Thống kê mô tả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng điện tử tiêu dùng trực tuyến của khách hàng ở thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)

4.2.2.1 Giới tính

Biểu đồ 4. 1 Giới tính

Trong tổng 220 người trả lời khảo sát thì số nữ giới chiếm số đông hơn so với nam giới, cụ thể có đến 137 nữ chiếm 62.3%; chỉ có 83 nam chiếm 37.7%. Điều này cũng phù hợp, bởi tuy nữ giới thường quan tâm đến việc mua sắm nhiều hơn nam giới và trong mặt hàng điện tử tiêu dùng thì nữ giới cũng rất quan tâm để mua sắm phục vụ cho nhu cầu cá nhân hay cho gia đình của mình.

4.2.2.2 Độ tuổi

Biểu đồ 4. 2 Độ tuổi

Về độ tuổi, trong 220 người trả lời khảo sát thì chiếm đa số là độ tuổi từ 23 đến 30 tuổi có 97 người chiếm đến 44.1%; tiếp đến là độ tuổi từ 31 đến 40 tuổi có 68 người chiếm 30.9%; từ 18 đến 22 tuổi thì chiếm ít hơn có 51 người chiếm 23.2%; chỉ có 4 người dưới 18 tuổi (chiếm 1.8%) và không có người nào trên 40 tuổi. Điều này cho thấy, những người thường quan tâm đến mua hàng điện tử tiêu dùng trực tuyến là những người có độ tuổi trung niên đến những người đa số đã có gia đình từ 23 đến

37.7% 62.3% Nam Nữ 1.8% 23.2% 44.1% 30.9% Dưới 18 tuổi Từ 18 đến 22 tuổi Từ 23 đến 30 tuổi Từ 31 đến 40 tuổi

40 tuổi. Các doanh nghiệp nên tập trung nghiên cứu về những đối tượng có đuổi tuổi này để có kế hoạch phát triển kinh doanh về những mặt hàng điện tử tiêu dùng.

4.2.2.3 Học vấn

Biểu đồ 4. 3 Học vấn

Về học vấn, trong 220 người thì chiếm đa số có học vấn bậc đại học có đến 101 người chiếm 45.9%, học vấn cao đẳng có 79 người chiếm 35.9%, học vấn trung cấp có 36 người chiếm 16.4%, chỉ có 4 người học vấn THCS/ THPT chiếm 1.8% và đây là nhóm những người có độ tuổi dưới 18 tuổi. Hiện nay, những người lao động tại Thành phố HCM đa số phần lớn có học vấn đại học và đây cũng là đối tượng cần chú trọng khi các doanh nghiệp muốn phát triển kinh doanh.

4.2.2.4 Nghề nghiệp

Về nghề nghiệp của 220 người trả lời khảo sát, chiếm đa số là nhân viên văn phòng có 84 người chiếm 38.2%, tiếp đến là kinh doanh/ buôn bán có 47 người chiếm 21.4%, công nhân viên chức có 30 người chiếm 13.6%, còn lại có 19 người lao động phổ thông (chiếm 8.6%), 18 người nội trợ/ hưu trí (chiếm 8.2%), 15 người học sinh/ sinh viên và 7 người có nghề nghiệp khác (chiếm 3.2%). Cho thấy, đối tượng chủ yếu là những người là nhân viên văn phòng, kinh doanh/ buôn bán, công nhân viên chức và đây là những người có thu nhập tương đối ổn định.

1.8% 16.4% 35.9% 45.9% THCS/ THPT Trung Cấp Cao đẳng Đại học

Biểu đồ 4. 4 Nghề nghiệp

4.2.2.5 Thu nhập

Về thu nhập, kết quả cho thấy tương ứng so với nghề nghiệp, độ tuổi là phù hợp. Chiếm đa số là người có thu nhập từ 8 đến dưới 15 triệu đồng có 83 người (chiếm 37.7%) và từ 15 đến 30 triệu đồng có 59 người (chiếm 26.8%) đa số là những người làm nhân viên văn phòng, kinh doanh/ buôn bán, công nhân viên chức, trong đó đa số những người làm kinh doanh/ buôn bán có thu nhập cao hơn với mức trên 30 triệu đồng có 19 người (chiếm 8.6%); còn lại mức thu nhập dưới 8 triệu đồng có 36 người chiếm 16.4% đa số là sinh viên mới ra trường đi làm nhân viên văn phòng và những người có công việc lao động phổ thông, còn một số chưa có thu nhập là những học sinh/ sinh viên là chiếm đa số. Kết quả cũng cho thấy, đa số những người trả lời khảo sát có mức thu nhập tương đối ổn định từ 8 đến 30 triệu đồng, đây cũng là đối tượng mua sắm trực tuyến nhiều nhất hiện nay tại Việt Nam.

Biểu đồ 4. 5 Thu nhập 6.8% 38.2% 21.4% 13.6% 8.6% 8.2%3.2%

Học sinh/ Sinh viên Nhân viên văn phòng Kinh doanh/ Buôn bán Công nhân viên chức Lao động phổ thông Nội trợ/ Hưu trí Khác 10.5% 16.4% 37.7% 26.8% 8.6% Chưa có Dưới 8 triệu đồng Từ 8 đến dưới 15 triệu đồng Từ 15 đến 30 triệu đồng Trên 30 triệu đồng

4.2.2.6 Loại mặt hàng sẽ mua

Biểu đồ 4. 6 Loại mặt hàng sẽ mua

Trong 220 người trả lời khảo sát, khi hỏi loại mặt hàng điện tử tiêu dùng mà họ sẽ mua trong tương lai thì đa số lựa chọn “Phụ kiện điện thoại/ máy vi tính” có 85 người (chiếm 38.6%), tiếp đến là mua điện thoại di động có 63 người (chiếm 28.6%), mua máy vi tính/ laptop có 36 người (chiếm 16.4%), mua các loại điện tử gia dụng có 27 người (chiếm 12.3%), còn lại mua các mặt hàng khác có 9 người (chiếm 4.1%). Có thể thấy, đa số khách hàng thường có ý định mua trực tuyến các sản phẩm phụ kiện điện thoại/ máy vi tính, điện thoại di động nhiều hơn các mặt hàng khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) các nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng điện tử tiêu dùng trực tuyến của khách hàng ở thành phố hồ chí minh (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)