CHUỖI GIÁ TRỊ NGÀNH THỦY SẢN

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 27)

1.3.1. Khái quát ngành thủy sản

1.3.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ngành thủy sản thế giới

Ngay từ những trang đầu về lịch sử loài người, con người đã biết đánh bắt việc bằng việc dùng mỏ của loài chim để làm mũi lao và cành cây làm thân gậy. Những hình ảnh trong các hang động được tìm thấy ở nhiều quốc gia trên thế giới như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đan Mạch,... đã cho thấy những bức tranh về người tiền sử sử dụng lao để săn bắt cá. Khi dân số tăng lên, loài người đã di cư đến những vùng ven sông hồ lớn nơi có nguồn thủy sản dồi dào hơn làm thức ăn. Trước sức ép về dân số, con người dần cải tiến công cụ lao động của mình, những công cụ mới giúp họ đánh bắt được sản lượng lớn hơn, hiệu quả hơn. Hệ quả là từ những chiếc thuyền đánh cá nhỏ đã hình thành nên những làng chài lớn, những tuyến đường biển được hình thành, con người đã nhờ vào tàu thuyền để khám phá ra được những vùng đất mới từ đó hình thành nên những con đường thương mại lớn nhất thế giới.

Từ trước năm 1500 ngành công nghiệp thủy sản đã phát triển mạnh tại bờ biển Bắc Đại Tây Dương của Bắc Mỹ. Ngay từ những năm 1580, đã có hơn 300 tàu đánh cá từ Châu Âu hoạt động tại khu vực này. Tại Newfoundland , người dân đã xem việc chế biến cá là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương, cá sau khi được đánh bắt sẽ thường được sơ chế bằng việc ướp muối và hun khói, đây không chỉ là nguồn thực phẩm chính của họ mà còn là nguồn vốn, tài sản để họ đem ra trao đổi mua bán với những lái thương đến từ các vùng vịnh khác. Vào những năm 1815, sản lượng hải sản sơ chế giảm đi đáng kể, thay vào đó là sự phát triển của ngành thực phẩm

Khu 1995 2000 2005 2010 2015 2018

16

đóng hộp, loại thực phẩm này có thời gian bảo quản lâu hơn và dễ mang theo trong quá trình di chuyển. Điều đó đã thúc đẩy hệ thống giao thương đường biển, thúc đẩy thương mại phát triển một cách mạnh mẽ.

Từ những năm thế kỷ XX, nhiều quốc gia trên thế giới đã nhận thấy tác động tiêu cực của việc khai thác thủy sản không có kế hoạch lên hệ sinh thái và nguồn tài nguyên biển. Nhiều hình thác như cài mìn, dùng lưới điện đã tận diệt một số loài thủy sản, đẩy chúng vào nguy cơ tuyệt chủng. Việc tàu thuyền khai thác quá nhiều đã gây ra ô nhiễm môi trường biển trầm trọng, ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái của các loài động, thực vật dưới nước. Vì vậy nhiều quốc gia đã bắt đầu chuyển đổi dần mô hình khai thác thủy sản, thay vì chỉ tập trung đánh bắt thì ngày nay các quốc gia biển đều đầu tư nuôi trồng thủy sản. Đồng thời, mô hình này không chỉ đem lại nguồn thủy sản ổn định và chất lượng mà còn giúp các quốc gia không có lợi thế về biển vẫn có nguồn cung thủy sản dồi dào mà không phụ thuộc vào các quốc gia khác.

1.3.1.2. Tình hình ngành thủy sản thế giới hiện nay

Ngành thủy sản ngày càng đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống con người. thủy sản không chỉ là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều dinh dưỡng cần thiết cho con người mà còn là ngành thực phẩm triệu đô, đem đến hàng triệu việc làm. Tại một số quốc gia ngành thủy sản được xem là ngành mũi nhọn trong kinh tế và thương mại.

Theo thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO) năm 2017 ngành thủy sản đã tạo ra hơn 60 triệu việc làm, hơn 4,5 triệu tàu lớn nhỏ đang hoạt động đánh bắt cá trên thế giới. Năm 2019, tổng sản lượng hải sản thế giới đạt ngưỡng 177,8 triệu tấn. Đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy sản, phát triển nhanh chóng và ổn định với mức tăng trưởng 3,9%. Các loài cá nuôi chủ lực trong thương mại như cá Rô Phi, cá Tra, cá Hồi đều đạt được sản lượng cao. Tuy nhiên do tác động tiêu cực của chiến tranh thương mại Mỹ - Trung, ảnh hưởng của quá trình Brexit sản lượng hải sản thương mại trên thế giới đã giảm sút khá nhiều so với năm 2018. Trong năm 2020, thế giới phải đối mặt với những hậu quả vô cùng nghiêm trọng đến từ đại dịch COVID19. Hàng nghìn ngành nghề bị ảnh hưởng, chuỗi cung ứng thế giới bị gián đoạn. Ngành thủy sản cũng bị ảnh hưởng nặng nề, các đơn đặt

17

hàng giảm từ 35-50% do lượng tiêu thụ thủy sản giảm mạnh và thay đổi thói quen của người tiêu dùng.

