SACOMBANK CN HÓC MÔN
2.2.1. Các hình thức tài trợ xuất khẩu hiện có tại Sacombank
2.2.1.1. Tài trợ xuất khẩu phục vụ sản xuất, thu mua, chế biến chuẩn bị hàng xuất khẩu xuất khẩu
Khái niệm: Tài trợ xuất khẩu LC xuất khẩu là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng dành cho khách hàng nhằm mục đích bổ sung vốn lưu động trong quá trình làm hàng xuất khẩu theo LC.
Tiện ích sản phẩm: Đáp ứng nhu cầu vốn trong kinh doanh, không cần tài sản đảm
bảo, thủ tục nhanh chóng, dễ dàng, khách hàng được vay tín chấp, mức cho vay lên đến 70% trị giá L/C xuất khẩu.
Loại tiền tài trợ: Đồng Việt Nam, ngoại tệ
Phƣơng thức tài trợ, Tỷ lệ tài trợ, Thời hạn tài trợ:
- Phương thức tài trợ: Cho vay từng lần, Cho vay theo hạn mức
- Tỷ lệ tài trợ: Tối đa 70% trị giá LC xuất khẩu
- Thời hạn tài trợ: Căn cứ vào tình hình thu mua, sản xuất, chế biến hàng
hóa xuất khẩu, thời hạn giao hàng và thời hạn thanh toán LC để quyết định thời hạn tài trợ,nhưng thời hạn tài trợ không vượt quá 06 tháng.
Điều kiện tài trợ đối với khách hàng (nhà xuất khẩu): Khách hàng phải được xếp
hạng tín dụng từ 1 đến 5 năm, có tình hình tài chính lành mạnh, ưu tiên xem xét những doanh nghiệp có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập, có khả năng trả nợ tốt, k hông có nợ xấu từ nhóm 2 đến nhóm 5 tại Ngân hàng hay các tổ chức tín dụng khác. Đồng thời, khách hàng phải có thời gian hoạt động liên tục trong lĩnh vực ngành hàng xuất khẩu tối thiểu 03 năm, doanh số xuất khẩu hàng năm của khách hàng đạt trung bình 2 triệu USD hoặc ngoại tệ khác tương đương trong năm gần nhất. Và nhà nhập khẩu có quá trình quan hệ thường xuyên với khách hàng tối thiểu 01 năm.
2.2.1.2. Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ
Khái niệm: Chiết khấu bộ chứng từ xuất khẩulà việc Ngân hàng ứng trước một phần giá trị bộ chứng từ xuất khẩu trong ngắn hạn, nhằm đáp ứng nhu cầu vốn làm
hàng xuất khẩu theo phương thức tín dụng chứng từ
Tiện ích sản phẩm: Không có tài sản đảm bảo, đáp ứng nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh, tư vấn cách lập bộ chứng từ hoàn hảo, kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ.
Loại tiền chiết khấu: VND, hoặc USD (đối với hối phiếu ghi trả bằng ngoại tệ (theo quy định Sacombank, pháp luật về quản lý ngoại hối)
Phƣơng thức chiết khấu, Tỷ lệ chiết khấu, Thời hạn chiết khấu:
- Phương thức chiết khấu: từng BCT hợp lệ, theo hạn mức chiết khấu
- Tỷ lệ chiết khấu lên đến 98%,
- Thời hạn chiết khấu: Thời hạn chiết khấu không quá thời hạn thanh toán còn
lại của hối phiếu/BCT. L/C trả ngay: Tối đa 30 ngày, L/C trả chậm: Tối đa 90 ngày kể từ ngày giao hàng.
