lại khiến cho quá trình xét duyệt hồ sơ lâu hơn, khiến cho khách hàng không hài lòng khi sử dụng dịch vụ. Ví dụ như vài năm gần đây, do quy mô Ngân hàng ngày một lớn, nên mảng Thanh toán quốc tế tại Sacombank bắt đầu chuyển đổi hoạt động theo mô hình tập trung, tức là Nhân viên Thanh toán quốc tế tại Chi nhánh chủ yếu là bán hàng, và tư vấn hồ sơ cho khách hàng, chứ không thuần tác nghiệp như kiểm Bộ chứng từ, đi điện Swift, nhập Bộ chứng từ… như trước nữa, mà tất cả hồ sơ đều tập trung về hội sở để xử lý, vì thế Thanh toán viên hội sở không tiếp nhận liền hồ sơ ngay mà phải xử lý theo phiên, sau khi kiểm, xử lý, soạn điện…thì mới đưa qua kiểm soát để đợi duyệt, nên nếu bám sát quy trình như vậy thì thời gian xử lý Bộ chứng từ tương đối lâu hơn

so với ngân hàng khác, cụ thể thời gian kiểm Bộ chứng từ LC trực tiếp gửi qua Eximbank chỉ mất 30 phút, trong khi đó tại Sacombank thông thường mất khoảng 1 tiếng.

- Về việc lưu trữ hồ sơ của bộ phận thanh toán quốc tế tại Chi nhánh:

Những năm gần đây, việc lưu trữ chứng từ của Chi nhánh dần dần được cải thiện nhờ việc lưu trữ toàn bộ hồ sơ trên phần mềm Omni Docs, nhờ đó mà việc truy lục, quản lý tại Chi nhánh được dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hồ sơ thanh toán quốc tế ngoài việc lưu trữ trên Omni Docs, bộ phận Thanh toán quốc tế còn phải lưu trữ chứng từ tại phòng Kế toán chi nhánh, và tại bộ phận thanh toán quốc tế mỗi nơi 1 bộ hồ sơ giấy.

Như vậy sau qua trình tác nghiệp, thì bộ phận này phải tiến hành lưu trữ chứng từ tại nhiều nơi, vì thế việc lưu trữ này gây mất thời gian, điều đó ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, bộ phận này dành nhiều thời gian lưu trữ, theo dõi hồ sơ thay vì dành thời gian tiếp thị khách hàng mới.

- Về thời gian xét duyệt hồ sơ vay tài trợ xuất khẩu:

Sacombank là một trong những ngân hàng có quy mô lớn, song song với quy trình chặt chẽ, thì việc xét duyệt 1 hồ sơ xin vay của Ngân hàng phải qua nhiều cấp bậc khác nhau, mỗi khi trị giá món vay cao vượt hạn mức chi nhánh, hoặc không thoả các tiêu chí sản phẩm, thì Chi nhánh đều phải trình lên phòng ban hội sở cấp trên. Sacombank Chi nhánh Hóc Môn là một trong những chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng, tuy nhiên, hạn mức phán quyết trên 1 hồ sơ của Giám đốc chi nhánh chỉ được USD250.000/1 bộ chứng từ, trong khi đó nhu cầu và quy mô vay của khách hàng ngày càng lớn, nên việc thường xuyên trình lên hội sở như trên mất rất nhiều thời gian. Ngoài ra, bên cạnh mặt mạnh là Sacombank có nguồn vốn đủ lớn để cho vay, nhưng không phải khách hàng có nhu cầu cũng áp dụng, và không phải muốn áp dụng là làm được ngay, vì mỗi khi khách hàng có nhu cầu, thì cán bộ tín dụng phải đánh giá lại khách hàng, về tình hình hoạt động, là doanh số, lợi nhuận mang lại cho Chi nhánh, và về tiềm năng của khách hàng trong tương lai,… sau đó trình lên cấp có thẩm quyền tại hội sở để phán quyết. Chính vì thế, thời gian xét duyệt hồ sơ xin

vay của khách hàng lâu, qua nhiều thủ tục nhiều khi làm chậm tiến độ sản xuất kinh doanh của khách hàng. Ta có thể nói một khi chưa làm hài lòng khách hàng thì chưa thể nói hoạt động cho vay của chi nhánh là có chất lượng.

