Chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 32 - 42)

1.3.2.1. Tổng quan chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

Chuỗi giá trị ngành thủy sản là một chuỗi các hoạt động từ khi thủy sản được đánh bắt, nuôi trồng cho đến khi được chế biến thành những sản phẩm cuối cùng và được phân phối đến tay người tiêu dùng. Khác với đa số cách ngành nghề khác như sản xuất sản phẩm công nghệ, thiết bị,... đa số các công ty mẹ sẽ thực hiện những hoạt động đem lại giá trị cao như thiết kế, phân phối còn hoạt động như chế biến và sản xuất sẽ được thuê ngoài. Tuy nhiên với những đặc điểm riêng biệt của mặt hàng thủy sản mà sự phân bổ hoạt động trong chuỗi giá trị có nhiều thay đổi. Có thể phân chia chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản theo 2 hướng sau:

Chuỗi giá trị do nhà sản xuất điều hành

Trong mô hình này, những nhà sản xuất sẽ tự liên kết với nhau và hình thành nên chuỗi giá trị. Từ đó, sẽ thu hút sự tham gia của các bên khác như bên cung ứng giống nuôi, nguyên vật liệu, trang thiết bị, tiếp đến là sự tham gia của các bên chế biến, vận chuyển và cuối cùng là sự tham gia của các nhà phân phối như đại lý, nhà bán lẻ hoặc những nhà sản xuất khác sử dụng sản phẩm làm nguyên liệu đầu vào cho chuỗi cung ứng khác. Tuy nhiên trên thực tế, rất hiếm DN nào có đủ năng lực để điều hành một chuỗi giá trị thủy sản vì chuỗi giá trị thủy sản đòi hỏi một quy mô lớn, năng lực cao và có kết hợp chặt chẽ của các bên tham gia chuỗi. Chính vì vậy, đa số những người đứng đầu mô hình chuỗi giá trị do nhà sản xuất chi phối là một hiệp hội, một liên minh, những tổ chức có đủ năng lực về tài chính, con người, nắm tốt thông tin thị trường.

Chuỗi do người tiêu dùng (đại lý, nhà bán lẻ) chi phối

Mô hình chuỗi giá trị do các nhà bán lẻ như là: các siêu thị, tập đoàn bán lẻ quy mô lớn quản lý. Các mặt hàng thủy sản tham gia vào mô hình chuỗi giá trị này thường ở dạng đã được chế biến hoàn chỉnh như các mặt hàng đóng hộp, những thực phẩm chế biến sẵn, rất ít sản phẩm là hàng tươi sống được sử dụng trong chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu. Trong đó, hầu hết các mặt hàng thủy sản đều mang thương hiệu của DN sản xuất hoặc kèm theo thương hiệu của nhà sản xuất và thương hiệu của nhà bán lẻ (tất nhiên cũng có những trường hợp nhà bán lẻ buộc các sản phẩm phải mang duy nhất chỉ có thương hiệu của họ thông qua những đơn đặt hàng hoặc

20

gia công theo yêu cầu của nhà bán lẻ). Tuy nhiên, để tham gia vào chuỗi giá trị này, quy trình sản xuất và chất lượng nông sản phải tuân thủ những quy định rất nghiêm ngặt của nhà bán lẻ. Đồng thời những mặt hàng mà nhà sản xuất không được ghi tên thương hiệu thường đem lại ít giá trị cho nhà sản xuất vì khi đó nhà sản xuất chỉ đơn giản làm công việc sản xuất sản phẩm còn tất cả những hoạt động đem lại giá trị cao như phân phối, tiếp thị lại được thực hiện bởi nhà bán lẻ.

Chuỗi do các bên cung ứng quản lý

Các nhà quản lý chính trong mô hình chuỗi cung ứng này thường là các nhà xuất nhập khẩu hoặc các nhà phân phối, chế biến lại,... Với mô hình này, sản phẩm sẽ mang tên thương hiệu của bên cung ứng hoặc kết hợp giữa thương hiệu bên cung ứng và nhà sản xuất tuy nhiên thương hiệu của nhà sản xuất chỉ đóng vai trò xác định nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm.

