2.1.1. Tiềm năng phát triển ngành thủy sản
2.1.1.1. Tiềm năng về vị trí địa lý
Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế để phát triển ngành thủy sản, Theo cuốn “Tài liệu hỏi - đáp về biển, đảo Việt Nam” được xuất bản năm 2015 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam có đường bờ biển dài hơn 3.260 km chạy dọc theo hướng kinh tuyến từ Móng Cái, Quảng Ninh cho đến Hà Tiên, Kiên Giang, nằm vị trí giáp biển Đông ở 3 phía Đông, Nam và Tây Nam. Đây là vùng biển có vị trí giao thông huyết mạch nối liền nhiều đại dương và lục địa lớn gồm: Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, Trung Đông và Châu Á, Châu Âu và Châu Á. Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống hơn 3 nghìn hòn đảo lớn nhỏ tạo thành hình vòng cung rộng lớn từ Vịnh Bắc Bộ cho đến 3 quần đảo lớn là Hoàng Sa, Trường Sa và quần đảo phía Nam, Tây Nam của đất nước. Mặt khác, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao với vị trí gần xích đạo, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều Việt Nam có mạng lưới sông ngòi dày đặc và phong phú với tổng chiều dài hơn 41.900 km, hiện nay nước ta có 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ, đa số đều bắt nguồn từ những thượng nguồn từ các quốc gia khác rồi chảy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam và cuối cùng là đổ ra biển Đông. Nhờ những lợi thế về vị trí địa lý biển và sông ngòi, Việt Nam được đánh giá là một nhiều khu vực có nguồn lợi hải sản phong phú nhất toàn cầu. Vì vậy nhiều ngư trường đã được hình thành và trải dài trên khắp vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
2.1.1.2. Tiềm năng về nguồn lợi thủy sản
Những lợi thế về vị trí địa lý biển và hệ thống sông ngòi dày đặc đã đem đến cho Việt Nam nguồn lợi thủy sản vô cùng lớn. Theo thống kê Viện nghiên cứu thủy sản, hiện nay, biển Việt Nam có trên 2 nghìn loài cá với khoảng 130 loài đem lại giá trị kinh tế. Ngoài nguồn lợi từ cá, biển Việt Nam còn có nhiều loài thủy sản khác như gần 2 nghìn loài giáp xác với sản lượng có thể khai thác là khoảng 60 nghìn tấn/năm, một số loài giáp xác (tôm hùm, tôm biển, tôm mũ ni, ghẹ, cua,...) có giá trị kinh tế lớn và khoảng hơn 2.500 động vật biển thân mềm khác, trong số đó phải kể
30
đến là mực và bạch tuộc, hai loại thủy sản rất được ưa chuộng trên thị trường quốc tế với sản lượng có thể khai thác đạt gần 70 nghìn tấn/năm). Ngoài ra, hằng năm các vùng biển nước ta có thể khai thác từ khoản 50 nghìn tấn rong biển và còn một số loài thủy sản đặc biệt quý hiếm như bào ngư, đồi mồi, chim biển, vây cá, bóng cá, ngọc trai,... Có thể thấy, nguồn lợi thuỷ sản nước ta không những đa dạng về chủng loại mà còn dồi dào về số lượng, đem lại nguồn lợi thủy sản có giá trị kinh tế cao. Nguồn thủy sản nước ta không chỉ đa dạng về chuỗi loại mà còn phong phú về kích thước. Theo nghiên cứu của Lâm Ngọc Sao Mai và Nguyễn Tác An (2009), số đàn cá nhỏ có kích thước dưới 5 x 20m được ghi nhận là chiếm 82% trong tổng số đàn cá trong khi các đàn có kích thước 10 x 20m, 20 x 50m trở lên và các đàn có kích thước 20 x 500m lần lượt chiếm 15%, 0,7%, 0,1%. Số đàn cá hoạt động vùng gần bờ chiếm 68% trong khi các đàn sinh sống xa bờ chỉ chiếm 32%. Mặt khác, số lượng đàn cá không chỉ phân bố theo đặc điểm khí hậu mà còn phân bố theo đặc điểm vùng miền và độ sâu. Theo đó, khả năng khai thác thủy sản xa bờ tại vùng biển Đông Nam Bộ cao nhất chiếm 49,7% trong tổng số thủy sản khai thác xa bờ của cả nước, theo sau lần lượt là vùng biển Vịnh Bắc Bộ, biển miền Trung, Tây Nam Bộ, các gò nổi và cá nổi đại dương với tỷ lệ khả năng khai thác xa bờ tương ứng 16,0%, 14,3%, 11,9%, 0,15% và 7,1%.