Điều kiện chiết khấu:
Điều kiện đối với nhà xuất khẩu: Thời gian hoạt động của doanh nghiệp và
kinh nghiệm trong ngành hàng xuất khẩu của Ban lãnh đạo doanh nghiệp tối thiểu là 2 năm. Hàng hóa xuất khẩu được quy định trong L/C phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh, phù hợp với ngành nghề xuất khẩu của doanh nghiệp. Những ngành hàng ưu tiên tài trợ: Nông sản (cà phê, cao su, trà, gạo, hạt điều, hạt tiêu, đậu phộng), Thủy hải sản, Thủ công mỹ nghệ: các sản phẩm mây tre lá, Dầu thô, Dây điện và dây cáp điện, Gốm sứ, Da giày, may mặc, Sắt thép, nhựa…
Điều kiện đối với nhà nhập khẩu: Quốc gia nhà nhập khẩu không thuộc các
quốc gia hạn chế giao dịch do Sacombank quy định, Danh sách quốc gia hạn chế giao dịch này được Tổng giám đốc ban hành theo từng thời kỳ.
2.2.1.3. Chiết khấu bộ chứng từ XK theo phương thức nhờ thu kèm chứng từ
Khái niệm: Là Sacombank cấp tín dụng cho khách hàng dưới hình thức ứng trước
vốn đối với bộ chứng từ hoặc mua lại hối phiếu để sản xuất kinh doanh xuất khẩu trên cơ sở bộ chừng từ nhờ thu xuất khẩu xuất trình tại Sacombank.
Tiện ích sản phẩm: Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh, Tỷ lệ chiết khấu lên đến 95%.
Loại tiền chiết khấu: Bộ chứng từ có hối phiếu: chiết khấu bằng ngoại tệ của hối phiếu hoặc VNĐ tương đương, Bộ chứng từ không có hối phiếu: chỉ được chiết khấu bằng VNĐ.
Phƣơng thức chiết khấu, Tỷ lệ chiết khấu, Thời hạn chiết khấu:
- Phương thức chiết khấu: từng bộ chứng từ hoặc theo hạn mức chiết khấu.
- Tỷ lệ chiết khấu: D/P (Tối đa 95% trị giá bộ chứng từ/hối phiếu), D/A (Tối
đa 85% trị giá bộ chứng từ/hối phiếu), Riêng đối với khách hàng VIP (không bao gồm VIP đặc cách):D/P: tối đa 98% trị giá hối phiếu/bộ chứng từ, D/A: tối thiểu 90% trị giá hối phiếu/bộ chứng từ.
- Thời hạn chiết khấu: D/P (tối đa không quá 40 ngày kể từ ngày chiết khấu),
D/A (tối đa không quá 90 ngày kể từ ngày chiết khấu và không quá thời hạn còn lại của hối phiếu).
Điều kiện chiết khấu:
- Điều kiện đối với nhà xuất khẩu: Nhà xuất khẩu phải có năng lực nhân sự,
Xếp hạng tín dụng của khách hàng từ 1-5, có tình hình tài chính lành mạnh, quá trình làm việc trong lĩnh vực xuất khẩu có tính chất ổn định và thường xuyên, có khả năng trả nợ trong trường hợp Sacombank truy đòi. Ưu tiên xem xét những doanh nghiệp có báo cáo tài chính được kiểm toán độc lập. Ngoài ra, khách hàng phải có khả năng trả nợ tốt, không có nợ xấu tại Sacombank hay các tổ chức tín dụng khác
- Điều kiện đối với nhà nhập khẩu: Nhà nhập khẩu có quá trình quan hệ thường xuyên với nhà xuất khẩu tối thiểu 1 năm. Nhà nhập khẩu có uy tín trong thanh toán thể hiện qua những lần thanh toán trước đây trong năm gần nhất, không có xảy ra tình trạng( đối với D/P : thanh toán sau 40 ngày kể từ ngày chuyển bộ chứng từ, đối với D/A: thanh toán sau 7 ngày kể từ ngày đến hạn thanh toán). Nước nhà nhập khẩu không nằm trong các quốc gia có điều kiện kinh tế, chính trị không ổn định.
