HOẠT ĐỘNG MARKETING TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing trong hoạt động tín dụng cá nhân tại vietcombank chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 46)

VIETCOMBANK – CHI NHÁNH TP.HỒ CHÍ MINH

2.2.1. Hoạt động nghiên cứu thị trƣờng

Trong cơ cấu tổ chức của VCB.HCM thì VCB.HCM không có thành lập riêng phòng Marketing mà các nhiệm vụ Marketing được phân chia ra cho các phòng ban riêng lẻ, cụ thể là: Phòng Nghiên Cứu Tổng Hợp và Phòng Quan Hệ Công Chúng có nhiệm vụ là tổng hợp lại các số liệu kinh doanh từ các phòng ban, tổng hợp ý kiến góp ý về các sản phẩm dịch vụ đang áp dụng tại VCB.HCM. Sau đó, số liệu sẽ được báo cáo cho Vietcombank Trung Ương; còn Phòng Quan Hệ Công Chúng sẽ thực hiện các hoạt động quảng bá hình ảnh của VCB.HCM để đưa sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Các phòng ban này thực hiện các công việc, nhiệm vụ chung của ngân hàng, không nghiên cứu riêng các vấn đề liên quan đến hoạt động tín dụng cá nhân của chi nhánh.

Qua đó, ta thấy VCB.HCM không có phòng marketing thực thụ cho hoạt động tín dụng cá nhân và rất bị động trong quá trình áp dụng triển khai các sản phẩm tín dụng cá nhân vì các sản phẩm này đều do Vietcombank Trung Ương ban hành, không có sự linh hoạt, không tự chi nhánh đưa ra sản phẩm tín dụng cá nhân mới cho phù hợp với tình hình thực tế của chi nhánh.

2.2.2. Hoạt động về sản phẩm

VCB.HCM hiện nay đang thực hiện chiến lược “ đa dạng hóa sản phẩm “ tín dụng cá nhân nhằm đáp ứng tất cả các nhu cầu vay vốn phục vụ đời sống và phục vụ hoạt động kinh doanh của các cá nhân/hộ kinh doanh. Nhưng nhìn chung, chúng không khác biệt so với các NHTM khác trên cũng địa bàn, đều phục vụ nhu cầu của cá nhân như: mua nhà, xây nhà, sửa nhà, mua đất, mua ô tô, tiêu dùng cá nhân khác, bổ sung vốn kinh doanh…chúng chỉ khác nhau về tên gọi, điều kiện, đặc tính riêng về thời hạn vay, lãi suất nhưng bản chất là đều giống nhau về mục đích vay vốn.

Trong các kế hoạch và nhiệm vụ kinh doanh, VCB.HCM luôn được Vietcombank Trung Ương giao chỉ tiêu phát triển tín dụng khách hàng cá nhân…nhằm hướng đến hoạt động của một ngân hàng đa năng và hiện đại, mỗi

năm tăng trưởng trung bình 30% so với năm trước và VCB.HCM đều đạt được từ 90% đến 100% kế hoạch.

Tình hình dư nợ tín dụng cá nhân của VCB.HCM giai đoạn 2009-2012 như sau:

Bảng 2.1: Dƣ nợ tín dụng cá nhân tại VCB.HCM giai đoạn 2009-2012 Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2009 2010 2011 2012 Tổng dƣ nợ tín dụng 22.582 26.000 32.439 36.188 Dƣ nợ tín dụng cá nhân 624 853 1.046 1.853 Tỷ trọng tín dụng cá nhân/tổng dƣ nợ tín dụng (%) 2.76 3.28 3.22 5.12 Tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng cá nhân (%) 36.70 22.63 77.15

( Nguồn: báo cáo tổng kết kinh doanh của VCB.HCM giai đoạn 2009-2012[18] )

Từ Bảng 2.1 ta thấy tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân tăng qua các năm, năm

sau cao hơn năm trước, tăng với tốc độ khá cao nhưng hiện tại chiếm tỷ trọng nhỏ trên tổng dư nợ, chỉ chiếm trên 5% so với tổng dư nợ tín dụng của VCB.HCM.

Nguyên nhân chính khiến tỷ trọng dư nợ tín dụng cá nhân chiếm phần nhỏ bé so với tổng dư nợ tín dụng VCB.HCM là do xuất thân từ một trong 04 ngân hàng quốc doanh lớn nhất Việt Nam, là ngân hàng duy nhất thực hiện nghiệp vụ ngoại thương trong giai đoạn đầu khi hệ thống ngân hàng Việt Nam mới chuyển sang hệ thống ngân hàng hai cấp, do đó trong cơ cấu dư nợ tín dụng của Vietcombank thì các khách hàng tổ chức chiếm đa số, có mặt rất nhiều công ty, tập đoàn lớn, tạo ra lợi thế cung cấp các dịch vụ bán buôn, vì vậy mà mảng dịch vụ bán lẻ Vietcombank chưa quan tâm, đúng mức.

