KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH NÂNG CAO KHẢ NĂNG GIA NHẬP CHUỖ

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 85)

CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 3.3.1. Kiến nghị đối với chính phủ

3.3.1.1. Chính sách hỗ trợ vốn

“Vốn” luôn là vấn đề lớn của các DN thủy sản Việt Nam đặc biệt là những DN vừa và nhỏ. Trong tình hình kinh tế như hiện nay, chính phủ phải càng nhanh chóng ban hành và đem vào thực thi những chính sách hỗ trợ DN về tiền thuê đất đai, đầu tư cơ sở hạ tầng và đặc biệt là những DN đầu tư công nghệ cao vào nuôi trồng, chế biến thủy hải sản. Thêm vào đó, cần phải có những thay đổi kịp thời về chính sách cho vay, ưu tiên những DN cá nhân vay vốn đầu tư sản xuất ứng dụng công nghệ, kỹ thuật cao được hưởng lãi suất vay ưu đãi, kéo dãn thời gian thanh khoản. Đồng thời kêu gọi các ngân hàng Nhà nước, ngân hàng thương mại, nước ngoài tinh giảm thủ tục hành chính, các điều kiện cho vay không quá cần thiết để người dân và DN dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi, nhanh chóng tái hoạt động, đầu tư. Bên cạnh việc xây dựng, bổ sung mới các chính sách hỗ trợ cho người dân, DN ngành thủy hải sản, chính phủ cần điều chỉnh lại những nội dung còn hạn chế, chưa phù hợp với điều kiện phát triển của DN, tạo điều kiện phát triển tốt nhất cho DN.

Bên cạnh đó, theo nhận xét của nhiều chuyên gia trong ngành thủy sản, so với những hoài bão to lớn và tiềm năng phát triển của ngành thủy sản hiện nay thì Chính phủ chưa có sự đầu tư tương xứng. Muốn phát triển chuỗi giá trị ngành thì cần phải đầu tư đồng bộ cơ sở hạ tầng, tuy nhiên việc này đòi hỏi một nguồn lực vô cùng lớn mà doanh nghiệp khó có thể thực hiện. Vì vậy, Chính phủ cần hỗ trợ doanh nghiệp, đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng chung, nâng cao ngân sách phát triển ngành thủy sản, có như vậy thì ngành mới có thể nhanh chóng thực hiện những mục tiêu đề ra và giải quyết triệt để “thẻ vàng” EU.

73

3.2.1.2. Chính sách hỗ trợ áp dụng công nghệ cao

Công nghệ có vai trò quyết định rất lớn đến chất lượng thủy sản và khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản Việt Nam tuy nhiên đây là lĩnh vực đòi hỏi rất nhiều về nguồn vốn và nhân lực trình độ cao và không phải DN nào cũng đủ khả năng để tham gia. Vì vậy, chính phủ có vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy việc nghiên cứu và áp dụng công nghệ, kỹ thuật cao cho toàn ngành thủy sản. Đối với DN, bên cạnh những chính sách hỗ trợ về thuê đất đai, tín dụng và thủ tục kinh doanh, chính phủ cần phát triển những chính sách về hỗ trợ chuyên gia, kết nối DN với những chuyên gia hàng đầu trong ngành thủy sản và công nghệ để thực hiện nghiên cứu, phát triển ứng dụng khoa học công nghệ cao một cách hiệu quả nhất. Đối với công nghệ cao nhập khẩu cần bổ sung thêm những quy định hải quan về loại hàng hóa này, tối giản các thủ tục, yêu cầu,... để hàng hóa được thông quan và đưa vào sử dụng nhanh nhất. Với những hộ nuôi trồng và ngư dân, đây thường là đối tượng có tầm nhìn kinh doanh ngắn hạn, trình độ chuyên môn, kiến thức về khoa học - công nghệ cao thấp, khả năng cập nhập thông tin kém do không có điều kiện tài chính tốt như các tập đoàn, DN. Có thể nói so với các DN thì việc chuyển giao công nghệ cao cho đối tượng này rất khó. Chính vì vậy, chính phủ cần đưa ra những chính sách hỗ trợ đặc biệt cho đối tượng nhằm khuyến khích người nông dân áp dụng kỹ thuật công nghệ cao và việc khai thác, nuôi trồng, chế biến thủy sản. Như đầu tư công nghệ cao, nhập khẩu công nghệ hoàn toàn từ nguồn vốn của Nhà nước, nhưng phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các chuyên gia, kỹ sư và cán bộ địa phương.

