Những hạn chế trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 67)

thương mại quan trọng trong đó phải kể đến hiệp định EVFTA và CPTPP. Kết quả là Việt Nam đã xuất khẩu thủy sản sang hơn 160 quốc gia trong đó 10 quốc gia là thị trường lớn là Mỹ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, ASEAN, Australia, Anh, Canada, Nga. Sản lượng xuất khẩu nhiều năm liên tục tăng, trong năm 2018 giá trị xuất khẩu thủy sản đạt con số kỷ lục là 8,8, tỷ USD. Trong năm 2020, dưới những ảnh hưởng tiêu cực của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế toàn cầu, giá trị xuất khẩu thủy sản vẫn đạt con số đáng kể 8,5 tỷ USD, Việt Nam là quốc gia hiếm hoi trong khu vực đạt mức tăng trưởng xuất khẩu và xuất khẩu thủy sản dương trong năm qua.

Có thể thấy rằng trong những năm qua, ngành thủy sản Việt Nam đã gặt hái được rất nhiều thành công, đưa ngành thủy sản trở thành ngành mũi nhọn kinh tế thương mại và kinh tế quốc dân, hơn thế bằng việc đem thương hiệu thủy sản Việt ra thế giới, ngành thủy sản đã đem hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới, khẳng định vị trí Việt Nam trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh những tiềm năng và cơ hội phát triển vô cùng lớn, chuỗi giá trị thủy sản Việt vẫn đang phải đối mặt với vô vàn những khó khăn, thách thức đòi hỏi không chỉ DN mà còn các cấp chính quyền phải vào cuộc hay nói cách khác là sự chung tay của cả chuỗi giá trị.

2.4.2. Những hạn chế trong việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sảnViệt Nam Việt Nam

a) Hoạt động nuôi trồng

Trong những năm vừa qua dù hoạt động nuôi trồng thủy sản đã có nhiều tiến bộ vượt bậc và đạt được những thành quả nhất định, ngành nuôi trồng vẫn gặp không ít hạn chế, yếu kém khi gia nhập chuỗi giá trị toàn cầu. Hầu hết khả năng các nông dân, ngư dân và DN Việt Nam khi tiếp cận thị trường nước ngoài đều còn rất yếu kém, chưa nắm bắt được những xu thế tiêu dùng của thị trường. Người nông dân thường nuôi trồng dựa trên tập quán và những tính toán chủ qua của thị trường vì vậy mức độ đáp ứng yêu cầu của các thị trường nước ngoài là rất thấp. Trong khi

55

tại những thị trường lớn lại có những yêu cầu rất khắt khe về chất lượng thủy sản. Bao gồm phải đáp ứng những tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm, những yêu cầu về môi trường, yêu cầu về vệ sinh, quy tắc truy xuất nguồn gốc xuất xứ....

b) Hoạt động đánh bắt

Theo đánh giá của các chuyên gia, hoạt động khai thác thủy sản Việt Nam còn tồn tại không ít yếu kém. Nhìn chung, hoạt động khai thác còn diễn ra quy mô nhỏ lẻ, thiếu những quy hoạch chiến lược. Mặc dù đã có rất nhiều nghiên cứu được đưa ra giúp cán bộ quản lý và ngư dân có thể khai thác thủy sản bền vững tuy nhiên việc áp dụng những nghiên cứu đó vào thực tiễn còn chưa cao do hạn chế về cập nhập thông tin của ngư dân cũng như sự hạn chế về phổ biến thông tin, kiến thức tại địa phương. Điều này đã kéo theo tình trạng sản lượng khai thác không đồng đều, chất lượng khai thác không ổn định. Bên cạnh đó. việc quản lý hoạt động đánh bắt thủy sản tại Việt Nam còn rất kém. Chỉ theo khảo sát đánh giá của cơ quan chức năng tỉnh Quảng Nam, thực tế hiện nay công tác quản lý tàu cá có giấy phép khai thác thủy sản vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với tổng số lượng tàu cá bắt buộc phải có giấy phép. Tổng số tàu cá còn lại chưa lắp đặt thiết bị giám sát hành trình còn rất nhiều. Kéo theo đó. nhiều tàu khai thác thủy sản Việt Nam đã khai thác trái phép tại vùng biển đặc quyền kinh tế của các quốc gia khác mà không thể kiểm soát. ngăn chặn. Điều này đã tác động lớn đến chuỗi giá trị ngành thủy sản Việt Nam và vị trí của thủy sản Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu. Hiện nay, EU vẫn duy trì cảnh cáo “thẻ vàng” cho thủy sản Việt Nam do vi phạm quy định của IUU về khai thác thủy sản bất hợp pháp đồng thời tại nhiều thị trường lớn khác cũng đang có những động thái tiêu cực do những vi phạm khai thác của Việt Nam.

