Hình 2. 4 Mô hình nghiên cứu ý định chấp nhận mua sắm trực tuyến qua thiết bị di động Nhận thức tính dễ sử dụng Chuẩn chủ quan Ý định chấp nhận mua sắm trực tuyến qua thiết bị di động Tính đổi mới Nhận thức về chi phí Sự tin cậy Nhận thức sự hữu ích
(Nguồn: Uchenna Cyril Eze và các cộng sự, 2011)
Nghiên cứu việc sử dụng thiết bị di động trong mua sắm trực tuyến tại Malaysia của Uchenna Cyril Eze và các cộng sự (2011) với mục tiêu nghiên cứu là phát hiện ra những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến trên thiết bị di động của người tiêu dùng Malaysia. Mô hình nghiên cứu gồm các thang đo:
Tính đổi mới: biểu thị nhận thức của cá nhân trong việc chấp nhận và sử dụng các
công nghệ mới (Rogers); Chuẩn chủ quan: nhận thức của người tiêu dùng về những ảnh hưởng xã hội nói anh ấy hoặc cô ấy nên hay không nên thực hiện một hành vi cụ thể nào đó. (Ajzen and Fishbein); Nhận thức về chi phí: Nhận thức về chi phí phải bỏ ra khi thực hiện một hành vi nào đó. Theo Anil và các cộng sự yếu tố chi phí là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến việc mua sắm trên di động của người tiêu dùng Singapore; Sự tin cậy: là mức độ mà một cá tin rằng người bán có một hoặc các đặc tính có thể mang lạo lợi cho họ; Nhận thức tính dễ sử dụng là mức độ mà một người tiêu dùng tin rằng việc mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di động không cần quá nhiều nỗ lực; Nhận thức sự hữu ích: là mức độ mà một người tiêu dùng tin rằng việc thực hiện mua sắm trực tuyến thông qua thiết bị di dộng sẽ mang lại lợi ích cho họ.
Kết quả nghiên cứu cho thấy tính đổi mới, chuẩn chủ quan, nhận thức về chi phí, sự tin cậy, nhận thức tính dễ sử dụng, nhận thức sự hữu ích có ảnh hưởng đến ý định chấp nhận mua sắm trực tuyến trên di dộng. Trong đó yếu tố chuẩn chủ quan có tác động mạnh nhất đến ý định hành vi với hệ số Beta chuẩn hóa là 0.3, tiếp đến là yếu tố nhận thức về chi phí với hệ số beta chuẩn hóa là 0.265. Hai yếu tố sự tin cậy và nhận thức tính dễ sử dụng có tác động ít nhất đến ý định hành vi với hệ số beta chuẩn hóa là 0.138.