Mặt dù các mặt hàng thủy sản Việt Nam đã tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu từ rất sớm, tuy nhiên đa số đều đi theo mô hình này. Lý do chính cho việc này là do sự hạn chế của DN Việt, năng lực sản xuất còn kém, thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu cho mặt hàng mà mình sản xuất. Hiện nay, đa số mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam là những sản phẩm thô, giá trị thấp. Nhất là các mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Châu Âu. Điều đó khiến cho giá trị thủy sản đạt được rất thấp so với sản lượng xuất khẩu, người tiêu dùng không biết đến thương hiệu Việt Nam. Điều này cũng kéo theo việc, những ngư dân, nhà sản xuất thủy sản tại Việt Nam thường xuyên bị ép giá sản phẩm.

1.3.2.2. Đặc điểm chuỗi giá trị ngành thủy sản a)Cấu trúc chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

Nhắc đến ngành thủy sản, người ta thường hình dung đến 2 hoạt động chính là nuôi trồng và đánh bắt, đây là những hoạt động cốt lõi tạo nên sự khác biệt của chuỗi giá trị thủy sản so với những ngành nghề phổ biến khác. Vì chuỗi giá trị thủy sản phụ thuộc rất nhiều vào việc phân chia vùng miền, nên tại mỗi khu vực, các hoạt động trong chuỗi có thể khác nhau và mức độ tham gia của các thành phần trong chuỗi cũng khác nhau. Tuy nhiên, một chuỗi giá trị thủy sản cơ bản thường diễn ra các hoạt động sau:

21

Hoạt động tạo con giống

Đây được xem là hoạt động đầu tiên trong chuỗi giá trị nuôi trồng thủy sản, có ảnh hưởng lớn đến chất lượng thủy sản. Con giống được tạo ra không chỉ để phục vụ ngành nuôi trồng mà còn phục vụ cho ngành đánh bắt. Những con giống sau khi được nuôi cấy thành công trong phòng thí nghiệm và nhân rộng sẽ được thả vào môi trường tự nhiên để sinh sống và phát triển. Để có được nguồn giống đảm bảo chất lượng, ổn định đòi hỏi kỹ thuật lai tạo giống phải thật tốt. Ngày nay, nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, thời gian lai tạo được rút ngắn, nhiều loại giống mới được ra đời với những đặc tính gen vượt trội như đem lại năng suất cao, hệ miễn dịch tốt, phù hợp với khí hậu của từng vùng miền khác nhau,...

Hoạt động nuôi trồng

Nuôi trồng thủy sản được xem là hoạt động cốt lõi trong chuỗi giá trị thủy sản, bằng cách đem con giống (tự nhiên hoặc nhân tạo) thả vào môi trường nuôi (ao, hồ, lồng, bè, ...) người nuôi sẽ chăn nuôi con giống cho đến khi đạt yêu cầu và thu hoạch. Hiện nay, có 3 nhóm sản phẩm chính trong hoạt động nuôi trồng đó là sản xuất con giống nhân tạo, sản xuất cá mồi cho khai thác thủy sản tự nhiên và cá thực phẩm tiêu thụ cho con người. Tuy nhiên, trong bài khóa luận này, tác giả sẽ chỉ tập trung vào mặt hàng thủy sản phục vụ nhu cầu thực phẩm của con người.

Hoạt động đánh bắt, khai thác thủy sản

Là hoạt động tiền thân cho ngành thủy sản, ngành đánh bắt luôn đóng vai trò quan trọng trong ngành thủy sản. Theo thống kê của tổ chức FAO, trên thế giới hiện nay có khoảng 4,6 triệu tàu bè lớn nhỏ hoạt động khai thác thủy sản, cung cấp một lượng lớn thực phẩm thủy sản cho thế giới. Vì vậy để đảm bảo khai thác thủy sản một các hiệu quả và bền vững, các quốc gia đã có nhiều chính sách hạn chế đánh bắt, khai thác thủy sản bừa bãi, hạn chế những tác động tiêu cực của tàu thuyền lên hệ sinh thái dưới nước đồng thời thực hiện những biện pháp như nuôi trồng con giống nhân tạo để thả vào môi trường tự nhiên, sản xuất cá mồi để làm nguồn thức ăn cho cá tự nhiên để duy trì tính đa dạng và phát triển bền vững cho ngành.

22

Trong hoạt động thu mua, người thu mua có thể là nhà sản xuất, nhà lái thương, hợp tác xã,... họ thu mua thủy sản từ các hộ nuôi trồng thủy sản, các thương lái, chợ thủy sản, tàu thuyền đánh bắt cá đem về DN để chế biến, đóng gói. Hoạt động thu mua tác động lớn đến lợi nhuận DN, khi giá thu mua thấp, chi phí giảm giúp DN gia tăng lợi nhuận và ngược lại.