c) Hoạt động thu gom, nhập khẩu

Các khâu thu gom, nhập khẩu thủy sản đầu vào hiện nay vẫn chưa được hoàn chỉnh và thiếu bền vững. Chỉ trong một hoạt động thu gom nhưng lại có quá cấp trung gian tham gia khiến chuỗi hoạt động trong khâu thu gom hoạt động kém hiệu quả. thủy sản sau khi được nuôi trồng, khai thác chủ yếu được người nông dân. ngư dân bán lại cho các thương lái. đại lý thu mua tuy nhiên thiên trước khi thủy sản đến được những nhà máy. cơ sở chế biến phải thông qua mua bán của rất nhiều thương lái. Điều này không những làm tăng chi phí mà còn làm giảm chất lượng thủy sản do đặc tính riêng biệt là mặt hàng tươi sống.

56

d) Hoạt động chế biến, sản xuất

Nhìn chung, hoạt động chế biến, sản xuất thủy sản còn quá đơn giản, đa số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu hiện nay đều ở dạng sơ chế, là nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất, chế biến cho thị trường khác. Vì vậy hiệu quả kinh tế của các mặt hàng thủy sản Việt Nam còn chưa cao và khó có thể thâm nhập sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu.

e) Hoạt động xuất khẩu, phân phối, tiêu thụ

Mặc dù hoạt động phân phối được xem là hoạt động đem lại nhiều giá trị nhất cho DN. Tuy nhiên, đây lại chính là hoạt động mà các DN Việt Nam bị hạn chế nhất. Hoạt động phân phối là khâu cuối cùng trong chuỗi các hoạt động của ngành thủy sản vì vậy việc hoạt động phân phối của ngành không hiệu quả là kết quả tất yếu của việc chuỗi giá trị hoạt động kém hiệu quả. Thực tế hiện nay, đa số các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam đều không mang thương hiệu Việt Nam, đa số đều mang thương hiệu của nhà phân phối nước ngoài. Giải thích cho hiện tượng này là do đa số các sản phẩm thủy sản của Việt Nam đều được xuất khẩu dưới dạng sơ chế, chế biến đơn giản không phù hợp với nhu cầu tiêu dùng ở thị trường nước ngoài hay nói một cách khác sự thiếu am hiểm, nghiên cứu hành vi người tiêu dùng nước ngoài đã khiến hình ảnh thủy sản Việt Nam trở nên “kém hấp dẫn” trong mắt người tiêu dùng. Thương hiệu không tiếp cập trực tiếp đến tay người tiêu dùng, thủy sản Việt phụ thuộc rất nhiều vào thương hiệu nhà bán lẻ nước ngoài, làm cho thủy sản Việt thường xuyên bị ép giá và luôn chật vật khó khăn trước những đối thủ lớn như Trung Quốc, Ản Độ. Còn một số sản phẩm chế biến sâu như các sản phẩm đóng hộp, cá viên,... thì lại thường xuyên bị đánh cắp thương hiệu do các DN trước khi đưa sản phẩm ra thị trường đã không nhanh chóng đăng ký quyền sở hữu trí tuệ với những sản phẩm của mình tại thị trường mục tiêu. Có thể thấy rằng vấn đề “thương hiệu” vẫn luôn là vấn đề nan giải không chỉ đối với mặt hàng thủy sản mà còn những mặt hàng xuất khẩu khác. Việc chỉ chú trọng vào các lĩnh vực liên quan đến khai thác, nuôi trồng và sản xuất, chế biến mà không có những cải thiện về khâu phân phối đặc biệt là cải thiện hình ảnh thương hiệu xuất khẩu sẽ bào mòn đi động lực phát triển của người lao động, DN và toàn ngành thủy sản vì những giá trị đạt được không được như kỳ vọng.

