3.3.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan
- Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện và sửa đổi, ban hành các bộ luật, văn bản dưới hình thức luật liên quan đến hoạt động của nền kinh tế nói chung và đến hoạt động ngân hàng nói riêng tạo hành lang pháp lí cho hoạt động của các doanh nghiệp và các NHTM đi đúng hướng.
- Với mục tiêu nâng cao chất lượng cho vay tài trợ xuất khẩu, các ngân hàng nói chung và Sacombank nói riêng cần một mội trường kinh tế đồng nhất và ổn định. Do đó, Chính phủ cần hoàn thiện môi trường pháp lý về kinh tế ngoại thương và tín dụng ngân hàng và cần có biện pháp đảm bảo ổn định môi trường kinh tế. - Cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa các bộ ngành có liên quan đến hoạt động ngoại thương như các cơ quan hành pháp, bộ ngoại thương, cơ quan hải quan, cơ quan thuế…để đưa ra những quy định chung, đồng bộ. Điều này không những tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hoạt động ngoại thương trong nước mà nó cũng là cơ sở để những nhà đầu tư nước ngoài quan tâm hơn đến Việt Nam.
- Các cơ quan ban hành pháp luật phải nghiên cứu thật kỹ trước khi ban hành các văn bản pháp luật, để hạn chế những khe hở, tạo điều kiện cho hiện tượng buôn lậu, trốn thuế, tham nhũng phát triển, từ đó có ảnh hưởng gián tiếp đến ngân hàng. Các quy định đưa ra cần được tham khảo kỹ , nếu cần thiết sẽ có thời gian thử nghiệm, cần phải có tầm nhìn xa. Trước khi thay đổi quy định cần phải báo trước cho các doanh nghiệp liên quan, và phải có một khoảng thời gian đủ dài để các doanh nghiệp chuẩn bị cho những thay đổi trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Chính phủ nên có những bước đệm hoặc những giải pháp thực hiện tháo gỡ những khó khăn gây ra khi có sự chuyển đổi, điều chỉnh cơ chế, chính sách liên quan toàn bộ nền kinh tế.
- Trong việc hoạch định chính sách, cần cân đối một cách thích hợp giữa các mục tiêu đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, ổn định tiền tệ và sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng thương quá đột ngột gây ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM.
- Nền kinh tế tăng trưởng ổn định là điều kiện cần thiết cho không chỉ các doanh nghiệp xuất khẩu, các NHTM mà tất cả các ngành nghể tham gia nền kinh tế phát triển. Để làm được điều này cần có sự phối hợp hoạt động của tất cả các cấp các ngành trong nền kinh tế. Không chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế, các cơ quan quản lý cũng phải thực hiên tốt các biện pháp để kiềm chế lạm phát. Đây cũng là mục tiêu lâu dài của Đảng và Nhà nước ta.
3.3.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước
- Kiến nghị về các quy định pháp luật liên quan đến hoạt động thanh toán quốc tế và tài trợ xuất khẩu:
Ngân hàng nhà nước cần nghiên cứu kỹ trước khi ban hành các chính sách lãi suất và tỷ giá: Do tầm quan trọng của các chính sách này đến hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu cho nên Ngân hàng nhà nước nên có những cân nhắc kỹ càng trước khi ban hành các chính sách lãi suất và tỷ giá. Việc thi hành chính sách lãi suất, tỷ giá nới lỏng hay cố định cần xem xét kỹ trên cơ sở các điều kiện kinh tế trong nước và thế giới và tác động của nó tới nền kinh tế. Hoàn thiện hệ thống thông tin trong và ngoài nước: Để tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp xuất khẩu và các NHTM, nhà nước cần hoàn thiện hệ thống thông tin trong và ngoài nước để đáp ứng kịp thời những nhu cầu của doanh nghiệp và ngân hàng. Đồng thời, Nhà nước nên xây dựng những cơ quan tư vấn xuất khẩu chuyên môn hóa, giải đáp kịp thời những thắc mắc của các doanh nghiệp xuất khẩu. Bên cạnh đó, Nhà nước nên hoàn thiện cơ sở dữ liệu về các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cung cấp kịp thời và đầy đủ thông tin cho các NHTM nếu có nhu cầu.
