Thành quả đạt được

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 65 - 67)

Hiện nay, Việt Nam đã vươn lên Top 4 quốc gia hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thủy sản. Trong đó, có nhiều mặt hàng có giá trị cao như tôm, cá tra, cá ngừ, đây đồng thời cũng là những mặt hàng tạo nên thương hiệu thủy sản Việt Nam trong chuỗi giá trị ngành thủy sản thế giới. Đồng thời sau một thời gian ngắn, ngành thủy sản vươn lên góp mặt vào Top 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Ngành thủy sản hứa hẹn sẽ trở thành một trong những niềm tự hào lớn nhất của đất nước chúng ta trên bản đồ thế giới.

Về đánh bắt thủy sản, từ những năm 1981 đến nay, ngành khai thác thủy sản đã có nhiều đổi mới, đặc biệt là đổi mới về cơ cấu ngành, từ tập trung khai thác hải sản quy mô nhỏ lẻ, tập trung gần bờ sang việc khai thác thủy sản quy mô lớn và mở rộng khai thác, đánh bắt xa bờ. Ngành thủy sản cũng tập trung chuyển đổi từ đánh bắt thủy sản theo hình thức thủ công, quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình sang sử việc đánh bắt tập trung lớn và sử dụng những tàu cá hiện đại có khả năng khai thác lớn và áp dụng những thành tựu khoa học công nghệ thế giới. Thành quả là trong nhiều năm

53

gần đây, sản lượng khai thác liên tục tăng, năm 2020 sản lượng hải sản khai thác đạt con số kỷ lục 3,85 tỷ tấn, tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 6%. Việc chuyển đổi sang mô hình đánh bắt xa bờ đã giúp giá trị thủy sản ngành khai thác tăng lên rất nhiều. Một số mặt hàng thủy sản khai thác có giá trị cao phải kể đến là cá hồi, mực, bạch tuộc, cá thu, cá ngừ, ...

Theo thông tin cung cấp từ VASEP, nuôi trồng thủy sản đã trải qua hơn 30 năm phát triển với tốc độ tăng trưởng sản lượng nhanh gấp 4 diện tích. Hiện nay tổng diện tích nuôi trồng hải sản cả nước đạt 1,3 triệu ha và 10 triệu m3 nuôi lồng trong đó diện tích nuôi trồng khu vực mặn lợ đạt 7,5 triệu m3, diện tích nuôi trồng hải sản nước khu vực ngọt đạt 2,5 triệu m3 và tổng sản lượng nuôi trồng đạt con số 4,56 triệu tấn. Theo đó, sản lượng tôm nuôi chiếm 950 nghìn tấn gồm tôm sú với 267,7 nghìn tấn, tôm chân trắng 632,3 nghìn tấn và các loại tôm khác là 50 tấn, còn về cá tra nuôi trồng, sản lượng đạt con số đáng ngưỡng mộ với gần 1,7 triệu tấn. Bên cạnh đó, diện tích nuôi biển cũng có những con số ấn tượng không kém, trong năm 2020 ghi nhận toàn quốc có 260 nghìn ha đạt sản lượng hơn 600 nghìn tấn nuôi biển. Trong đó nuôi cá biển là 8,7 nghìn ha, ghi nhận sản lượng 38 nghìn tấn; diện tích nuôi trồng và sản lượng các loài nhuyễn thể lần lượt là 54,5 nghìn ha, 375 nghìn tấn; tôm hùm 3,7 triệu m3 với 2,1 nghìn tấn; rong biển hơn 10 nghìn ha, 120 nghìn tấn; và nhiều thủy sản khác. Tại khu vực ĐBSCL có khoảng 120 cơ sở sản xuất giống cá tra, trong đó gần 4 nghìn ha nuôi giống cá tra, trung bình mỗi năm sản xuất được 2 tỷ cá tra giống.

Bên cạnh ngành khai thác và nuôi trồng, ngành chế biến thủy hải sản cũng đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhờ việc áp dụng khoa học, công nghệ và việc nâng cao kỹ thuật chế biến, sản xuất. Hiện nay, cả nước có 630 cơ sở chế biến xuất khẩu thủy sản đạt chứng nhận ATTP, có khả năng đáp ứng đủ những điều kiện gia nhập các thị trường khó tính. Có hơn 600 nhà máy chế biến quy mô công nghiệp với công suất chế biến trung bình 3 triệu tấn trong một năm, trong đó có 1,3 nghìn cơ sở chế biến có đăng ký, hơn 300 nhà máy tập trung tại ĐBSCL, tại khu vực này đã hình thành một số công ty quy mô lớn như tập đoàn thủy sản Minh Phú, Hùng Vương, Nam Việt được đầu tư công nghệ cao và có trình độ chuyên môn cao đã giúp nâng tầm giá trị, thương hiệu thủy sản Việt.

54

Nắm rõ vai trò quan trọng của ngành thương mại và ngành xuất khẩu thủy sản, chính phủ đã có những thay đổi, cải thiện kịp thời trong đường lối, pháp luật, chính sách để tạo điều thuận lợi cho DN phát triển. Bên cạnh đó, những nỗ lực trong hoạt

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w