Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 62 - 64)

(EVFTA)

Thị trường EU luôn là thị trường tiềm năng của ngành thủy sản Việt Nam cũng như ngành thương mại. Trong nhiều năm liền EU luôn là thị trường đứng thứ

50

2 về sức mua trên thế giới và đứng thứ 3 trong số những đối tác nhập khẩu hàng đầu của Việt Nam. Theo thông tin từ Tổng cục Hải Quan trong 11 tháng đầu năm 2020 tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và EU được ghi nhận là 45,1 tỷ USD chiếm tới 9,2% tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu. Theo đó, tổng kinh ngạch xuất khẩu Việt Nam đạt 31,9 tỷ USD chiếm 12,5% còn nhập khẩu chiếm 5,6% với con số 13,2 tỷ USD. Thêm vào đó, trị giá xuất khẩu sang EU đạt 36,41 tỷ USD, đây là con số vô cùng ấn tượng trong một năm kinh tế thế giới ảm đạm do tác động của đại dịch COVID-19. Riêng ngành xuất khẩu thủy sản, EU hiện là thị trường đứng thứ 3 sau Mỹ và Trung Quốc về tiêu thụ sản phẩm thủy sản của Việt Nam chiếm 11,4% trong tổng số thị phần xuất khẩu thủy sản. Đóng vai trò là một thị trường lớn đầy tiềm năng phát triển cho thương mại và ngành thủy sản Việt Nam, việc ký kết thành công hiệp định EVFTA đã trở thành một động lực vô cùng to lớn để Việt Nam gia nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị của thị trường này, đặc biệt là trong bối cảnh tại thời điểm ký kết, Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia trong khu vực Châu Á có hiệp định thương mại với EC sau các quốc gia lớn là Singapore, Nhật Bản và Hàn Quốc. Sau khi EVFTA có hiệu lực, Việt Nam đã nhanh chóng tận dụng cơ hội, đẩy mạnh quá trình xuất khẩu sang EC và đã mang lại những lợi ích đáng kể cho DN Việt, trong có các DN kinh doanh ngành nghề về hải sản.

Trong nội dung của hiệp định EVFTA có quy định rõ, 220 mặt hàng thủy sản của Việt Nam có mức thuế suất cơ sở bạn đầu 0-22% sẽ được giảm còn 0%. Một số sản phẩm chế biến đang chịu mức thuế cao từ 6-22% như bạch tuộc, hàu, mực, bào ngư, ... sẽ được giảm ngay về mức thuế 0%. Với sản phẩm cá ngừ đóng hộp và các loại cá viên sẽ được áp dụng mức hạn ngạch mới là 11.500 tấn và 500 tấn. Còn đối với những mặt hàng đông lạnh được sơ chế đơn giản như mực, bạch tuộc thường có mức thuế cơ bản khá cao từ 6-8% sẽ được đưa ngay về mức thuế 0%. Tương tự các sản phẩm thủy sản khác như surimi, cá cờ kiếm, tôm sú, tôm chân trắng cũng được hưởng mức thuế 0% ngay sau khi hiệp định có hiệu lực. Còn một số sản phẩm tôm khác sẽ được áp dụng lộ trình giảm thuế từ 7% (GSP) xuống còn 0% trong vòng 3 năm còn thăn cá ngừ đông lạnh và cá hun khói có lộ trình 7 năm. Ngoài những ưu đãi về thuế quan, EVFTA còn đem lại nhiều cơ hội cho Việt Nam thâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị thủy sản EU thông qua bộ quy tắc và hướng dẫn cụ thể về

51

những yêu cầu hàng hóa nhập khẩu của EU, một trong những quy tắc nổi bật có thể kể đến là các quy tắc về xuất xứ, hải quan, yêu cầu về SPS, TBT, quyền sử hữu trí tuệ, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh,... EVFTA cũng đã đem ra nhiều gợi ý giúp chính phủ Việt Nam hoàn thiện khung pháp lý, thể chế về kinh doanh, đầu tư tạo điều kiện tốt nhất cho DN cả hai bên phát triển. Từ đó khuyến khích đầu tư nước ngoài, tạo nhiều việc làm hơn cho lao động, góp phần tăng trưởng kinh tế nhà nhà.

Tuy nhiên cơ hội nào cũng có mặt hạn chế của nó, việc có thể tận dụng tối đa những cơ hội mà EVFTA đem lại cũng gặp nhiều khó khăn không kém CPTPP. EVFTA có nhiều quy định rất khắt khe về các vấn đề quy tắc xuất xứ, hải quan, thương mại, các biện pháp SPS, TBT, các quy định chung và cam kết mở cửa thị trường, đầu tư, phòng vệ thương mại, cạnh tranh, ... Trong khi đó, các DN thủy sản Việt Nam đều tỏ ra khá lúng túng trước những quy định này, bên cạnh đó để đáp ứng những yêu cầu của EU về các vấn đề an toàn thực phẩm, kỹ thuật,. đòi hỏi DN phải đầu tư rất lớn không chỉ về vốn mà còn cả về nguồn nhân lực, kiến thức. Đây là những vấn đề mà DN khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn và tự giải quyết. Tuy nhiên, với thực trạng chuỗi giá trị trong nước còn rời rạc, mối liên kết giữa chính phủ và DN còn lỏng lẻo như hiện nay thì việc DN được hưởng những lợi ích mà hiệp định đem lại là một vấn đề khó giải quyết dứt điểm nhanh chóng. Tuy nhiên, trước cơ hội lớn được tham gia sâu và rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu, thì những sức ép từ hiệp định là điều tất yếu để chính quyền cũng như DN Việt nỗ lực cải cách, thay đổi khi bước vào sâu chơi quốc tế với nhiều đối thủ “nặng ký” trong ngành như Ản Độ, Trung Quốc.

Một phần của tài liệu 256 giải pháp tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành thủy sản việt nam (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(102 trang)
w