- Về các gói sản phẩm:

Xét về danh mục sản phẩm tài trợ xuất khẩu của Sacombank, ta có thể thấy được Ngân hàng rất chú trọng đến việc phát triển hoạt động tài trợ xuất khẩu, đây là mảng cần đẩy mạnh nhiều nhất trong tất cả các hoạt động về thanh toán quốc tế.

Tuy nhiên, trong giai đoạn cạnh tranh gay gắt hiện nay, các ngân hàng thường xuyên cải tiến cải tiến sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng mình, đồng thời cạnh tranh với các ngân hàng khác, và khách hàng không còn đơn thuần sử dụng 1 sản phẩm dịch vụ ngân hàng, mà sử dụng một gói sản phẩm bao gồm cho vay, tiền gửi, thanh toán quốc tế, và dịch vụ khác…, nên việc phát triển gói sản phẩm mang nhiều ưu đãi, và kịp thời để phục vụ khách hàng mang tính quan trọng trong giai đoạn cạnh tranh hiện nay. Mặc dù, Sacombank có một hệ thống sản phẩm tương đối đầy đủ về các sản phẩm tài trợ xuất khẩu, và các gói hỗ trợ lãi suất, về phí….đã được áp dụng, tuy nhiên việc áp dụng chưa được triệt để, chưa thỏa mãn nhu cầu khách hàng, dẫn đến việc khách hàng chuyển nguồn về giao dịch tại ngân hàng khác.

Sacombank chi nhánh Hóc Môn có một số khách hàng vừa hoạt động xuất khẩu, lẫn nhập khẩu, họ luôn mong muốn bán được nguồn ngoại tệ với giá cao cho Ngân hàng khi có tiền báo có, và muốn mua ngoại tệ với giá thấp để thanh toán tiền hàng, đồng thời muốn vay với lãi suất hấp dẫn, và gửi tiền với lãi suất cao giá ưu đãi, tuy nhiên, một số ngân hàng bạn trên địa bàn có lãi suất tiền gửi ngoại tệ, giá mua ngoại tệ cao hơn so với chi nhánh, và bán ngoại tệ ra thấp hơn, nên khách hàng lần lượt chuyển các khoản ngoại tệ này đến ngân hàng khác để giao dịch.

- Về tỷ giá hối đoái:

Việc cung cấp các sản phẩm về tài trợ xuất nhập khẩu nói riêng, và hoạt động thanh toán quốc tế của một ngân hàng nói chung, liên quan chặt chẽ đến hoạt động

kinh doanh ngoại hối, về chính sách giá, và các sản phẩm phái sinh kèm theo như hợp đồng kỳ hạn, Swap…

Mỗi khi doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ từ hoạt động tài trợ xuất khẩu, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ bán ngoại tệ cho ngân hàng, để bổ sung vốn kinh doanh, thu mua hàng hoá để phục vụ xuất khẩu, tương tự như việc doanh nghiệp nhập khẩu muốn mua ngoại tệ để thanh toán hàng nhập khẩu, thì điều kiện tiên quyết là chi nhánh phải chào một mức gia hợp lý, và cạnh tranh để có lợi cho khách hàng, và ngân hàng. Ví dụ như hiện nay giá Sacombank mua vào tương đối thấp hơn các ngân hàng thương mại khác từ 5 đến 10 đồng, do đó làm giảm niềm tin của khách hàng đối với ngân hàng, vì thế mỗi khi khách hàng dự kiến xuất hàng và vay ngoại tệ, đều dò hỏi nhiều ngân hàng, ngân hàng nào báo giá tốt hơn thì sẽ chuyển nguồn về ngân hàng đó, điều này gây thiệt hại doanh số cho Chi nhánh.