Bảng 1. 1. Sản lượng nuôi trồng thủy sản thế giới theo châu lục và một số nước đứng đầu ngành 1995-2018

Châu Phi Sản lượ ng 110,2 399,6 646,4 1.285,8 1.777,6 2.195,9 — trọn g 0,45% 1,23% 1,46% 2,23% 2,44% 2,67% - Ai Cập 718 340,1 539,7 919,6 1.174,8 1.561,5 - Nigiêria 16,6 257 56,4 200,5 316,7 291,3 Châu Mỹ Sản lượ ng 919,6 1.423,4 2.176,9 2.514,6 3.274,7 3.799,2 T^ trọn g 3,77% 4,39% 4,91% 4,35% 4,50% 4,63% - Chilê 157,1 391,6 723,9 701,1 1.045,8 1.266,1 - Mỹ Latinh & vùng Caribê (trừ Chilê) 282,8 447,4 784,5 1.154,5 1.615,5 1.873,6 - Bắc Mỹ 478,7 584,5 668,5 659,0 613,4 659,6 Châu Á Sản lượ ng 21.677,1 28.420,6 39.185,9 51.228,8 64.591,8 72.812,2 T^ trọn g 88,90% 87,67% 88,46% 88,72% 88,76% 88,69% Trung Quốc 15.855,7 21.522,1 28.120,7 35.513,4 43.748,2 47.559,1 Ản Độ 1.658,8 1.942,5 2.967,4 3.785,8 5.260,0 7.066,0 Inđônêxia 641,1 788,5 1.197,1 2.304,8 4.342,5 5.426,9

Việt Nam 381,1 498,5 1.437,3 2.683,1 3.462,4 4.134,0 Bănglađét 317,1 657,1 882,1 1.308,5 2.060,4 2.405,4 Châu Âu Sản lượ ng 1.581,4 2.052,6 2.137,3 2.527,0 2.948,6 3.082,6 T^ trọn g 6,49% 6,33% 4,83% 4,38% 4,05% 3,75% - Na Uy 277,6 491,3 661,9 1.019,8 1.380,8 1.354,9 -ẼU 1.182,6 1.402,5 1.272,4 1.263,3 1.263,7 1.364,4 Châu Đại dương Sản lượ ng 94,2 121,5 151,5 187,8 178,5 205,3 T^ trọn g 0,39% 0,37% 0,34% 0,33% 0,25% 0,25% Toàn thế giới 24.382,5 32.417,7 44.298,0 57.743,9 72.771,3 82.095,1 18

Đơn vị tính: Sản lượng: 1.000 tấn Nguồn: FAO (2020)

Trong những thập kỷ gần đây, ngành thủy sản đã có nhiều thay đổi trong cơ cấu, các quốc gia ngày càng chú trong hơn và việc nuôi trồng thủy sản thay vì đánh bắt như trước. Hiện tại, sản lượng hải sản nuôi trồng đã chiếm 46% tổng sản lượng hải sản toàn thế giới và 52% tổng lượng thủy sản phục vụ nhu cầu về thực phẩm của con người. Từ những năm 2000, Châu Á trở thành khu vực có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới, chiếm tới gần 89% thị phần toàn cầu. Trong đó Trung Quốc là quốc gia có lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất thế giới với 47 triệu tấn (2018), các quốc gia có sản lượng nuôi trồng thủy sản lớn nhất khu vực lần lượt là Ản Độ với 7 triệu tấn, Indonesia, Việt Nam và Bănglađét với sản lượng tương ứng năm 2018 là 5,4 triệu tấn, 4,1 triệu tấn và 2,4 triệu tấn.

Số liệu FAO đồng thời cũng đã cho thấy tình trạng phân bố khu vực nuôi trồng thủy sản hiện nay trên thế giới chưa đồng đều. Khi phần lớn sản lượng đều thuộc về khu vực Châu Á. Có thể thấy nuôi trồng thủy sản đang ngày càng được chú trọng tại các quốc gia đang phát triển, những quốc gia có lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động dồi dào giá rẻ.

