Để xây dựng hiệu quả thương hiệu quốc gia cho mặt hàng thủy sản khi gia nhập vào thị trường thế giới, trước tiên, DN phải tạo ra những được sản phẩm tốt, đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của thị trường, nhu cầu của người tiêu dùng và tham gia chứng chỉ quốc tế công nhận chất lượng của sản phẩm. Song hành với đó, các DN cần xây dựng trang website riêng cho mình để có thể cung cấp đầy đủ nhất các thông tin về DN về sản phẩm cho khách hàng, đây cũng sẽ là một kênh bán hàng hiệu quả trong môi trường kinh doanh quốc tế. Các DN xuất khẩu, phân phối cũng cần phải tích cực tham gia những chương trình hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm cả quy mô trong nước và nước ngoài, dành phần lớn nguồn lực phục vụ việc phân phối và hoạt động truyền thông quảng cáo trực tuyến vì đây là kênh quảng cáo hiệu quả nhất khi khoảng cách địa lý người bán và người mua là quá xa. Với những DN lớn, có nguồn lực lớn cần thành lập những phòng ban riêng để nghiên cứu, tìm hiểu thị trường đồng thời làm các hoạt động quảng cáo thương hiệu, thủy sản. Còn đối với những DN nhỏ lẻ, nên thực hiện thuê ngoài những công ty chuyên nghiên cứu thị trường và quảng cáo. Mặt khác, để tăng uy tín thương hiệu với nhà nhập khẩu, các mặt hàng phải luôn duy trì chất lượng ổn định, nguồn cung ổn định để không làm ảnh hưởng đến kinh doanh của nhà nhập khẩu. Thêm vào đó, DN phải luôn giữ một mức giá ổn định cho sản phẩm dù trong tình hình nào, ngay cả khi trong tình hình dịch bệnh đang diễn ra phức tạp như hiện nay trên thế giới.
Bên cạnh việc đẩy mạnh thương hiệu ra thị trường quốc tế, các DN cần chủ động tìm hiểu về cơ chế pháp luật liên quan đến việc bảo vệ thương hiệu, quyền sở hữu trí tuệ tại thị trường mục tiêu. Trước khi tham gia vào thị trường quốc tế, các
72
DN thủy sản Việt Nam cần đăng ký quyền sở hữu trí tuệ trên mọi phương diện như thương hiệu, bao bì, công nghệ, ... tại các thị trường mục tiêu. Neu công việc này không được tiến hàng nhanh chóng trước khi đưa sản phẩm vào thị trường quốc tế thì khả năng bị đánh cắp quyền sở hữu thương hiệu công nghệ, trí tuệ,. là rất cao. Khi đó, DN không thể xuất khẩu thủy sản dưới tên thương hiệu mình một lần nữa, thậm chí phải mua lại bản quyền từ thương hiệu “giả mạo” kia.