- Về nguồn vốn vay tài trợ xuất khẩu với lãi suất thấp:

Như đã nói ở phần xét duyệt hồ sơ vay ở trên, không phải lúc nào doanh nghiệp cũng tiếp cận được nguồn vốn vay với chi phí thấp ưu đãi, vì doanh nghiệp phải thoả các điểu kiện của ngân hàng về doanh số, về lợi nhuận đóng góp, về xếp hạng tín dụng,…, những nguồn vốn với lãi suất ưu đãi chỉ áp dụng cho khách hàng VIP, khách hàng tiềm năng. Còn khách hàng giao dịch nhỏ lẽ, lâu lâu mới xuất hàng, thì khó tiếp cận với nguồn vốn này, cho nên các doanh nghiệp này thường không giao dịch cố định tại Sacombank, và giao dịch với nhiều Ngân hàng khác để tranh thủ nguồn vốn vay rẻ khi có nhu cầu. Chính vì thế, mà Sacombank Chi nhánh Hóc Môn vẫn chưa khai thác được triệt để tiềm năng của hệ khách hàng này.

- Về Nhân sự:

Hiện tại Sacombank chi nhánh Hóc Môn bao gồm 1 chi nhánh, và 6 Phòng giao dịch trực thuộc, hoạt động trên 6 địa bàn Trung Chánh, An Sương, Hiệp Thành, Bà Điểm, Hóc Môn, Thới An, tất cả các phòng giao dịch đều có khách hàng sử dụng các dịch vụ về Thanh toán quốc tế của ngân hàng. Tuy nhiên, Chi nhánh Hóc Môn chỉ có 1 chuyên viên Thanh toán quốc tế phụ trách tất cả các mãng Thanh toán quốc tế gồm quản lý hồ sơ khách hàng, thực hiện các nghiệp vụ chuyển tiền TT, thanh

toán BCT LC, DP, tư vấn dịch vụ về thanh toán quốc tế phát sinh của chi nhánh và tất cả các phòng giao dịch,…do đó công việc thường xuyên quá tải, nhân viên thanh toán quốc tế thường dành hết thời gian trong để xử lý công việc phát sinh, nên không có nhiều thời gian đi thăm hỏi, và chăm sóc khách hàng.

Bên cạnh đó, với quy mô 132 Chi nhánh và Phòng giao dịch được hoạt động thanh toán quốc tế trên toàn hệ thống, thì cán bộ xử lý tại trung tâm Thanh toán quốc tế Hội sở chỉ có 53 người, chia đều các mảng nghiệp vụ, nên trung tâm cũng gặp tình trạng quá tải trong việc xử lý hồ sơ từ các đơn vị chuyển về, điều này dễ phát sinh sai xót trong tác nghiệp. Trước những tồn tại trên ta có thể thấy rằng nếu tiếp tục duy trì số lượng nhân viên như hiện tại, thì sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Chi nhánh, và toàn hệ thống.

- Về khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng quốc doanh:

Tuy là một trong những Ngân hàng có quy mô hàng đầu, nhưng Sacombank vẫn chưa được nhiều sự hỗ trợ của Ngân Hàng Nhà nước như những ngân hàng quốc doanh. Những ngân hàng quốc doanh lớn như Nông Nghiệp, Ngoại Thương, Công thương, các đơn vị này thường được sự hỗ trợ từ phía Ngân hàng Nhà Nước về nguồn ngoại tệ, về nguồn vốn vay với giá rẻ…nên họ có lợi thế mạnh cạnh tranh hơn nhiều so với ngân hàng thương mại. Hiện nay, các ngân hàng quốc doanh thường bán USD để thanh toán tiền hàng thấp hơn Sacombank từ 10, đến 20 đồng/1USD, nên khách hàng thường chuyển hồ sơ thanh toán qua các ngân hàng này, mặc dù thời gian xử lý hồ sơ chậm hơn rất nhiều so với Sacombank.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)