Bên cạnh đó, còn cần những chính sách nhằm cải cách trong công tác nghiên cứu khoa học nhằm mục tiêu các kết quả nghiên cứu khoa học phải phục vụ thiết thực cho hoạt động khai thác thủy sản như: công tác nghiên cứu dự báo ngư trường các số liệu phải kịp thời đảm bảo độ tin cậy để ngư dân có thể vận dụng vào trong hoạt động khai thác của mình. Các kết quả nghiên cứu về nguồn lợi ngư trường đảm bảo độ chính xác, được cấp nhật thường xuyên để các cơ quan chức năng có thể dựa vào để hoạch định các chính sách quản lý nghề khai thác thủy sản. Tiến hành nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong khai thác thủy sản, áp dụng các công nghệ thân thiện với môi trường, khai thác có tính chọn lọc cao, đạt hiệu quả

74

kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong hoạt động khai thác thủy sản giảm thiểu việc sử dụng lao động trong khai thác.

3.2.1.3. Cải thiện chất lượng đào tạo, giáo dục

Một trong những lý chính tác động đến tình trạng khó khăn chuyển giao công nghệ cao và nâng cao giá trị thủy sản Việt Nam trên thị trường quốc tế chính là vì trình độ người lao động còn hạn chế đặc biệt là những đối tượng nông dân, ngư dân, công nhân. Để nâng cao tay nghề của người lao động, để người lao động có tư duy tích cực hơn, chủ động hơn trong quá trình hiện đại hóa - công nghiệp hóa ngành thủy sản, cần những hành động thiết thực hơn từ chính phủ nhằm nâng cao chất lượng lao động toàn ngành. Theo đó, chính phủ nên sử dụng nguồn vốn từ xã hội hóa để mở rộng quy mô, chất lượng của các trường dạy nghề thủy sản, không chỉ miễn phí tiền học mà còn có những chính sách hỗ trợ kinh tế kèm theo để người lao động có thể tập trung học tập một cách hiệu quả. Đồng thời bổ sung thêm những đãi ngộ trong chính sách thu hút chuyên gia, kỹ sư giỏi về xây dựng đất nước. Tuy nhiên, phương án hiệu quả nhất lúc này vẫn là chỉ đạo những cơ quan, chức năng, các bộ địa phương trực tiếp và liên quan đến ngành thủy sản tích cực tuyên truyền với người dân, doanh nghiệp hiểu rõ nhu cầu cấp thiết về lao động chất lượng cao của quốc gia hiện nay và những lợi ích kinh tế vô cùng to lớn mà những người lao động chất lượng cao có thể đạt được từ đó làm thay đổi tư duy kinh doanh và định hướng kinh doanh của người dân và DN.

3.2.1.4. Tăng cường hợp tác quốc tế

Để nâng cao khả năng gia nhập chuỗi giá toàn cầu, Chính phủ Việt Nam cần tăng cường đối ngoại, mở rộng hợp tác quốc tế trên nhiều lĩnh vực không chỉ kinh tế. Tiếp tục đàm phán với những tổ chức kinh tế lớn khác để tăng khả năng xúc tiến thương mại, phát triển ngành xuất khẩu thủy sản. Tăng cường hỗ trợ, giúp đỡ các quốc gia có quan hệ tốt với Việt Nam về kinh tế, giáo dục, ... đặc biệt tham gia hỗ trợ tích cực những “người bạn” đang gặp khó khăn trong việc chống chọi, khắc phục những ảnh hưởng xấu từ đại dịch. Bên cạnh đó, cần truyền thông mạnh mẽ với thế giới về chủ quyền biển đảo nước ta, kiên quyết chống lại và bác bỏ những thông tin sai trái về chủ quyền của Việt Nam, giải quyết tranh chấp trên cơ sở tôn trọng

75

lẫn nhau nhưng vẫn bảo đảo lợi ích hợp pháp cho người lao động khai thác, kinh doanh trong khu vực biển quốc gia.