Bên cạnh nguồn thủy sản dồi dào, phong phú, đa dạng từ biển thì hệ thống sông ngòi cũng đem đến những con số đầy ấn tượng. Theo thống kê Viện nghiên cứu thủy sản, nguồn lợi cá nước ngọt đạt 544 loài và 228 giống. Vì những đặc điểm đó, nước ta được đánh giá là một trong những quốc gia có nguồn lợi thủy sản phong phú top đầu khu vực Đông Nam Á, trong đó có nhiều loài giá trị kinh tế. Đặc biệt tại các vùng nước lợ, mặn nước ta ghi nhận 186 loài hải sản, nhiều loài có giá trị kinh tế như cá song, cá hồng, cá tráp, cá vược, cá bớp, cá đối, cá dìa,... Nhiều loài trong số đó cũng đã đem lại hiệu quả kinh tế cao khi đem vào nuôi trồng. Bên cạnh nguồn lợi cá, Việt Nam có khoảng 16 loài tôm, những loài này đều có giá trị kinh tế như tôm sú, tôm thẻ, tôm he Ản Độ, tôm rảo, tôm nương, tôm hùm bông, tôm càng xanh,. Những loài này không chỉ đem lại nhiều giá trị trong khai thác mà còn đem lại hiệu quả sản xuất cao trong nhân giống, nuôi trồng. Ngoài hai nguồn lợi thủy sản chính là tôm và cá, biển Việt Nam có một lượng nhuyễn thể phong phú và có giá trị
31
cao không kém như trai, hầu, điệp, nghêu, sò, ốc... trong đó những loài đang được nuôi trồng là trai, nghêu, sò.... Còn về rong tảo thì có khoảng 90 loài được đem vào khai thác và nuôi trồng, nổi bật là loại rong câu.
2.1.1.3. Tiềm năng về nguồn nhân lực
Theo số liệu từ Tổng cục Thống Kê Việt Nam, năm 2020, dân số Việt Nam ước tính gần 98 triệu người, trong quý IV số lao động từ 15 tuổi trở lên trong quý năm 2020 đạt 55,1 triệu người, tỷ lệ người lao động chiếm khoảng 74,4% trên tổng dân số. Việt Nam được đánh giá là một quốc gia có “dân số vàng” với tỷ lệ người trong độ tuổi lao động cao. Theo số liệu thống kê đến quý I năm 2020, số lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 33,5% tổng lao động cả nước với số lượng khoảng 18,1 triệu lao động. Nếu nếu trước kia, lực lượng lao động ngành thủy sản chỉ tập trung chủ yếu vào khai thác thủy sản ven bờ thì ngày nay, cơ cấu lao động đã chuyển dịch sang những hoạt động khác như hoạt động đánh bắt xa bờ và đặc biệt là dịch chuyển nhanh chóng sang ngành nuôi trồng thủy sản. Về chất lượng lao động, lao động Việt Nam được đánh giá là chăm chỉ, cần cù, sáng tạo đặc biệt có nhiều kinh nghiệm trong khai thác thủy sản biển. Bên cạnh đó, nhờ vào việc quan tâm nhiều hơn về chất lượng lao động của các cơ quan, bộ ngành, kiến thức về ngành thủy sản được phổ biến đến từng địa phương, đặc biệt là những địa phương có hoạt động đánh bắt, nuôi trồng thủy sản mà trình độ chuyên môn của người lao động ngành thủy sản đã có nhiều cải thiện. Khoa học - công nghệ, kỹ thuật đánh bắt, nuôi trồng cao đang dần tiếp cận được bà con ngư dân và đã đem lại nhiều kết quả tích cực.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành thủy sản Việt Nam
Dù ngành thủy sản nói chung và ngành khai thác cá của Việt Nam nói riêng đã ra đời từ rất sớm, nhưng đến tận những năm giữa thế kỷ XX ngành cá tại nước ta mang đậm phong cách của mô hình kinh tế tự nhiên, tự cung, tự cấp và trình độ đánh bắt, nuôi trồng còn vô cùng lạc hậu. Lúc bấy giờ, ngành nghề thủy sản chưa được hình thành, nghề cá chỉ được xem là nghề phụ trong nông nghiệp và có rất ít đóng góp cho nền kinh tế, mặc dù tiềm năng của ngành thủy sản là vô cùng lớn. Phải đến những năm 1950, sau khi có những phân tích đánh giá tổng quát về tiềm năng ngành thủy sản, chính phủ mới bắt đầu chú trọng đến việc phát triển nghề cá,
32
phát triển toàn ngành thủy sản. Việc thành lập các cơ quan chức năng riêng để phục vụ cho ngành thủy sản được xem là những bước đi đầu tiên của chính phủ trong nỗ lực phát triển ngành. Dựa trên những dấu mốc sự kiện quan trọng, tác giả đã chia quá trình hình thành và phát triển ngành thủy sản thành 3 giai đoạn chính như sau:
Giai đoạn 1954 - 1960: Trong giai đoạn này, mà chính quyền bắt đầu quan tâm đến kinh tế thuỷ sản, định hướng ngành thủy sản phát triển theo hướng ngành nghề kinh tế kỹ thuật. Với sự giúp đỡ của các nước XHCN như Liên Xô, Trung Quốc, các tổ chức nghề cá công nghiệp nhà máy cá hộp đầu tiên, nhà máy Hạ Long đã được xây dựng. Cùng lúc đó, ngành thủy sản được tổ chức lại từ một ngành nghề mang đặc tính kinh tế tự nhiên, sản xuất theo hình thức tự cung tự cấp, thủy sản đổi mình thành một ngành nghề mang đặc tính của kinh tế thị trường, dần tham gia nhiều hơn vào thương mại.