Nhưng giờ đây, với xu thế hội nhập quốc tế và từ kinh nghiệm phát triển ngân hàng của các quốc gia khác trên thế giới thì thu nhập từ hoạt động dịch vụ bán lẻ mang lại lợi nhuận cao, nhưng rủi ro lại được phân tán. VCB.HCM đã nhận ra được thị trường đầy tiềm năng của phân khúc tín dụng cá nhân nên xu hướng “tăng trưởng tín dụng cá nhân” được Ban lãnh đạo VCB.HCM coi là nhiệm vụ trọng tâm trong kế hoạch được giao.

Nếu xét về cơ cấu từng loại sản phẩm tín dụng cá nhân trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân của VCB.HCM trong những năm qua, cụ thể là năm 2011 và 2012 cho thấy VCB.HCM phần lớn dư nợ tín dụng cá nhân tập trung vào lĩnh vực bất

động sản ( bao gồm mua nhà dự án, mua đất, mua nhà phố, sửa chữa nhà ) với tỷ lệ dư nợ chiếm gần 70% tổng dư nợ tín dụng cá nhân của VCB.HCM [Phụ lục 2.1:

Cơ cấu dƣ nợ tín dụng cá nhân của VCB.HCM giai đoạn 2011- 2012].

Hiện tại, các NHTM hầu hết đều có những nhóm chủng loại sản phẩm giống nhau, chiều rộng của danh mục sản phẩm hầu như gần bằng sau, còn chiều dài của danh mục sản phẩm có khác nhau đôi chút nhưng không nhiều. Chằng hạn như: các NHTM đều có danh mục sản phẩm như nhau - tức là chiều rộng danh mục sản phẩm như nhau: đều có danh mục cho vay liên quan đến bất động sản, cho vay mua ô tô, cho vay kinh doanh, cho vay tín chấp, cho vay liên quan đến chứng khoán kinh doanh; còn chiều dài danh mục sản phẩm ta thấy rõ nhất là của ACB, danh mục cho vay liên quan đến chứng khoán rất nhiều loại: loại vay đầu tư chứng khoán đầu tư bằng bất động sản hoặc thế chấp bằng chứng khoán mua hoặc thế chấp bằng tiền bán chứng khoán [Phụ lục 2.2: Khảo sát sản phẩm tín dụng cá

nhân của các NHTM 2012]. Tuy nhiên, lĩnh vực này nhạy cảm, tùy vào tình hình

thị trường chứng khoán, nền kinh tế nên hiện tại VCB.HCM không cung cấp sản phẩm cho vay liên quan đến kinh doanh chứng khoán và sản phẩm thấu chi tài khoản VCB.HCM cũng đang ngưng triển khai.

Bảng 2.2: Số chủng loại sản phẩm tín dụng cá nhân của các NHTM năm 2012

Ngân hàng Số lượng chủng loại

VCB.HCM 8 chủng loại Techombank 6 chủng loại Eximbank 9 chủng loại Sacombank 7 chủng loại ACB 7 chủng loại BIDV 7 chủng loại VIB 8 chủng loại

( Nguồn: tổng hợp từ các website của các NHTM[31-39] )

Cũng như đã trình bày ở phần thực trạng tín dụng cá nhân tại VCB.HCM thì ta thấy danh mục sản phẩm liên quan đến bất động sản có dư nợ chiếm cao nhất trên tổng dư nợ tín dụng cá nhân, chiếm gần 70%. Do mật độ các dự án bất động

sản phát triển rất nhanh tại TP.HCM nên VCB.HCM đã liên kết được với rất nhiều chủ đầu tư của phát triển lĩnh vực cho vay mua nhà dự án (Bảng 2.3).

Bảng 2.3:Số lƣợng các dự án liên kết bất động sản tại TP.HCM của các NHTM năm 2012

Stt Tên ngân hàng Số lương các dự án liên kết tại TP.HCM

1 VCB.HCM 24 dự án

2 Techcombank 14 dự án và các sự án của Công ty TNHH Phý

Mỹ Hưng làm chủ đầu tư

3 Vietinbank 24 dự án

( Nguồn: tổng hợp từ các website của các NHTM[35,38,40] )

Đối với sản phẩm cho vay mua nhà dự án thì VCB.HCM các đặc điểm cho vay cũng gần như tương tự so với các ngân hàng khác, thậm chí thời hạn cho vay còn ít hơn một số ngân hàng khác, tạo nên tính kém hấp dẫn đối với sản phẩm

[Phụ lục 2.3: Đặc điểm sản phẩm cho vay mua nhà dự án của các NHTM trên địa bàn TP.HCM năm 2012].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) marketing trong hoạt động tín dụng cá nhân tại vietcombank chi nhánh thành phố hồ chí minh (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)