mua hàng điện tử tiêu dùng trực tuyến
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhân tố “Khuyến mãi” có ảnh hưởng đến ý định mua hàng trực tuyến giống với nghiên cứu của Nguyễn Thế Anh (2013) với đề tài “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng điện tử trực tuyến của người tiêu dùng thành phố Hà Nội”, nhưng nghiên cứu của Nguyễn Thế Anh (2013) không kết luận được nhân tố “Tin cậy” có ảnh hưởng hay không còn nghiên cứu của tác giả cũng cho thấy nhân tố “Sự tin cậy” có ảnh hưởng đến ý định mua hàng điện tử tiêu dùng trực tuyến.
So với nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định mua sắm trực tuyến ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Hà Nội, 2015 của Hà Trọng Thắng thì kết quả cũng cho thấy nhân tố về cảm nhận rủi ro cũng có ảnh hưởng theo chiều nghịch (âm) đến ý định mua hàng trực tuyến, nhưng kết quả nghiên cứu của tác giả chỉ kết luận được nhân tố “Rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ” có ảnh hưởng mà chưa kết luận được nhân tố “Rủi ro liên quan đến giao dịch” có ảnh hưởng hay không.
Còn so với nghiên cứu Hành vi mua sắm trực tuyến trên Smartphone của người tiêu dùng tại TPHCM, TPHCM, 2016 của Lê Nguyên Lộc thì kết quả đã kết luận các nhân tố “Hiệu quả mong đợi”, “Rủi ro liên quan đến sản phẩm” có ảnh hưởng đến ý định mua hàng điện tử tiêu dùng trực tuyến của khách hàng mà Lê Nguyên Lộc chưa có kết luận được sự ảnh hưởng của hai nhân tố này.
Kết quả nghiên cứu của đề tài có 7 nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua hàng điện tử tiêu dùng trực tuyến của khách hàng ở TPHCM và thứ tự mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là không giống so với các nghiên cứu liên quan, cho thấy được thị trường mua hàng điện tử tiêu dùng trực tuyến ở TPHCM là không giống so với thị trường chung ở Việt Nam hay ở Hà Nội. Nghiên cứu cũng có điều tra thêm về ý định mặt hàng mà khách hàng sẽ mong muốn mua trong tương lai, điều này giúp các nhà bán lẻ, các nhà nghiên cứu hiểu rõ thêm xu hướng mua hàng điện tử tiêu dùng trực tuyến trong tương lai như thế nào và từ đó vận dụng phát triển tập trung kinh doanh số lượng các mặt hàng cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng ở TPHCM.
Tóm tắt chương 4: Tác giả thực hiện phân tích dữ liệu thứ cấp, phân tích dữ liệu sơ
cấp. Trong phần phân tích dữ liệu sơ cấp, thực hiện các kiểm định Cronbach’s Alpha, kiểm định EFA lần lượt cho các biến và không có biến nào bị loại. Ngoài ra còn thực hiện thống kê mô tả, phân tích tương quan Pearson, phân tích hồi quy đa biến, phân tích ANOVA và T-test. Các nội dung phân tích ở Chương 4 sẽ là cơ sở để đưa ra những đánh giá và hàm ý quản trị ở Chương 5.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