Giai đoạn 1960 - 1980: Ngành thuỷ sản tiếp tục phát triển gắn với những sự kiện đặc biệt trong ngành theo lịch sử đất nước thời bấy giờ.
Những năm 1960 - 1975: Đây là giai đoạn đất nước đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn trước hoàn cảnh chiến tranh. Theo chủ trương của Nhà nước lúc bấy giờ, cán bộ và ngư dân ngành thuỷ sản vừa đẩy mạnh sản xuất vừa tích cực tham gia kháng chiến chống chiến tranh phá hoại miền Bắc với khẩu hiệu “vững tay lưới, chắc tay súng”, “tất cả vì miền Nam ruột thịt”, cùng nhân dân cả nước thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược “Xây dựng CNXH ở miền Bắc và đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng miền Nam”. Năm 1960, Tổng cục thủy sản được thành lập, đánh dấu mốc lớn cho ngành thủy sản, từ đây ngành thủy sản được xem như một chính thể trong cơ cấu kinh tế và sẽ trở thành ngành nghề mũi nhọn của đất nước sau này.
Những năm 1976 - 1980: Đất nước dành được thống nhất, bước vào giai đoạn phục hồi nền kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngành thủy sản chuyển sang giai đoạn phát triển mới với quy mô rộng lớn hơn, trên toàn bộ lãnh thổ nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam. Sự kiện Bộ Hải sản được thành lập năm 1976, thể hiện sự quan tâm ngày càng nhiều của chính quyền đối với ngành. Thực hiện chiến dịch “10 năm Di chúc Bác Hồ”, ngành đã phát động thành công phong trào “Ao cá Bác Hồ” trên quy mô toàn quốc, phong trào này đã giúp ngành thủy sản đã gặt hái được một số thành quả nhất định. Số lượng ao hồ nuôi cá tăng lên, sản lượng nuôi trồng có
33
những bước nhảy vượt bậc so với thời kỳ trước chiến tranh. Tuy nhiên, do hậu quả nặng nề của chiến tranh đem lại trong một khoảng thời gian dài, nền kinh tế đất nước lúc bấy giờ đang trong giai đoạn rất khó khăn. Công nghệ kỹ thuật lạc hậu, đất đai, tài nguyên bị tàn phá nặng nề, chính quyền còn non trẻ, thiếu kinh nghiệm trong việc phục hồi nền kinh tế nên ngành thủy sản Việt Nam vẫn chưa thực sự có nhiều đổi mới trong giai đoạn này.
Giai đoạn 1981 đến nay
Nhận thấy những thất bại nặng nề của chính sách kinh tế lúc bấy giờ, Nhà nước đã có những thay đổi kịp thời để vực dậy nền kinh tế lạc hậu, kém hiệu quả. Cụ thể, năm 1981, bộ Hải sản được cải tổ lại thành Bộ thủy sản, ngành thủy sản bước sang trang mới, với chiến lược phát triển toàn diện tất cả các hoạt động. Năm 1981 ngành thủy sản đã có bước ngoặt đổi mới qua sự kiện công ty thủy sản Seaprodex Việt Nam được Nhà nước cho phép áp dụng cơ chế hoạt động mới “tự cân đối tự trang trải”. Bản chất của cơ chế này chính là tự cung tự cấp, DN không còn nhận sự hỗ trợ kinh tế từ phía Nhà nước mà phải tự cân đối chi phí sản xuất, doanh thu để tạo ra lợi nhuận cho mình. Việc áp dụng cơ chế kinh tế này trở thành kim chỉ nam thay đổi toàn bộ nền kinh tế nước ta lúc bấy giờ, mở ra một kỷ nguyên mới cho toàn bộ ngành nghề trong đó có ngành thủy sản.