Hoạt động nhập khẩu thủy sản để chế biến

Tại một số quốc gia phát triển về công nghệ, có sẵn những dây chuyền sản xuất, CBTS quy mô lớn, hiện đại thì DN sản xuất chế biến sẽ thực hiện thêm động nhập khẩu nguồn thủy sản thô từ những quốc gia khác về để chế biến, tận dụng tối đa năng xuất nhà xưởng. Bên cạnh đó, giá thành nguyên liệu đầu vào cũng là một trong lý do để các nhà sản xuất nhập khẩu thủy sản từ những quốc gia khác vì tại một số vùng khác có điều kiện tốt để phát triển thủy sản tạo ra sản lượng lớn, đồng đều chất lượng, giá thành rẻ hơn nhiều so với thủy sản trong nước.

Hoạt động chế biến

Đây là hoạt động đòi hỏi kỹ thuật công nghệ cao, nguồn nhân lực lớn. Vì những đặc tính riêng biệt của một loại mặt hàng tươi sống dễ và nhanh hư hỏng, thủy sản được xem là một trong những mặt hàng khó chế biến và khó bảo quản nhất. Chính vì vậy, ở khâu này đòi hỏi DN sản xuất, chế biến phải có chuyên môn cao, am hiểu đặc tính của sản phẩm để có những phương pháp chế biến và bảo quản phù hợp vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm mà các quốc gia, DN đối tác đặt ra. Tùy vào từng mặt hàng thủy sản cụ thể, tùy vào mục định sử dụng sản phẩm mà quy trình sản xuất, chế biến có những điểm khác nhau nhất định, tuy nhiên đa số các mặt hàng đều tuân theo sơ đồ 1.5.

23 Sơ đồ 1. 5. Mô hình CBTS Cấp đông Tách khay phá băng Nguồn: Vnniosh.vn

Hải sản sau khi được thu gom sẽ được phân loại để đưa vào những bộ phận riêng xử lý và làm sạch. Tùy vào sản phẩm mà DN muốn sản xuất mà nguyên liệu sau khi được sơ chế sẽ được chế biến lại theo nhiều cách khác nhau ví dụ như cá hồi thì người ta thường sẽ cắt xẻ thành từng mảng lớn, tôm thì sẽ được giữ nguyên con.... Có thể thấy trước khi đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, các sản phẩm thủy sản đã được bảo quản kỹ bằng việc làm đông. Phương pháp đông lạnh sản phẩm là phương pháp phổ biến để bảo quản những mặt hàng tươi sống như thịt và hải sản, nó giúp sản phẩm tránh hư hỏng và dễ dàng vận chuyển hơn. Trong một số trường hợp khác, thủy sản sẽ được sơ chế bằng các hấp, sấy. ướp muối, chế biến thành thực phẩm đóng hộp. Bên cạnh đó. mức độ chế biến sẽ quyết định khả năng thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị của DN chế biến. Với những hoạt động chế biến thô sơ. DN chế biến sẽ có ít lợi thế trong chuỗi giá trị và dễ dàng bị thay thế bởi đối thủ.

Hoạt động xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động đem hàng hóa ra khỏi biên giới quốc gia hay biên giới hải quan, hàng hóa có thể là sản phẩm hoặc dịch vụ. Xuất khẩu đóng vai trò là hoạt động chính trong việc thúc đẩy hình thành nên chuỗi giá trị toàn cầu. Nhờ xuất khẩu mà hàng hóa dễ dàng được phân phối đến khắp các quốc gia trên thế giới không

24

phân biệt vùng miền, loại hàng hóa. Như vậy, xuất khẩu thủy sản có thể được hiểu là hoạt động đem sản phẩm thủy sản đi tiêu thụ tại nhiều quốc gia khác hay được hiểu là hoạt động kinh doanh mặt hàng thủy sản trên phạm vi quốc tế. Xuất khẩu thủy sản không phải hành vi buôn bán riêng lẻ mà cả là một hệ thống các quan hệ mua bán trên nền tảng thương mại quốc tế nhằm bán sản phẩm thủy sản cho nước ngoài thu ngoại tệ, từ đó giúp quốc gia chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Mặt hàng thủy sản có thể được xuất khẩu dưới nhiều dạng hàng hóa khác nhau như nguyên liệu thô để các nhà máy nước ngoài nhập khẩu về chế biến lại, sản phẩm đã qua sơ chế như ướp muối, hun khói hay những sản phẩm đóng hộp.