Thành lập các cơ quan hỗ tợ hoạt động ngoại thương: Nền kinh tế ngoại thương của nước ta nhìn chung vẫn còn non trẻ và nhiều hạn chế, để hoạt động ngoại thương diễn ra an toàn và bền vững, Nhà nước cần lập ra những cơ quan hỗ trợ các doanh nghiệp XNK, sự hỗ trợ này có thể diễn ra giảm dần, để các doanh nghiệp quen dần với môi trường quốc tế, dần dần tiến tới để các doanh nghiệp tự chủ. Với sự hỗ trợ của nhà nước, các doanh nghiệp XNK có tiền đề để phát triển, góp phần nâng cao chất lượng cho vay tài trợ XK của các NH.
Đẩy mạnh sử dụng các công cụ tín dụng thương mại: Nhà nước cần nhanh chóng đưa ra những điều luật quy định việc sử dụng các công cụ tín dụng thương mại. Điều này sẽ làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước có những cơ sở để phát hành và sử dụng các công cụ này, không chỉ trong nước mà còn quốc tế. Bên cạnh đó, Nhà nước cần phải có những chính sách khuyến khích và hỗ trợ các ngân hàng thực hiện hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, đặc biệt là trong thanh toán quốc tế. Từ đó sẽ tạo mội trường cho việc luu hành rộng rãi các công cụ tín dụng thương mại. Khi thực hiện được, công cụ tín dụng thương mại cùng với cho vay ngân hàng sẽ kết hợp chặt chẽ với nhau tạo thành nguồn tài trợ rất tốt cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, qua đó nâng cao chất lượng cho vay tài trợ xuất nhập khẩu của NHTM.
NHNN cần quy định các doanh nghiệp xuất khẩu định kỳ phải công khai báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán: Việc bắt buộc định kỳ công khai các bản báo cáo tài chính và báo cáo kiểm toán sẽ giúp các ngân hàng rất nhiều trong việc phân tích tài chính doanh nghiệp. Đây có thể coi là một biện pháp để hạn chế rủi ro khách quan từ phía khách hàng. Qua biện pháp này, các ngân hàng sẽ không phải lo chuyện khách hàng cung cấp số liệu không chính xác cho mình và từ đó đánh giá được năng lực chính xác của khách hàng từ đó có những phán quyết cho vay phù hợp, góp phần không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng cho vay của các NHTM.
- Nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng
Một trong những bộ phận được NHTM sử dụng là Trung tâm thông tin tín dụng (mạng CIC). Và một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện tài trợ xuất khẩu tốt là hệ thống thông tin phải đầy đủ, cập nhật, chính xác. Chất lượng thông tin càng cao thì rủi ro trong kinh doanh tín dụng của các Tổ chức Tín dụng càng giảm. Vì vậy, việc hoàn thiện hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng là rất cần thiết chẳng hạn như là: thông tin tín dụng phải bao hàm tất cả các thông tin về tình hình vay vốn của KH tại các Tổ chức Tín dụng, phải có sự phân tích thông tin tổng hợp về KH để lưu ý các NHTM. Bên cạnh đó, cần chú trọng đổi mới và hiện đại hóa các trang thiết bị, thiết lập hệ thống sao cho việc thu thập cũng như cung cấp thông tin
tín dụng được thông suốt, kịp thời.
Ngoài ra, NHNN cần phải có chính sách tuyển chọn và đào tạo cán bộ làm công tác quản lý mạng CIC không chỉ am hiểu về công nghệ thông tin như khai thác thông tin qua mạng và các công cụ hỗ trợ khác mà còn phải có khả năng thu thập thông tin, phân tích, tổng hợp và đưa ra những nhận định, cảnh báo thích hợp thay vì những con số báo cáo thống kê khô khan cho các ngân thương mại tham khảo.