Trước xu thế hội nhập mạnh mẽ, xuất khẩu được xem là một trong những động lực phát triển lớn nhất cho ngành thủy sản vì những giá trị to lớn mà nó đem lại. Và để phát triển lĩnh vực xuất khẩu, ngành thủy sản đã quan tâm, chú trong phát triển mọi hoạt động trong chuỗi giá trị thủy sản. Khoa học - công nghệ được đem vào áp dụng cho mọi hoạt động trong chuỗi từ đánh bắt, nuôi trồng cho đến chế biến, phân phối, xuất khẩu. Đồng thời, người lao động trong ngành cũng được nâng cao đào tạo, cải thiện tay nghề. Những bước đúng đắn này của ngành thủy sản đã đem lại nhiều thành quả cho ngành và cho nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam là một trong 4 quốc gia hàng đầu về lĩnh vực cung cấp thủy sản trên thế giới đồng thời góp mặt vào Top 10 mặt hàng có giá trị xuất khẩu lớn nhất toàn quốc.
Qua biểu đồ 2.1, có thể nhận thấy sau những cải cách lớn về kinh tế, ngành thủy hải sản đã đạt nhiều thành quả đáng ngưỡng mộ. Sản lượng thủy sản tăng đều qua các năm đồng thời tỷ lệ tăng trưởng luôn đạt mức dương ngay cả trong giai
34
đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008 và đại dịch COVID 19 năm 2020. Tuy sản lượng tăng đều hàng năm, tỷ lệ tăng trưởng lại có nhiều biến đổi và có xu hướng giảm, điều này là hoàn toàn phù hợp với xu hướng ngành thủy sản thế giới hiện nay. Nhờ sự phát triển vượt bậc của khoa học công nghệ, ngành thủy sản đã không còn quá phụ thuộc và điều kiện tự nhiên, nhiều quốc gia không có lợi thế khai thác, nuôi trồng thủy sản giờ đây cũng có thể tham gia ngành nghề này, khiến cho thị trường thủy sản thế giới bị bão hòa và giảm tăng trưởng. Vì vậy, ngành thủy sản Việt Nam đã chú trọng hơn về chất lượng để nâng cao giá trị sản phẩm thay vì chỉ quan tâm đến sản lượng như trước.
Biểu đồ 2. 1. Sản lượng thủy sản Việt Nam năm 1995-2020
Nguồn: VASEP (2020)
Năm 2020, dù phải chịu nhiều tác động xấu từ môi trường bên ngoài như thời tiết cực đoan và đại dịch toàn cầu Covid-19, hoạt động sản xuất ngành thủy sản vẫn duy trì khá tốt những thành tích đã đạt được trong những năm trước, đặc biệt khi so sánh với những quốc gia khác trong cùng khu vực ngành thủy sản nước ta được đánh giá là vẫn duy trì được đà tăng trưởng tốt. Theo thống kê của hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản, tổng sản lượng hải sản năm 2020 đạt 8,4 triệu tấn, trong đó tổng sản lượng khai thác 3,85 triệu tấn và sản lượng hải sản nuôi trồng đạt 4,56 triệu tấn. thủy sản vươn lên trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu của Việt Nam chiếm 4-5% GDP toàn quốc và chiếm tới 9-10% tổng kinh ngạch xuất
35
khẩu. Hiện nay, thủy sản đứng thứ 5 chỉ sau các ngành điện tử, may mặc, dầu thô và giày dép về giá trị xuất khẩu. Những con số trên đã nói lên những cố gắng, nỗ lực không ngừng của cả đất nước, đặc biệt là những con người làm việc, hoạt động trong lĩnh vực thủy sản và với những nỗ lực này, trong một tương lai không xa, ngành thủy sản Việt Nam sẽ vượt qua cả những mục tiêu đặt ra, đưa tên tuổi của ngành vươn xa khỏi khu vực.
2.2. THỰC TRẠNG THAM GIA VÀO CHUỖI GIÁ TRỊ TOÀN CẦUNGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM NGÀNH THỦY SẢN VIỆT NAM
2.2.1. Thực trạng hoạt động tạo giống, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản
2.2.1.1. Hoạt động nuôi trồng
Quan sát biểu đồ, năm 1996 đánh dấu mức tăng trưởng kỷ lục ngành nuôi