3.3.2. Kiến nghị đối với bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Bộ NN&PTNT là cơ quan được Chính phủ nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam giao trách nhiệm chính trong việc quản lý các hoạt động nông - lâm nghiệp, chăn nuôi, thủy sản. Là đơn vị trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các hoạt động liên quan đến các lĩnh vực trên, trực tiếp thực hiện những chiến lược, dự án cụ thể theo chính sách và quy định của Chính phủ. Với những nhiệm vụ ấy, Bộ NN&PTNT có vai trò to lớn trong việc thúc đẩy ngành thủy sản Việt Nam tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Vì vậy, tác giả xin được đưa ra một số kiến nghị sau:

3.3.2.1. Thực hiện tái cơ cấu ngành

Thông quan những đánh giá về nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế và điều kiện của ngành thủy sản. Bộ NN&PTNT với vai trò là cơ quan quản lý trực tiếp ngành thủy sản, cần tập trung tái cơ cấu chuỗi giá trị ngành thủy sản theo hướng phát triển bền vững phù hợp với điều kiện phát triển thủy sản của từng vùng, thích ứng với biến đổi khí hậu, gắn với hoạt động bảo vệ môi trường. Thông qua việc kết nối các thành phần trong chuỗi giá trị lại với nhau, tổ chức lại cách thức vận hành của chuỗi giá trị nâng cao chất lượng, số lượng đồng thời nâng cao hiệu khả năng cạnh tranh, hiệu quả hoạt động của sản phẩm thủy sản. Thường xuyên triển khai những hoạt động tuyên truyền có sự tham gia của các cấp chính quyền và chuyên gia ngành thủy sản để vận động bà con, DN chuyển đổi mô hình nuôi trồng, khai thác theo phương thức truyền thống sang công mô hình hiện đại theo hướng công nghiệp hóa ngành thủy sản, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, tổ chức lại hoạt động khai thác từ khai thác gần bờ chuyển sang đánh bắt xa bờ, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu ngành từ đánh bắt, khai thác sang nuôi trồng.

Hiện nay, do nhiều tác động từ biến đổi khí hậu và hoạt động khai thác trái phép mà nguồn lợi thủy sản nước ta đã giảm sút nhanh chóng đến báo động. Điều này cũng dẫn đến nhiều ngư dân bất chấp vi phạm khai thác hải sản tại những vùng bảo tồn và vùng biển quốc gia khác. Trong khi đó với đặc điểm địa hình có đường biển dài, nước ta có rất nhiều lợi thế để phát triển nghề nuôi trồng biển. Chính vì vậy, bộ NN&PTNT cần phải xây dựng chiến lược phát triển ngành thủy sản phù hợp hơn

76

với điều kiện hiện tại, cụ thể là cần giảm dần tỷ lệ thủy sản đánh bắt xuống, đặc biệt là tỷ lệ khai thác thủy sản gần bờ và tập trung nguồn lực vào việc phát triển nuôi trồng biển. Tại những vùng có tiềm năng địa lý về nuôi trồng biển như khu vực Tây Nam Bộ, miền Trung và ĐBSCL, bộ nên thường xuyên mở các cuộc đối thoại với cán bộ địa phương, các chuyên gia để có những bước đi cụ thể trong việc triển khai hoạt động nuôi trồng biển với quy mô lớn tại những địa phương này song hành là hoạt động phổ biến, tuyên truyền cho người dân về mô hình kinh tế mới để khi áp dụng vào thực tiễn, người dân, DN không quá bỡ ngỡ.

3.3.2.2. Tăng cường quản lý

Cán bộ ngành cần tăng cường quản lý chuỗi giá trị ngành thủy sản trên mọi hoạt động của chuỗi giá trị. Thắt chặt kiểm tra quản lý các nhà cung ứng giống chất lượng giống, tăng mức xử phạt đối với hành vi cố tình cung cấp con giống kém chất lượng, nhiễm bệnh. Với các con giống đảm bảo khỏe mạnh, có những đặc tính vượt trội đem lại giá trị kinh tế cao góp phần lớn việc nâng cao sản lượng nuôi thủy sản. Bên cạnh việc quản lý con giống, cần thực hiện kiểm tra kết hợp tuyên truyền các quy định mới của Luật thủy sản 2017 về điều kiện sản xuất, kinh doanh dành cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh giống, thức ăn, hoá chất, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nuôi trồng thủy sản. Đồng thời thực hiện thẩm tra, đánh giá và xếp loại, cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản cho các cơ sở đạt yêu cầu, đình chỉ các hoạt động các cơ sở cố tình vi phạm những quy trinh trong nuôi trồng bao gồm cả vi phạm về môi trường. Đặc biệt cần tăng cường nâng cấp bộ máy thanh tra chuyên ngành, kiểm tra, kiểm soát, giám sát hoạt động nghề cá bằng việc: đầu tư kinh phí phát triển đội tàu kiểm ngư cũng như kinh phí duy trì hoạt động của đội tàu này đảm bảo hoạt động tuần tra giám sát hoạt động nghề cá được diễn ra thường xuyên, liên tục, kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hành vi phạm các quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đồng thời tăng cường vai trò quản lý của cộng đồng, của các tổ đội sản xuất trên biển, của các hợp tác xã, của các hiệp hội,... nhằm mục tiêu phát triển lợi ích đồng thời gắn liền với trách nhiệm của cộng đồng, giảm thiểu vai trò cũng như các chi phí trong quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác thủy sản nhưng vẫn đảm bảo được yếu tố khai thác hiệu quả bền vững nguồn lợi thủy sản.