Hoạt động phân phối

Phân phối là hoạt động đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay người tiêu dùng cuối cùng, hàng hóa có thể được phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng hoặc gián tiếp qua các trung gian phân phối như đại lý, nhà buôn, nhà mô giới, nhà ủy thác, công ty xuất - nhập khẩu,... Trong chuỗi giá trị quốc tế, hoạt động phân phối thường được thực hiện qua hình thức gián tiếp do hiếm có DN sản xuất nào có đủ năng lực để phân phối sản phẩm của mình trên quy mô toàn cầu. Bên cạnh đó, phân phối được xem là hoạt động đem lại giá trị lớn nhất cho ngành thủy sản. Bằng phương thức quảng cáo, marketing, quảng bá thương hiệu các nhà phân phối sản phẩm đi tiêu thụ nhiều nơi, mở rộng thị trường từ đó tăng cầu, thúc đẩy ngành thủy sản tăng nguồn cung và mở rộng thêm chuỗi giá trị.

1.3.2.3. Các nhân tố tác động đến chuỗi giá trị ngành thủy sản

Chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản là một chuỗi giá trị phức tạp, có sự tham gia của nhiều thành phần đến từ nhiều quốc gia khác nhau, phạm vi hoạt động rộng lớn vượt ra ngoài biên giới quốc gia. Chính vì vậy, chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản cũng chịu nhiều tác động của cả yếu tố bên trong và bên ngoài.

a) Y ếu tố bên trong

Đặc tính tính mùa vụ

Đối tượng của hoạt động đánh bắt và nuôi trồng thủy sản chủ yếu là các sinh vật sống dưới nước có những đặc tính riêng biệt về vụ mùa sinh sản, khu vực sinh sống, thời điểm di chuyển,. tùy theo từng chủng loại thủy sản nên rất khó có thể

25

xác định trữ lượng thủy sản tại một vùng nhất định. Ngoài ra, tại những vùng nuôi trồng, đánh bắt thủy sản khác nhau về điều hiện khí hậu và địa hình cũng hình thành nên những đặc điểm riêng biệt của thủy sản tại nơi đấy, có thể cùng một giống loài nhưng tập tính mỗi đàn các tại những khu vực khác nhau thì cũng khác nhau, tạo ra đặc tính mùa vụ phức tạp cả về không gian và thời gian cho nghành thủy sản. Chính vì vậy, chuỗi giá trị ngành khai thác thủy sản cũng mang tính chất không liên tục và không đồng đều về chất lượng và số lượng, khiến việc phân phối trở nên khó khăn và giá cả dao động thường xuyên. Đồng thời gây ra tình trạng phản ứng rất chậm trước những biến đổi của giá cả và nhu cầu thị trường của ngành thủy sản. Cụ thể, vào vụ mùa khai thác, nuôi trồng, sản lượng tăng lên rất nhanh, nguồn cung nhiều hơn cầu, khiến giá thành sụt giảm nhanh chóng. Tuy nhiên, khi giá sản phẩm tăng lên đột ngột thì ngành thủy sản cũng không thể nhanh chóng tăng sản lượng lên để đáp ứng nhu cầu.

Sản phẩm khó bảo quản

Vì thủy sản là mặt hàng tươi sống nên có tính chất mau hư hỏng và ươn thối, cần được xử lý, chế biến, tiêu thụ ngay sau khi thu hoạch. Việc cấp đông, chế biến và vận chuyển đặc biệt quan trọng đối với thủy sản vì tốc độ ươn hỏng của thủy sản nhanh gấp hai lần so với các loại protein khác có trong thịt lơn, thịt gà và thịt bò. Điều này làm tăng chi phí sản xuất lên rất nhiều lần. Vì vậy, để đảm bảo chi phí sản xuất tối thiểu và lợi nhuận tối đa, chuỗi giá trị ngành thủy sản đòi hỏi phải phối hợp rất chặt chẽ với nhau, bất kỳ sơ xuất trong hoạt động nào đều có thể gây hư hại cho toàn bộ sản phẩm.

b) Y ếu tố bên ngoài

Yêu cầu về an toàn thực phẩm

thủy sản là những mặt hàng nhu yếu phẩm, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi thực phẩm của con người, chúng có tác động trực tiếp đến sức khỏe của người tiêu dùng. Chính vì vậy, các quốc gia nhập khẩu thường đặt ra các rào cản kỹ thuật kiểm soát chặt chẽ vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, kiểm dịch hay các hóa chất

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 32 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w