2.2.1.4. Bao thanh toán xuất khẩu
Khái niệm: Bao thanh toán là hình thức cấp tín dụng của Ngân hàng cho bên bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ thông qua vệc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ
việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đã được bên bán và bên mua thoả thuận trong hợp đồng mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ. Thực hiện thông qua Tổ chức bao thanh toán quốc tế (FCI-Factos Chain International).
Tiện ích sản phẩm: Không cần tài sản đảm bảo, thời gian giải quyết nhanh chóng,
được Sacombank ứng trước tiền bán hàng ngay sau khi giao hàng thay vì chờ đến ngày thanh toán, thời hạn vay phù hợp với nhu cầu vốn ngắn hạn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức trả nợ linh hoạt phù hợp với tình hình, đặc điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
Phƣơng thức bao thanh toán, Thời hạn bao thanh toán:
- Phương thức bao thanh toán: Bao thanh toán từng lần, bao thanh toán theo
hạn mức.
- Thời hạn bao thanh toán: Ngân hàng thưc hiện bao thanh toán xuất khẩu đối
với các khoản phải thu trong thời hạn còn lại tối đa 180 ngày.
Điều kiện bao thanh toán:
- Điều kiện đối với khách hàng: Là tổ chức kinh tế Việt Nam, có năng lực pháp luật dân sự, trụ sở đặt tại địa bàn tỉnh, thành phố nơi có đơn vị trực thuộc ngân hàng trú đóng. Khách hàng có tình hình hoạt động ổn định và có khả năng tài chính đảm bảo hoàn trả khoản tạm ứng của Ngân hàng theo thoả thuận trong hợp đồng bao thanh toán, là chủ thể của hợp đồng xuất nhập khẩu và các khoản phải thu được Ngân hàng chấp nhận, có tài khoản tại Ngân hàng và đã có kinh nghiệm hoạt động xuất nhập khẩu và được Ngân hàng đánh giá là có uy tín.
- Đơn vị bao thanh toán nhập khẩu: Thuộc danh mục các đơn vị bao thanh toán nhập khẩu do Tổng giám đốc Ngân hàng quy định trong từng thời kỳ trên cơ cở chấp thuận của Hội đồng quản trị, hiện là thành viên của FCI, có hoạt động tại quốc gia của bên nhập khẩu thông qua một hoặc các cơ sở thường trú như trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện. Đồng ký hợp đồng IA với Ngân hàng.
Lƣu ý khác về sản phẩm:
- Tài sản đảm bảo: Ngân hàng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu cho bên xuất khẩu dưới hình thức tín chấp hoặc có tài sản bảo đảm theo quy định tại Chính sách tín dụng của Ngân hàng.
- Factors Chain International (FCI):là tổ chức bao thanh toán quốc tế mà Ngân hàng và đơn vị bao thanh toán nhập khẩu là thành viên.
- Ký kết hợp đồng hợp tác bao thanh toán – Interfactor Agreement (IA): là hợp đồng theo mẫu của FCI được ký kết giữa Ngân hàng và đơn vị bao thanh toán nhập khẩu để cùng thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán xuất khẩu.
2.2.2 Quy trình tài trợ xuất khẩu tại Sacombank
2.2.2.1 Quy trình tài trợ LC Xuất khẩu
STT Các bƣớc thực hiện Nội dung thực hiện
1 Tiếp nhận, hướng dẫn hồ sơ tài trợ
- Chi nhánh tiếp nhận, kiểm tra, hướng dẫn các điều kiện thủ tục, hồ sơ tài trợ cho khách hàng.
2
Kiểm tra các điều kiện L/C và các tu chỉnh
(nếu có)
- Bộ phận thanh toán quốc tế thực hiện kiểm tra kỹ thuật đối với L/C và các tu chỉnh (nếu có), và ghi nhận đầy đủ trên phiếu kiểm tra kỹ thuật, gửi cho phòng thanh toán quốc tế để kiểm tra nội dung và tính chân thực đối với L/C và tu chỉnh.