77

3.3.2.3. Tăng cường hỗ trợ

Hiện nay, mức độ liên kết trong chuỗi giá trị ngành thủy sản vẫn còn rất thấp, đặc biệt là liên kết giữa cơ sở chế biến và người đánh bắt, nuôi trồng thủy hải sản. Vì vậy mà người dân không thể nắm bắt nhu cầu của các nhà máy để điều chỉnh quy mô nuôi trồng đánh bắt phù hợp dẫn đến tình trạng đến mùa thu hoạch người nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không tìm được đầu ra cho sản phẩm vì không có thương lái đến thu mua. Trong những tình huống này, Bộ NN&PTNT cần phải kết hợp với những cơ quan bộ ngành khác hỗ trợ người dân kết nối với các DN chế biến để tiêu thụ sản phẩm, điều hướng và phân phối thủy sản tới những nguồn đầu ra ổn định, thực hiện chiến dịch truyền thông để tìm ra những nguồn đầu ra tiềm năng mới cho bà con ngư dân, nông dân. Là cơ quan quản lý ngành thủy sản, Bộ có một trữ lượng lớn các thông tin về ngành thủy sản từ thông tin về tài nguyên thiên nhiên, điều kiện môi trường, số DN, hộ gia đình kinh doanh các ngành nghề về thủy sản, nhu cầu tiêu thụ trong và ngoài nước,... đây là những thông tin rất cần thiết cho kế hoạch phát triển của ngành vì vậy mà bộ phải thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin đến DN, người gian, tận dụng những thông tin đã có để phân tích và đưa ra những giải pháp khắc phục khó khăn cho ngành. Ví dụ như tại những địa phương có lợi thế về thủy sản, người dân ồ ạt chuyển mô hình kinh doanh nuôi trồng khiến mật độ nuôi trồng quá dày gây ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên và chất lượng thủy sản thì các cơ quan chức năng địa phương dưới sự hướng dẫn của Bộ sẽ hướng dẫn người dân san thưa các cơ sở một cách hợp lý để thủy sản được chăm sóc tốt, hạn chế rủi ro, giảm thiểu chi phí sản xuất. Ngoài ra, cần phải theo dõi thường xuyên diễn biến thời tiết, đưa ra những cảnh báo về môi trường cho người dân kịp thời ứng phó đồng thời dạo vào cơ sở dữ liệu đó triển khai những chương trình bảo vệ môi trường. Hiện nay, tại các tỉnh miền nam và miền tây, trình trạng nhiễm mặn mặn diễn ra vô cùng phức tạp, gây ra những thiệt hại lớn cho người nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước lợ. Để khắc phục những thiệt hại do biến đổi khí hậu tương tư như trên, Bộ NN&PTNT cần kết hợp với Bộ tài nguyên và môi trường tìm những phương hướng giải quyết mới cho vấn đề. Với tình trạng nhiễm mặn, các địa phương nên triển khai trồng rừng ngập mặn ven biển

78

để tạo lá chắn xanh bảo vệ đê điều và đất liền đồng thời nên cải thiện diện tích rừng ngập mặn sẵn có để rừng ngập mặn phát huy tốt nhất vai trò của nó.

Trong lĩnh vực áp dụng khoa học - công nghệ cao cho các đối tượng trong chuỗi giá trị thủy sản, đặc biệt là nông dân, ngư dân. Trước khi chuyển giao công nghệ cao, các cơ quan địa phương phải cùng với các chuyên gia khảo sát điều kiện

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w