Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Tiền Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tiền giang (Trang 50 - 52)

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

2.1.2.2. Quá trình hình thành và phát triển của Agribank Tiền Giang

Agribank Tiền Giang được thành lập theo quyết định số 41/NH-QĐ, ngày 16/6/1988 của NHNN Việt Nam với tên gọi đầu tiên là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang. Ngày 22/12/1990, Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 203/NH-QĐ chuyển ngân hàng Phát triển Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang thành ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang. Với Quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngân hàng Nông nghiệp tỉnh Tiền Giang chuyển thành ngân hàng Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang. Từ 1 Hội sở và 6 chi nhánh sau nhiều lần tách, nhập đến nay có 27 điểm giao dịch (1 Hội sở Tỉnh, 11 chi nhánh loại 3 với 15 phòng giao dịch).

Từ một ngân hàng hoạt động trong thời kỳ bao cấp, Agribank Tiền Giang đã đứng vững trên thị trường kinh doanh tiền tệ theo cơ chế thị trường và đến nay đã khẳng định vị thế của một NHTM mạnh tại tỉnh Tiền Giang.

Kể từ năm 2011 đến nay, từ một ngân hàng luôn thiếu vốn, nguồn vốn huy động của Agribank Tiền Giang đã tăng trưởng ổn định và luôn cao hơn dư nợ cho vay, điều này đã giúp cho đơn vị chủ động hơn trong việc tăng trưởng dư nợ

Bảng 2.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang giai đoạn năm 2011 - 2015 (Đơn vị tính: %, tỷ VNĐ) Năm Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng vốn huy động 5.883 7.260 8.153 9.965 11.608

Tỷ trọng tiền gửi dân cƣ 93,29 94,35 95,03 93,95 95,48

Tổng dƣ nợ 5.149 5.706 6.706 7.382 8.424

Tỷ trọng dƣ nợ trung - dài hạn 29,11 29,95 31,82 37,64 42,80

Tỷ lệ nợ xấu 0,83 0,81 0,85 0,93 0,29

Lợi nhuận sau thuế 230 229 237 303 344

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank Tiền Giang)[6] Nguồn vốn huy động của Agribank Tiền Giang không ngừng tăng qua các năm. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động, tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng cao và ổn định qua các năm, đạt cao nhất vào năm 2015, với tỷ trọng 95,48%. Như vậy, vốn huy động của Agribank Tiền Giang chủ yếu là từ khách hàng cá nhân, đây là cơ sở vững chắc giúp Agribank Tiền Giang đảm bảo tốt thanh khoản, mở rộng quy mô tín dụng trên địa bàn.

Cùng với sự gia tăng của vốn huy động, tổng dư nợ cũng có sự tăng trưởng. Dư nợ tăng trưởng cao nhất vào năm 2013, tăng 17,53% so với năm 2012. Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế năm 2015 tăng 14,12% so với năm 2014, đạt 114,12% kế hoạch, chiếm 30,05% thị phần cho vay của tất cả ngân hàng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Hiện nay, vấn đề nợ xấu luôn là mối quan tâm hàng đầu của các NHTM bởi những khó khăn chung của các doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh làm tỷ lệ nợ xấu gia tăng đáng kể. Tuy nhiên, Agribank Tiền Giang có tỷ lệ nợ xấu được khống chế qua các năm, luôn nhỏ hơn 1% đạt chỉ tiêu của Agribank Tiền Giang đề ra.

Agribank Tiền Giang từ khi thành lập đến nay luôn đạt kết quả kinh doanh tốt cả trong hoạt động huy động vốn lẫn hoạt động tín dụng. Đặc biệt, trong năm

2014, Agribank Tiền Giang đã nỗ lực xuất sắc đạt và vượt kế hoạch đề ra, lợi nhuận đạt 303 tỷ đồng, tăng 66 tỷ so với năm 2013. Agribank Tiền Giang trở thành “lá cờ đầu” của khu vực đồng bằng sông Cửu Long, là NHTM 100% vốn nhà nước giữ vững và phát huy vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trường tài chính tiền tệ của địa bàn tỉnh Tiền Giang.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƢỢNG DỊCH VỤ THẺ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH TIỀN GIANG GIAI ĐOẠN NĂM 2011 - 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh tiền giang (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)