3 Xác minh thẩm định
- Bộ phận Kinh doanh tiến hành thu thập thông tin xác minh, thẩm định để đảm bảo khách hàng thõa mãn các điều kiện vay vốn theo hướng đẫn này. Sau đó tổng hợp, lập tờ trình và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4 Duyệt tài trợ - Cấp có thẩm quyền sẽ phê duyệt tài trợ theo hệ số phân quyền, phán quyết cấp tín dụng tiến hành.
5 Nhận – Kiểm tra L/C gốc bản chính
- Bộ phận thanh toán quốc tế nhận, và thực hiện đối chiếu L/C gốc bản chính với L/C copy lúc ban đầu. BP.TTQT chuyển giao L/C gốc bản chính đã kiểm cho BP.QLTD nhận.
6 Ký hợp đồng tín dụng - Cấp có thẩm quyền sẽ ký hợp đồng tín dụng với khách hàng,
- Hồ sơ gồm: hợp đồng tín dụng.
7 Giải ngân
- BP.QLTD đóng dấu Sacombank tài trợ trên L/C gốc + tu chỉnh bản chính và thực hiện giải ngân, chuyển bản gốc vào kho quỹ để lưu trữ. BP.QLTD chuyển bản photo cho BP.TTQT và TT.TTQT để lưu hồ sơ.
8 Kiểm tra sau giải ngân
- Bộ phận quản lý tín dụng phối hợp với bộ phận thẩm định doanh nghiệp thực hiện kiểm tra việc sử dụng vốn sau khi giải ngân theo quy định của sản phẩm này.
9
Nhận, kiểm tra, chyển bộ chứng từ XK cho Ngân hàng nước ngoài.
- BP TTQT thực hiện việc tư vấn, hỗ trợ để khách hàng lập bộ chứng từ đúng quy định.
- TT.TTQT phối hợp với BP TTQT chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ do khách hàng xuất trình.
10 Theo dõi nguồn thu
- P.KD phối hợp với BP TTQT theo dõi nguồn thu từ L/C hoặc nguồn thu từ báo có do phòng TTQT cung cấp.
- P.KD thông báo cho BP.XLGD tại CN, SGD hạch toán thu nợ từ nguồn chiết khấu hoặc báo có nêu trên. 11 Hoạch toán thu nợ - BP.XLGD thu vốn, lãi, phí từ số tiền chiết khấu
hoặc báo có. Phần còn lại sẽ được chuyển trả cho khách hàng.
12 Giao LC gốc cho khách hàng
- BP QLTD kết hợp với BP TTQT giao L/C gốc hoặc tu chỉnh ( nếu có) bản chính cho khách hàng với điều kiện khách hàng thanh toán hết các khoản vay có liên quan đến L/C và L/C đã được tất toán.
2.2.2.2 Quy trình chiết khấu Bộ chứng từ LC xuất khẩu
STT T
Các bƣớc thực hiện Nội dung thực hiện
1 Tiếp nhận hướng dẫn hồ sơ chiết khấu
- CV.TTQT tiếp nhận hồ sơ chiết khấu, hướng dẫn khách hàng các điều kiện, thủ tục, hồ sơ chiết khấu. 2 Kiểm tra BCT
TT.TTQT thực hiện kiểm tra BCT và báo kết quả cho CN.
3 Lập tờ trình, đề xuất chiết khấu
Trường hợp BCT hợp lệ:
- Khách hàng chưa có HMCK: CV.TTQT lập tờ trình, trình Giám đốc CN phê duyệt/ đề xuất chiết khấu. Nếu vượt hạn mức xét duyệt của CN: CV.TTQT chuyển toàn bộ hồ sơ về TT.TTQT để làm đầu mối trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Khách hàng đã có hạn mức chiết khấu: CV.TTQT lập Phiếu đề xuất chiết chuyển PP.KD (phụ trách TTQT) và trình Giám đốc CN phê duyệt.