19

1.3.2. Chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

1.3.2.1. Tổng quan chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

Chuỗi giá trị ngành thủy sản là một chuỗi các hoạt động từ khi thủy sản được đánh bắt, nuôi trồng cho đến khi được chế biến thành những sản phẩm cuối cùng và được phân phối đến tay người tiêu dùng. Khác với đa số cách ngành nghề khác như sản xuất sản phẩm công nghệ, thiết bị,... đa số các công ty mẹ sẽ thực hiện những hoạt động đem lại giá trị cao như thiết kế, phân phối còn hoạt động như chế biến và sản xuất sẽ được thuê ngoài. Tuy nhiên với những đặc điểm riêng biệt của mặt hàng thủy sản mà sự phân bổ hoạt động trong chuỗi giá trị có nhiều thay đổi. Có thể phân chia chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản theo 2 hướng sau:

Chuỗi giá trị do nhà sản xuất điều hành

Trong mô hình này, những nhà sản xuất sẽ tự liên kết với nhau và hình thành nên chuỗi giá trị. Từ đó, sẽ thu hút sự tham gia của các bên khác như bên cung ứng giống nuôi, nguyên vật liệu, trang thiết bị, tiếp đến là sự tham gia của các bên chế biến, vận chuyển và cuối cùng là sự tham gia của các nhà phân phối như đại lý, nhà bán lẻ hoặc những nhà sản xuất khác sử dụng sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào cho chuỗi cung ứng khác. Tuy nhiên trên thực tế, rất hiếm DN nào có đủ năng lực để điều hành một chuỗi giá trị thủy sản vì chuỗi giá trị thủy sản đòi hỏi một quy mô lớn, năng lực cao và có kết hợp chặt chẽ của các bên tham gia chuỗi. Chính vì vậy, đa số những người đứng đầu mô hình chuỗi giá trị do nhà sản xuất chi phối là một hiệp hội, một liên minh, những tổ chức có đủ năng lực về tài chính, con người, nắm tốt thông tin thị trường.

Chuỗi do người tiêu dùng (đại lý, nhà bán lẻ) chi phối

Mô hình chuỗi giá trị do các nhà bán lẻ như là: các siêu thị, tập đoàn bán lẻ quy mô lớn quản lý. Các mặt hàng thủy sản tham gia vào mô hình chuỗi giá trị này thường ở dạng đã được chế biến hoàn chỉnh như các mặt hàng đóng hộp, những thực phẩm chế biến sẵn, rất ít sản phẩm là hàng tươi sống được sử dụng trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu. Trong đó, hầu hết các mặt hàng thủy sản đều mang thương hiệu của DN sản xuất hoặc kèm theo thương hiệu của nhà sản xuất và thương hiệu của nhà bán lẻ (tất nhiên cũng có những trường hợp nhà bán lẻ buộc các sản phẩm phải mang duy nhất chỉ có thương hiệu của họ thông qua những đơn đặt hàng hoặc

20

gia công theo yêu cầu của nhà bán lẻ). Tuy nhiên, để tham gia vào chuỗi giá trị này, quy trình sản xuất và chất lượng nông sản phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt của nhà bán lẻ. Đồng thời những mặt hàng mà nhà sản xuất không được ghi tên thương hiệu thường đem lại ít giá trị cho nhà sản xuất vì khi đó nhà sản xuất chỉ đơn giản làm công việc sản xuất sản phẩm còn tất cả những hoạt động đem lại giá trị cao như phân phối, tiếp thị lại được thực hiện bởi nhà bán lẻ.

Chuỗi do các bên cung ứng quản lý

Các nhà quản lý chính trong mô hình chuỗi cung ứng này thường là các nhà xuất nhập khẩu hoặc các nhà phân phối, chế biến lại,... Với mô hình này, sản phẩm sẽ mang tên thương hiệu của bên cung ứng hoặc kết hợp giữa thương hiệu bên cung ứng và nhà sản xuất tuy nhiên thương hiệu của nhà sản xuất chỉ đóng vai trò xác định nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Mặt dù các mặt hàng thủy sản Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu từ rất sớm, tuy nhiên đa số đều đi theo mô hình này. Lý do chính cho việc này là do sự hạn chế của DN Việt, năng lực sản xuất còn kém, thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cho mặt hàng mà mình sản xuất. Hiện nay, đa số mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam là những sản phẩm thô, giá trị thấp. Nhất là các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Điều đó khiến cho giá trị thủy sản đạt được rất thấp so với sản lượng xuất khẩu, người tiêu dùng không biết đến thương hiệu Việt Nam. Điều này cũng kéo theo việc, những ngư dân, nhà sản xuất thủy sản tại Việt Nam thường xuyên bị ép giá sản phẩm.