Hiện nay, các ngân hàng chưa có sự hợp tác tích cực với CIC chủ yếu là do muốn giữ bí mật thông tin về KH để cạnh tranh. Vì vậy, NHNN nên có những biện pháp thích hợp để các ngân hàng nhận thức đúng đắn về quyền lợi và nghĩa vụ trong việc báo cáo và khai thác thông tin tín dụng từ CIC nhằm góp phần ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro từ hoạt động tài trợ xuất khẩu nói riêng. NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích và đi dần đến quy định bắt buộc các NHTM hợp tác, cung cấp thông tin một cách đầy đủ cho trung tâm. Thanh tra ngân hàng Nhà nước nên kiểm tra việc báo cáo, khai thác thông tin của các Ngân hàng, đồng thời có biện pháp xử lý kiên quyết, kịp thời đối với những ngân hàng vi phạm chế độ báo cáo thông tin tín dụng như báo cáo thiếu, báo cáo thông tin sai lệch. Đồng thời, NHNN cần phải có biện pháp khuyến khích các ngân hàng sử dụng thông tin tín dụng từ CIC như là một tài liệu bắt buộc phải có trong quá trình thẩm định cho vay.
- Thành lập tổ chức tín dụng xuất khẩu (Export Credit Agencies – ECAs) để hỗ trợ hoạt động xuất khẩu và tài trợ xuất khẩu
Chính phủ nên cân nhắc đến việc thành lập tổ chức tín dụng xuất khẩu để đẩy mạnh hoạt động XK, đầu tư tại các thị trường nước ngoài, cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài trợ thương mại, tài trợ dự án, bảo lãnh, bảo hiểm cho các nhà XK. Việc sử dụng các dịch vụ của ECAs sẽ đem lại những cơ hội lớn, tạo ra lợi thế cạnh tranh, những bước đột phá cho DN nào biết tận dụng cơ hội [28]. Việc có ECAs tại Việt Nam và tạo thói quen sử dụng các dịch vụ cung cấp từ ECAs cho các nhà XK sẽ đem lại những lợi ích rất lớn, không chỉ cho các nhà XK mà còn cho quốc gia XK. Cụ thể, các nhà XK sẽ được: (1) bảo vệ tài chính trong trường hợp nhà NK mất khả năng
thanh toán, phá sản hoặc do bất ổn chính trị tại quốc gia NK; (2) tạo ra lợi thế cạnh tranh trong việc chủ động cung cấp tín dụng cho nhà NK, khi xâm nhập thị trường XK mới, gia tăng năng lực tiếp cận nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng và các tổ chức tài chính, qua đó phát huy tối đa năng lực sản xuất, cung cấp hàng hóa dịch vụ và mở rộng thị trường hoạt động; (3) có được nguồn cung cấp thông tin thị trường, năng lực và tình hình tài chính của nhà NK giúp nhà XK thực hiện các giao dịch kinh doanh an toàn và hiệu quả hơn. Chính vì thế, hoạt động XK tại các quốc gia này vừa được gia tăng về số lượng, vừa đảm bảo an toàn, hiệu quả.[32]
- Tăng cƣờng xúc tiến thƣơng mại (XTTM), mở động thị trƣờng:
Bộ công thương cần chỉ đạo các đơn vị chủ trì tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả việc tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài nước bằng việc tăng cường hỗ trợ các Hiệp hội ngành hàng, các địa phương tập trung khai thác các hoạt động XTTM thiết thực, mang lại hiệu quả cao như tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm chuyên ngành tại nước ngoài, tổ chức hội thảo, đoàn giao dịch thương mại trong và ngoài nước. Động viên các doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động XTTM lớn trên thế giới, tận dụng các cơ hội kinh doanh trong và ngoài nước, góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Qua đó góp phần nâng cao hiệu quả việc tổ chức các hoạt động XTTM trong và ngoài nước, giúp duy trì kim ngạch xuất khẩu tại các thị trường trọng điểm, mở rộng thị trường xuất khẩu tại các thị trường mới, thị trường tiềm năng.