57

Tóm tắt chương 2

Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam có rất nhiều tiềm năng và cơ hội để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản. Bao gồm những tiềm năng về tự nhiên, nguồn lực và những cơ hội lớn từ các Hiệp định thương mại. Và những kết quả đạt được của ngành hiện nay cũng đã cho thấy những cố gắng của chính quyền cùng toàn bộ thành phần trong chuỗi giá trị thực hiện tham vọng đưa ngành thủy sản của chúng ta tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tuy nhiên, bên cạnh những thành quả đạt được, ngành thủy sản nước ta còn tồn tại rất nhiều hạn chế chưa xứng với tiềm năng cần những giải pháp thiết thực hơn để khắc phục.

58

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM 3.1. ĐỊNH HƯỚNG CỦA VIỆT NAM VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦU

3.1.1. Xu hướng phát triển chuỗi giá trị toàn cầu đối với ngành thủy sản trênthế giới thế giới

Hiện nay, chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản đang bị gián đoạn nghiêm trọng khi các quốc gia nhanh chóng thực hiện mọi biện pháp hạn chế đi lại và tiếp xúc cộng đồng. Không chỉ ngành thủy sản mà nhiều ngành nghề khác đang chứng kiến vô số thách thức từ việc chuỗi cung ứng bị gián đoạn và nhu cầu, thói quen của người tiêu dùng bị thay đổi. Mặc dù tình hình dịch bệnh trên toàn thế giới đã có nhiều dấu hiệu tích cực, tuy nhiên việc hồi phục nền kinh tế sau một khoảng thời gian dài chiến đấu với dịch bệnh là rất khó khăn. Tỷ lệ thất nghiệp tăng cao kỷ lục sẽ khiến người tiêu dùng dè chừng hơn trong chi tiêu, những nhu cầu về thực phẩm đắt tiền sẽ bị hạn chế. Bên cạnh đó, Nhiều quốc gia đã đóng cửa biên giới, ngừng các hoạt động thương mại với những quốc gia được xem là tâm dịch của thế giới như Trung Quốc, Ản Độ, Thái Lan,.. .và chuyển dần chuỗi giá trị sang những quốc gia có khả năng kiểm soát tình hình dịch bệnh tốt hơn để tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành sớm. Trong thời gian tới, khi Vaccine covid 19 được tiêm chủng rộng rãi và tạo ra miễn dịch cộng đồng, tình hình dịch bệnh sẽ được kiểm soát tốt hơn, các quốc gia sẽ mở cửa lại nền kinh tế và sớm lấy lại được đà tăng trưởng đã mất. Hải sản sẽ vẫn là một thực phẩm quan trọng đối với con người mà khó có một loại thực phẩm nào thay thế. Tuy nhiên, sau đại dịch người dân có những nhân thức sâu sắc hơn về việc ăn thịt động vật hoang dã nên sẽ khắt khe hơn rất nhiều trong việc lựa chọn những thực phẩm từ động vật vì vậy mà những yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ, an toàn vệ sinh thực phẩm và môi trường sẽ ngày càng khắt khe tại những thị trường lớn nơi người dân có thu nhập cao.

3.1.2. Định hướng phát triển của ngành thủy sản Việt Nam

Việt Nam là một trong những quốc gia có lợi thế rất lớn trong cuộc đua phục hồi nền kinh tế sau đại dịch do có khả năng kiểm soát dịch bệnh tốt. Trong khi nhiều đối thủ cạnh tranh lớn của Việt Nam trong ngành thủy sản là Thái Lan, Trung Quốc, Ản Độ và Ecuador vẫn đang chật vật trong việc đồng thời kiểm soát dịch bệnh và