1.3.2.2. Đặc điểm chuỗi giá trị ngành thủy sản a)Cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

Nhắc đến ngành thủy sản, người ta thường hình dung đến 2 hoạt động chính là nuôi trồng và đánh bắt, đây là những hoạt động cốt lõi tạo nên sự khác biệt của chuỗi giá trị thủy sản so với những ngành nghề phổ biến khác. Vì chuỗi giá trị thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào việc phân chia vùng miền, nên tại mỗi khu vực, các hoạt động trong chuỗi có thể khác nhau và mức độ tham gia của các thành phần trong chuỗi cũng khác nhau. Tuy nhiên, một chuỗi giá trị thủy sản cơ bản thường diễn ra các hoạt động sau:

21

Hoạt động tạo con giống

Đây được xem là hoạt động đầu tiên trong chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thủy sản. Con giống được tạo ra không chỉ để phục vụ ngành nuôi trồng mà còn phục vụ cho ngành đánh bắt. Những con giống sau khi được nuôi cấy thành công trong phòng thí nghiệm và nhân rộng sẽ được thả vào môi trường tự nhiên để sinh sống và phát triển. Để có được nguồn giống đảm bảo chất lượng, ổn định đòi hỏi kỹ thuật lai tạo giống phải thật tốt. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, thời gian lai tạo được rút ngắn, nhiều loại giống mới được ra đời với những đặc tính gen vượt trội như đem lại năng suất cao, hệ miễn dịch tốt, phù hợp với khí hậu của từng vùng miền khác nhau,...

Hoạt động nuôi trồng

Nuôi trồng thủy sản được xem là hoạt động cốt lõi trong chuỗi giá trị thủy sản, bằng cách đem con giống (tự nhiên hoặc nhân tạo) thả vào môi trường nuôi (ao, hồ, lồng, bè, ...) người nuôi sẽ chăn nuôi con giống cho đến khi đạt yêu cầu và thu hoạch. Hiện nay, có 3 nhóm sản phẩm chính trong hoạt động nuôi trồng đó là sản xuất con giống nhân tạo, sản xuất cá mồi cho khai thác thủy sản tự nhiên và cá thực phẩm tiêu thụ cho con người. Tuy nhiên, trong bài khóa luận này, tác giả sẽ chỉ tập trung vào mặt hàng thủy sản phục vụ nhu cầu thực phẩm của con người.

Hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản

Là hoạt động tiền thân cho ngành thủy sản, ngành đánh bắt luôn đóng vai trò quan trọng trong ngành thủy sản. Theo thống kê của tổ chức FAO, trên thế giới hiện nay có khoảng 4,6 triệu tàu bè lớn nhỏ hoạt động khai thác thủy sản, cung cấp một lượng lớn thực phẩm thủy sản cho thế giới. Vì vậy để đảm bảo khai thác thủy sản một các hiệu quả và bền vững, các quốc gia đã có nhiều chính sách hạn chế đánh bắt, khai thác thủy sản bừa bãi, hạn chế những tác động tiêu cực của tàu thuyền lên hệ sinh thái dưới nước đồng thời thực hiện những biện pháp như nuôi trồng con giống nhân tạo để thả vào môi trường tự nhiên, sản xuất cá mồi để làm nguồn thức ăn cho cá tự nhiên để duy trì tính đa dạng và phát triển bền vững cho ngành.

22

Trong hoạt động thu mua, người thu mua có thể là nhà sản xuất, nhà lái thương, hợp tác xã,... họ thu mua thủy sản từ các hộ nuôi trồng thủy sản, các thương lái, chợ thủy sản, tàu thuyền đánh bắt cá đem về DN để chế biến, đóng gói. Hoạt động thu mua tác động lớn đến lợi nhuận DN, khi giá thu mua thấp, chi phí giảm giúp DN gia tăng lợi nhuận và ngược lại.

Hoạt động nhập khẩu thủy sản để chế biến

Tại một số quốc gia phát triển về công nghệ, có sẵn những dây chuyền sản xuất, CBTS quy mô lớn, hiện đại thì DN sản xuất chế biến sẽ thực hiện thêm động nhập khẩu nguồn thủy sản thô từ những quốc gia khác về để chế biến, tận dụng tối đa năng xuất nhà xưởng. Bên cạnh đó, giá thành nguyên liệu đầu vào cũng là một trong lý do để các nhà sản xuất nhập khẩu thủy sản từ những quốc gia khác vì tại một số vùng khác có điều kiện tốt để phát triển thủy sản tạo ra sản lượng lớn, đồng đều chất lượng, giá thành rẻ hơn nhiều so với thủy sản trong nước.

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w