Nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, bảo vệ mô

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 78 - 80)

Trong nhiều năm gần đây, Việt Nam chứng kiến nhiều thiệt hại to lớn về kinh tế và cả người do những tác động tiêu cực của thời tiết cực đoan, biến đổi khí hậu và cả ô nhiễm môi trường gây ra. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề nghiêm trọng mang tính toàn cầu mà nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam vẫn loay hoay tìm kiếm hướng giải quyết, đặc biệt là khi những hoạt động kinh tế lại là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất đến hai tình trạng này. Tuy nhiên, trước những tác động ngày càng lớn của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, các ngành kinh tế trong đó có ngành thủy sản cần phải có sự thay đổi, thay vì chỉ tập trung phát triển kinh tế thì giờ đây DN cần thay đổi tư duy phát triển ngành một cách bền vững, chủ động thích nghi, đối phó với biến đổi khí hậu. Để đạt được mục tiêu này, trước hết, chúng ta cần thay đổi tư duy của cả chuỗi giá trị ngành thủy sản, các thành phần trong chuỗi giá trị cần phải thúc ép các đối tác của mình chấp hành tốt các quy định về bảo vệ môi trường, nâng cao khả năng xử lý chất thải. Ví dụ như những nhà chế biến cần đặt ra những yêu cầu, tiêu chuẩn khắt khe hơn về điều kiện bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm tại cho bên thu mua thủy sản, bên thu mua cũng sẽ vì vậy mà yêu cầu những hộ nuôi trồng đánh bắt phải thực hiện những nghĩa vụ về bảo vệ môi trường trong kinh doanh. Đồng thời, mỗi thành phần trong chuỗi giá trị thủy sản cần phải tự nghiên cứu, tìm hiểu và cải thiện quy trình hoạt động kinh doanh mới vừa nâng cao hiệu quả kinh doanh vừa đảm bảo vệ sinh môi trường và nâng cao thương hiệu. Đặc biệt là ngành CBTS, một ngành được xem là gây ra ô nhiễm nhiều nhất trong chuỗi. Hiện nay, các cơ sở CBTS phẩm thải ra môi trường một lượng lớn các phế phẩm thủy sản như xương, da, vây, vỏ, giáp sáp,... những phế phẩm này nếu không được xử lý kỹ thì sẽ gây ảnh hưởng không chỉ môi

66

trường đất mà còn cả môi trường nước và không khí. Trong khi đó, những phế phẩm này có thể tái sản xuất để tạo ra những sản phẩm khác như bột cá, tinh dầu cá, collagen, chitin, thực phẩm chức năng, thực phẩm chăn nuôi và phân bón,... Trong đó nhiều sản phẩm được sản xuất từ phế phẩm còn có giá trị cao hơn cả sản phẩm chính như thực phẩm chức năng, tinh dầu cá, collagen. Vì vậy, các DN CBTS cần quan tâm nhiều hơn về việc tận dụng phế phẩm để tái sản xuất, hoạt động này không chỉ giúp DN có thêm một nguồn lợi kinh tế và còn giảm thiểu những tác động xấu đến môi trường. Tại những khu vực làng nghề đánh bắt, nuôi trồng, CBTS nhỏ lẻ là những nơi chịu tổn thương nhiều nhất của các hiện tượng thường tiết cực đoan cũng là những khu vực có tình trạng ô nhiễm phức tạp nhất chủ yếu xuất phát từ ý thức người kinh doanh chưa cao, chưa có nhiều hiểu biết về môi trường và nguồn vốn hạn hẹn. Tuy nhiên, nếu không thay đổi thì những khu làng nghề này sẽ sớm bị “đào thải” ra khỏi chuỗi giá trị vì không bắt kịp xu hướng. Về lĩnh vực nuôi trồng, việc xây dựng hệ thống nuôi trồng các loài hải sản kết hợp với trồng rau thủy sinh được xem là giải pháp tốt giúp người nuôi trồng không chỉ giảm thiểu gây ô nhiễm mà còn tăng thu nhập từ nguồn lợi ra thủy sinh. Rong biển là loài thực vật thủy sinh có khả năng khắc phục ô nhiễm môi trường nuôi trồng cao, đặc biệt là tại những khu vực bị nhiễm mặn nặng do đặc tính hấp thụ muối cao và có khả năng giải phóng nhiều chất độc hại, kim loại nặng như Pb, Cd, Sargassum,. Vì vậy xây dựng mô hình kết hợp nuôi trồng song song hải sản và rong biển tại những khu vực nuôi trồng thủy sản ven biển là một phương pháp có ý nghĩa vô cùng lớn trong việc thực hiện đồng thời gia tăng giá trị kinh tế và đảm bảo sự phát triển bền vững của khu nuôi trồng. Ngoài ra các hộ nuôi trồng có thể áp dụng một số mô hình nuôi trồng khác như nuôi thủy sản tuần hoàn, nuôi thủy sản đa năng tổng hợp tùy vào điều kiện của hộ nuôi. Tuy nhiên, để thực hiện được những phương pháp này, những người kinh doanh trong nghề cần phải chủ động hơn trong tìm hiểu, trao dồi kiến thức, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền, đối tác kinh doanh để cải thiện, đồng thời thúc đẩy hợp tác cùng những người kinh doanh cùng lĩnh vực xây dựng những khu vực chế biến tập trung, áp dụng công nghệ - khoa học hiện đại và kỹ thuật cao.

67

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w