Trường hợp BCT bất hợp lệ:
- CV.TTQT phối hợp với CV.KHDN lập tờ trình đề xuất chiết khấu, trình Giám đốc CN ký đề xuất chiết khấu trước khi chuyển TT.TTQT. Khi nhận được hồ sơ chiết khấu từ CN, TT.TTQT thực hiện tham mưu và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4 Duyệt chiết khấu
- Cấp có thẩm quyền phê duyệt chiết khấu theo hệ thống phân quyền phán quyết cấp tín dụng hiện hành.
5 Thực hiện chiết khấu
- CV.TTQT chuyển tờ trình được cấp thẩm quyền phê duyệt và chứng từ liên quan cho BP.QLTD tại CN để lập Hợp đồng chiết khấu từng lần/Phiếu đề xuất chiết khấu và giải ngân theo quy định. Đồng thời,
CV.TTQT chuyển BCT ra nước ngoài theo quy trình TTQT hiện hành.
6 Theo dõi, nhận báo có, hạch toán thu vốn lãi
- CV.TTQT theo dõi nguồn thu báo có từ thương vụ chiết khấu do TT.TTQT cung cấp theo quy trình TTQT hiện hành (thực hiện báo có, thu phí liên quan), thông báo cho GDV thực hiện thu vốn + lãi chiết khấu từ nguồn thu báo có, phần còn lại sẽ được chuyển vào tài khoản khách hàng.
7 Lưu hồ sơ/ hoàn trả chứng từ.
- CV.TTQT giao bản chính L/C cho khách hàng và lưu hồ sơ theo quy định hiện hành.
2.2.2.3. Quy trình chiết khấu Bộ chứng từ nhờ thu xuất khẩu
STT Các bƣớc thực hiện Nội dung thực hiện
1 Tiếp nhận hướng dẫn hồ sơ chiết khấu D/P
- Bộ phận Tiếp thị DN tiếp nhận hồ sơ chiết khấu, hướng dẫn các điều kiện, thụ tục, hồ sơ chiết khấu từ khách hàng.
2 Xác minh thực tế - P.KD thẩm định các điều kiện chiết khấu, lập tờ trình, đề xuất ý kiến và trình cho cấp có thẩm quyền quy định.
3 Thẩm định đề xuất chiết khấu
- P.KD thẩm định các điều kiện chiết khấu, lập tờ trình, đề xuất ý kiến và trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt.
4 Duyệt chiết khấu - Cấp thẩm quyền duyệt theo hệ thống phân quyền phán quyết cấp tín dụng hiện hành.
5 Ký hợp đồng - Cấp thẩm quyền tại CN/SGD ký hợp đồng chiết khấu, hợp đồng thế chấp theo tờ trình đã được duyệt.
6
Thực hiện thủ tục công chứng, thế chấp- Nhận kiểm tra giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo bản chính
- BP.QLTD thực hiện công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch đảm bảo theo quy định hiện hành, thực hiện việc chốt hàng cầm cố/thế chấp (nếu có), nhận và kiểm tra giấy tờ liên quan đến tài sản đảm bảo.
7 Kiểm tra – hồ sơ đã được duyệt
- BP.QLTD thực hiện kiểm tra hồ sơ đã được duyệt, chuyển giao giấy tờ liên quan đền tài sản đảm bảo sang Bộ phận Kế toán và quỹ để lưu trữ chứng từ liên quan đến tài sản đảm bảo bản chính.
8 Chiết khấu bộ chứng từ nhờ thu D/P
- BP.QLTD nhận bộ chứng từ D/P gốc bản chính, thực hiện kiểm đếm chứng từ với bảng kê của khách hàng, phối hợp với P.KD thực hiện chiết khấu.
9
Nhận, kiểm tra, chuyển bộ chứng từ D/P bản chính
- BP.TTQT phối hợp TT.TTQT thực hiện nhận, kiểm