- Ban hành quy chế liên quan đến hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu của Ngân hàng:
Các sản phẩm, dịch vụ về tài trợ xuất khẩu của các ngân hàng này càng đa dạng và phong phú tuy nhiên vẫn chưa được chuẩn hoá. Do đó, cần có một quy chế liên quan đến hoạt động tài trợ xuất khẩu để điều chỉnh, định hướng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cũng như các ngân hàng hoạt động. Bên cạnh các văn bản pháp luật điều chỉnh xuất nhập khẩu, những quy định về tín dụng ngân hàng cũng cần có sự đồng bộ và rõ ràng. Các văn bản mà Ngân hàng nhà nước đưa ra cần phải tham khảo các văn bản của các cơ quan khác đã ban hành, tránh sự chồng chéo, gây khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Trong chương ba, trên cơ sở định hướng phát triển kinh doanh của Sacombank trong năm 2013 và giai đoạn 2011 -2020. Tác giả đã tập trung chủ yếu vào việc đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động tài trợ xuất khẩu của Sacombank-Chi nhánh Hóc Môn, trong đó có một số giải pháp tâm đắc như cải tiến thủ tục, quy trình cho vay đối với tài trợ xuất khẩu, xây dựng các chính sách tài trợ xuất khẩu mới đối với từng ngành hàng, từng nhóm khách hàng, đồng thời đổi mới và hoàn thiện các hình thức tài trợ xuất khẩu hiện có...Qua đó, tác giá cũng nêu lên một số kiến nghị với Ngân hàng nhà nước, Chính Phủ và các cơ quan chức năng nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho hoạt động tài trợ xuất khẩu tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và Sacombank nói riêng.
KẾT LUẬN
Hoạt động tài trợ xuất khẩu là một hoạt động tồn tại từ lâu đời, nó đáp ứng nhu cầu vốn và giúp cho các doanh nghiệp xuất khẩu kinh doanh hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của khu vực phát triển hơn. Hoạt động này cũng mang lại nguồn thu cho Ngân hàng, giúp Ngân hàng đa dạng hoá sản phẩm, giúp Ngân hàng khẳng định vị thế của mình trước các Ngân hàng trong nước và Ngân hàng quốc tế, qua đó hoạt động tài trợ xuất khẩu cũng góp phần mang lại lợi ích cho nền kinh tế trong nước.
Trong luận văn, tác giả chủ yếu nghiên cứu đến những cơ sở lý luận về hoạt động tài trợ xuát khẩu cũng như nghiên cứu. Trên cơ sở khung lý thuyết ban đầu, tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Sacombank-Chi nhánh Hóc Môn để so sánh đối chiếu và rút ra các hạn chế thực tại nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện hoạt động tài trợ xuất khẩu tại Sacombank-Chi nhánh Hóc Môn.
Luận văn này được hoàn thành với sự hướng dẫn đầy tâm huyết của
TS.NGÔ MINH CHÂU. Mặc dù đã rất cố gắng nghiên cứu tài liệu và vận dụng lý thuyết vào tình huống cụ thể nhưng chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong quý thầy cô và các bạn đọc quan tâm cảm thông và cho ý ki ến để tác giả nâng cao được kỹ năng nghiên cứu trong thời gian sắp tới. Xin chân thành cám ơn!
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Frederic S.Mishkin (1995), “Tiền tệ, ngân hàng và thị trường tài chính”,
Nxb khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
2. PGS.TS. Phan Thu Hà (2006), “Giáo trình Ngân hàng thương mại trường Đại học Kinh tế quốc dân”, Nhà xuất bản thống kê
3. PGS. TS Nguyễn Hữu Khải, “Giáo trình Kinh tế ngoại thương, Đại học ngoại thương”
4. TS. Nguyễn Minh Kiều (2009), “Nghiệp Vụ Ngân hàng Thương Mại”
5. Nguyễn Thị Mùi (2008), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nxb tài chính, Hà Nội.
6. Nguyễn Văn Tiến (2005), “Giáo trình ngân hàng thương mại”, NXB Thống Kê, Hà Nội.
7. PGS.TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2006), “Nghiệp vụ thanh toán quốc tế”, Nhà xuất bản thống kê 2006.
8. TS. Nguyễn Minh Triều (2006), “Thanh Toán Quốc tế”
9. PGS.TS. Lê Văn Tư (2004) biên dịch , “Ngân hàng thương mại – Edward W.Reed PH.D & Edward K.Gill PH.D”, Nhà xuất bản thống kê
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định số 1096/2004/QĐ-NHNN ngày