Tỷ trọng doanh số tài trợ xuất khẩu/Tổng doanh số thanh toán xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 63 - 66)

Bảng 2.9: Tỷ trọng doanh số tài trợ XK các năm tại Sacombank – CN Hóc Môn

(đơn vị: USD)

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT, Sacombank – CN Hóc Môn [17]

Nhìn bảng số liệu như trên, ta có thể thấy trong tất cả các phương thức tài trợ xuất khẩu, tỷ trọng doanh số chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đến là tỷ trọng của doanh số tài trợ LC xuất khẩu, cuối cùng là tỷ trọng doanh số chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức nhờ thu, và doanh số bao thanh toán bằng 0. Vào năm 2011, tỷ lệ này chiếm trên 28%/tổng doanh số xuất khẩu, tỷ lệ này giảm dần qua các năm, cụ thể năm 2012 trên 20%, và 6 tháng đầu năm 2013 khoảng 13.47%.

Hình thức chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ là hình thức tài trợ xuất khẩu được sử dụng nhiều nhất, vì nó đảm bảo tính an toàn cao cho ngân hàng khi ứng trước tiền hàng cho khách hàng, dựa trên việc bảo đảm thanh toán của Ngân hàng phát hành khi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ. Trên thực tế, các công ty tại khu vực mà Chi nhánh đang trú đóng (khu vực Hóc Môn, Hóc Môn) chưa am hiểu nhiều về thông lệ quốc tế, cũng như cách lập bộ chứng từ hàng xuất

khẩu sao cho chính xác, nên các bộ chứng từ thường xuyên bị bất hợp lệ, cho nên số lượng Bộ chứng từ bất hợp lệ mà chi nhánh chiết khấu rất nhiều, tuy nhiên để đảm bảo phục vụ được tối đa nhu cầu cho khách hàng, song song là đảm bảo cho sự an toàn trong hoạt động của chi nhánh, thì hầu hết các khoản vay chiết khấu Bộ chứng từ bất hợp lệ đều chiết khấu theo phương thức chiết khấu có truy đòi trên cơ sở đảm bảo thanh toán từ những nguồn khác như hạn mức tín dụng, bất động sản…

Hoạt động tài trợ LC xuất khẩu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng doanh số xuất khẩu của chi nhánh, năm 2011, do hệ khách hàng khách hàng của Chi nhánh lúc này chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cao su, hàng hoá chủ yếu là thương mại, Bộ chứng từ được thanh toán nhanh, khoảng 3 ngày là báo có về, nên công ty có đủ vốn để chuẩn bị thu mua cho những lô hàng xuất sau, nên nhu cầu tài trợ LC để chuẩn bị nguồn sản xuất, thu mua rất thấp, nên Chi nhánh chưa áp dụng hình thức tài trợ LC xuất khẩu cho khách hàng này.

Đến năm 2012, cơ cấu hoạt động cho vay của Chi nhánh có một số thay đổi, một số khách hàng kinh doanh trong lĩnh vực không còn giao dịch nữa, nên Chi nhánh đã đẩy mạnh hệ khách hàng khác như khách hàng hoạt động trong lĩnh vực may mặc, đậu phộng, mỡ động vật…, cơ cấu tài trợ thay đổi giảm tỷ lệ tài trợ nhập khẩu đối với lĩnh vực cao su như phân tích. Việc thay đổi như trên tạo cơ hội cho chi nhánh đa dạng hoá được dịch vụ, hiểu rõ việc kinh doanh, cũng như phục vụ và hỗ trợ tối đa nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, do tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn như phân tích trên, nên doanh số của hoạt động tài trợ LC xuất khẩu chỉ đạt 1.500 ngàn USD vào năm 2012, chiếm 2.28% trên tổng doanh số xuất khẩu năm 2012 là 65.900 ngàn USD, và chiếm 10% trên tổng doanh số cho vay tài trợ xuất khẩu. Đến 6 tháng đầu năm 2013, doanh số tài trợ LC xuất khẩu cũng chỉ đạt 500 ngàn USD, chiếm 2.04% trên tổng doanh số xuất khẩu.

Như vậy, thông qua việc đánh giá chỉ tiêu này, ta thấy chi nhánh chú trọng đến việc cho vay bằng hình thức chiết khấu bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ, hơn là những hình thức khác nhờ những an toàn trong phương thức thanh toán này đem lại. Tuy nhiên, Chi nhánh cũng cần lưu tâm đa dạng hóc các hình thức tài trợ xuất khẩu, dựa trên việc đa dạng hoá khách hàng, đa dạng hoá ngành nghề

kinh doanh để tăng thu dịch vụ, giảm rủi ro, và hạn chế giảm doanh số như hiện tại.

2.2.3.3. Vòng quay cho vay tài trợ xuất khẩu

Bảng 2.10: Vòng quay cho vay tài trợ XK tại Sacombank–CN Hóc Môn

(đơn vị: USD)

Nguồn: Báo cáo hoạt động TTQT, Sacombank – CN Hóc Môn [17]

Qua bảng số liệu ta thấy, Vòng quay cho vay tài trợ xuất khẩu năm 2012 là 13.27 vòng tăng 1.09 vòng so với năm 2011, điều này cho thấy các doanh nghiệp tại Sacombank chi nhánh Hóc Môn đã sử dụng rất hiệu quả nguồn vốn cho vay tài trợ xuất nhập khẩu này, tận dụng được sức bật của đòn bẩy tài chính, luân chuyển vốn nhanh, đẩy mạnh doanh số và thu được lợi nhuận cao. Tại thời điểm 6 tháng đầu năm 2013, vòng quay hoạt động cho vay tài trợ xuất khẩu là 6.91 vòng, đạt trên 50% so với cả năm 2012, điều này cho ta thấy các doanh nghiệp xuất khẩu của Chi nhánh ngày càng sử dụng vốn hiệu quả hơn, hứa hẹn một kết quả tốt cho cả năm 2013.

Trong cơ cấu của vòng quay tài trợ xuất khẩu, thì vòng quay của hoạt động chiết khấu Bộ chứng từ LC chiếm tỷ trọng lớn (cụ thể năm 2011 là 100%, năm 2012 là 90%, còn 10% là của hoạt động tài trợ LC xuất khẩu, 6 tháng đầu năm 2013 là 86.83%, còn 13.17% là của hoạt động tài trợ LC xuất khẩu). Qua việc xem xét cơ cấu vòng quay của hoạt động tài trợ xuất khẩu, ta thấy rằng hoạt động cho vay chiết khấu Bộ chứng từ theo phương thức tín dụng chứng từ luôn chiếm tỷ lệ cao nhất qua các năm.

Xem xét chi tiết vòng quay của hoạt động này, năm 2011 vòng quay của hoạt động cho vay theo hình thức chiết khấu Bộ chứng từ LC cao nhấtlà 12.18 vòng,đến năm 2012, vòng quay cho hoạt động nàychỉ giảm nhẹ 0.23 vòng, đến 6 tháng đầu năm 2013 là 6 vòng, chỉ số này cho thấy các doanh nghiệp luôn sử dụng tốt nguồn vốn cho vay theo hình thức chiết khấu Bộ chứng từ LC xuất, khả năng thu hồi vốn nhanh, hoạt động sản xuất kinh doanh rất hiệu quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoạt động tài trợ xuất khẩu tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hóc môn (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)