59

phát triển kinh tế. Nắm bắt được tình hình chuỗi giá trị toàn cầu ngành thủy sản thế giới, Việt Nam đang nhanh chóng bắt tay vào việc đẩy nhanh sản lượng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường tiền năng đồng thời không ngừng cải thiện chuỗi giá trị trong nước đáp ứng đầy đủ những yêu cầu khắt khe từ những thị trường khó tính nhất, tham gia sâu rộng hơn vào chuỗi giá trị thủy sản toàn cầu. Theo đó, trong quyết định 339/QĐ-TT ngày 11 tháng 03 năm 2021, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra “Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” với các mục tiêu sau: “Mục tiêu chung đến năm 2030: Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất hàng hóa lớn gắn với công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tinh thần của người dân không ngừng nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc”. Để thúc đẩy ngành thủy sản đạt được mục tiêu này, Thủ tướng cũng đã đề ra một số chỉ tiêu cho ngành giai đoạn đến năm 2030. Theo đó, dự kiến tổng sản lượng hải sản đạt 9,8 triệu tấn, trong đó ngành chăn nuôi thủy sản đạt 7 triệu tấn, ngành đánh bắt, khai thác thủy sản đạt 2,8 triệu tấn. Về xuất khẩu tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu hải sản dự kiến đạt được con số 4%/năm, giá trị kinh ngạch xuất khẩu ước tính là 16 tỷ USD. Bên cạnh đó, ngành thủy sản hứa hẹn sẽ giải quyết việc làm cho hơn 3,5 triệu lao động trong nước, giúp những người nông dân, công nhân có thêm thu nhập, cải thiện đời sống.

Về tầm nhìn đến năm 2045, Chính phủ đã đặt mục tiêu phát triển như sau: “Thủy sản là ngành kinh tế thương mại hiện đại, bền vững, có trình độ quản lý, khoa học công nghệ tiên tiến; là trung tâm chế biến thủy sản sâu, thuộc nhóm ba nước sản xuất và xuất khẩu thủy sản dẫn đầu thế giới; giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế nông nghiệp và kinh tế biển, góp phần bảo đảm an ninh dinh dưỡng, thực phẩm; bảo đảm an sinh xã hội, làng cá xanh, sạch, đẹp, văn minh; lao động thủy sản có mức thu nhập ngang bằng mức bình quân chung cả nước; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.”

60

3.1.3. Cơ hội và thách thức

3.1.3.1. Cơ hội

a) Điều kiện tự nhiên thuận lợi

Việt Nam là quốc gia nhiều lợi thế về đặc điểm tự nhiên để phát triển ngành thủy sản. Theo cuốn “Tài liệu hỏi - đáp về biển, đảo Việt Nam” được xuất bản năm 2015 của “Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục thành phố Hồ Chí Minh”,Việt Nam nằm ở vị giáp biển Đông, khu vực có tầm quan trọng chiến lược đối với các nước thuộc khu vực châu Á - Thái Bình Dương, châu Mỹ và nhiều quốc gia trên thế giới đồng thời là quốc gia có rất nhiều hòn đảo lớn nhỏ trải dài theo lãnh thổ quốc gia, nổi bật nhất là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Về sông ngòi, Việt Nam có một mạng lưới sông ngòi dày đặc và phong phú có tổng chiều dài hơn 41.900 km, với khoảng 2.360 con sông và kênh lớn nhỏ. Chính vì vậy, hệ sinh thái biển Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú, được đánh giá là một trong những quốc gia có đa dạng sinh học cao nhất khu vực Đông Nam Á với 544 loài thủy sản trong đó có rất nhiều loài có giá trị kinh tế.

b) Nguồn nhân lực

Làm một ngành nghề đòi hỏi nhiều lao động, ngành thủy sản Việt Nam được đánh giá có rất nhiều lợi thế về nguồn nhân lực. Vì nước ta không chỉ sở hữu tỷ lệ dân số vàng với số người trong độ tuổi lao động cao mà người lao động ngành thủy sản còn được đánh giá là có nhiều kinh nghiệm, đặt biệt là kinh nghiệm trong lĩnh vực đánh bắt. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều cá nhân, tổ chức có tầm nhìn xa về ngành nghề thủy sản không chỉ đầu tư nhiều vật chất mà còn cả chất xám để phát triển ngành thủy sản bền vững thông qua những liên kết bền vững trong chuỗi giá trị.

c) Chính sách pháp luật

Phát triển ngành thủy sản bền vững là mục tiêu quan trọng được Chính phủ đề ra trong nhiều kỳ họp Quốc hội gần đây. Từ những năm 2004, chính phủ đã ban hành NĐ số 67/2014/NĐ-CHÍNH PHỦ về một số chính sách phát triển thủy sản

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w